CHI NHÁNH HUẾ 2.1 Giới thiệu về Ngân hàng Á Châu Chi nhánh Huế
2.1.2.6 Quy trình tín dụng của Ngân hàng ACB – CNH
Quy trình tín dụng là bảng tổng hợp mô tả công việc của ngân hàng từ khi tiếp nhận hồ sơ vay vốn của một khách hàng cho đến khi quyết định cho vay, giải ngân, thu nợ và thanh lý hợp đồng tín dụng.
Bước 1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn và tiếp nhận hồ sơ
Tại Sở giao dịch hoặc các Chi nhánh, khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ được tiếp nhận và hướng dẫn thủ tục vay vốn:
- Đối với khách hàng doanh nghiệp tại Phòng Khách hàng doanh nghiệp. - Đối với khách hàng cá nhân tại Phòng Khách hàng cá nhân.
- Tại Phòng Kinh doanh tại Sở giao dịch hoặc các Chi nhánh. - Tại Phòng Giao dịch trong hệ thống ACB.
Bước 2: Thẩm định hồ sơ vay và lập tờ trình
Sau khi nhận đầy đủ hồ sơ vay vốn từ khách hàng, nhân viên phân tích tín dụng (CA) tiến hành thẩm định các nội dung sau:
- Thẩm định về năng lực pháp lý của khách hàng (năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự).
- Thẩm định về năng lực hoạt động, tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, tình hình công nợ của khách hàng.
- Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư; thẩm định khoản vay và khả năng trả nợ của khách hàng.
- Thẩm định các biện pháp đảm bảo tiền vay: nhân viên định giá tài sản (AA) tiến hành thẩm định để định giá tài sản đảm bảo và lập tờ trình.
Các hồ sơ tín dụng bắt buộc phải có ý kiến của phòng phân tích tín dụng. Sau khi tiến hành thẩm định khách hàng và TSĐB, tiến hành lập tờ trình phân tích tín dụng theo mẫu.
Bước 3: Quyết định cho vay và thông báo kết quả cho khách hàng
- Quyết định cho vay: Sau khi lập tờ trình thẩm định khách hàng, trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình thẩm định khách hàng, tiến hành gửi hồ sơ cho các thành viên HĐTD đánh giá, xem xét quyết định cho vay. - Thông báo kết quả cho khách hàng: Tối đa 2 ngày làm việc kể từ ngày
HĐTD ra quyết định cho vay hoặc không cho vay, phải thông báo kết quả bằng văn bản cho khách hàng.
Bước 4: Hoàn tất thủ tục pháp lý về TSĐB nợ vay
- Căn cứ vào kết quả phê duyệt cho vay của HĐTD, AO chuyển giao toàn bộ hồ sơ cho Loan CSR để chuẩn bị hồ sơ giải ngân.
- Loan CSR chuyển hồ sơ TSĐB kèm phúc đáp thông báo kết quả xét duyệt khoản vay cho nhân viên pháp lý chứng từ và quản lý tài sản (LDO) để hoàn tất các thủ tục pháp lý về TSĐB cho khoản vay, sau đó tiến hành thủ tục nhận và quản lý TSĐB.
- Đối với việc cho vay bằng chứng thư bảo lãnh của Ngân hàng, chứng thư bảo lãnh của công ty mẹ, … sẽ do AO tiến hành kiểm tra tính xác thực và hợp pháp của chứng thư bảo lãnh, tiến hành sao (photo) thư bảo lãnh, bản sao lưu vào hồ sơ theo hướng dẫn của Ngân hàng. Bản chính thư bảo lãnh cho vào phòng bì và lưu vào kho.
Bước 5: Lập Hợp đồng tín dụng, Khế ước nhận nợ
- Khi khách hàng có nhu cầu rút tiền vay, căn cứ nhu cầu thực tế của khách hàng và nội dung phê duyệt của HĐTD đã được thực hiện hoàn tất, Loan CSR tiến hành soạn Hợp đồng tín dụng.
- Hợp đồng tín dụng, Khế ước nhận nợ sau khi đã soạn xog, Loan CSR chuyển cho khách hàng và bên có liên quan ký, sau đó trình cấp có thẩm quyền ký.
Bước 6: Tạo tài khoản vay và giải ngân
- Căn cứ Hợp đồng tín dụng, Khế ước nhận nợ, Loan CSR chịu trách nhiệm thực hiện thủ tục tạo tài khoản vay thích hợp cho khách hàng.
- Sau khi tài khoản vay đã có đầy đủ các thông tin và nối kết về TSĐB, Loan CSR phối hợp với Nhân viên kiểm soát hiệu lực hóa khoản vay.
- Nhân viên giao dịch tài khoản (Teller) thực hiện giải ngân
Bước 7: Kiểm tra, theo dõi khoản vay, thu nợ, xử lý những vấn đề phát sinh
- Theo dõi quá trình trả lãi, vốn và đôn đốc thu hồi nợ (gốc và lãi)
+ Thường xuyên theo dõi tình hình trả nợ, kỳ hạn nợ của khách hàng thông qua màn hình TCBS (The Complete Banking Solution) hoặc bảng kê các khoản nợ gốc, lãi vay đến hạn phát sinh trước 05 ngày.
+ Tiến hành nhắc nhở, đôn đốc khách hàng trả nợ và đề xuất ý kiến xử lý khi nhận thấy khách hàng có dấu hiệu bất ổn trong thanh toán hoặc có những thay đổi làm ảnh hưởng đến khoản vay. Đối với các khoản nợ chuyển nợ quá hạn, Loan CSR lập thư báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn, đồng thời lập biên bản bàn giao hồ sơ vay bộ phận xử lý nợ để theo dõi, khởi kiện thu nợ vay.
+ Nếu trong Hợp đồng tín dụng có quy định về việc thay đổi lãi suất, Loan CSR lập thông báo việc thay đổi và thời gian thay đổi lãi suất cho khách hàng biết.
- Kiểm tra thường xuyên tình hình hoạt động của khách hàng
+ AO phải kiểm tra thường xuyên việc sử dụng vốn vay và tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, thu nhập, công nợ của khách hàng. Khi kiểm tra phải lập biên bản kiểm tra theo mẫu.
+ Nếu khách hàng vay vốn không đúng mục đích hoặc nếu tình hình hoạt động ảnh hưởng xấu đến khả năng trả nợ của khách hàng, AO lập tờ trình báo
cáo và đề xuất hướng xử lý trình cấp có thẩm quyền xem xét và ký vào tờ trình.
- Kiểm tra, đánh giá lại tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh (gọi chung là TSĐB): tiến hành đánh giá lại hiện tượng và giá trị TSĐB nợ vay cho ngân hàng.
+ Đối với bất động sản: Việc đánh giá lại TSĐB được thực hiện 12 tháng/lần. + Đối với động sản: Việc đánh giá lại TSĐB được thực hiện 6 tháng/lần.
+ Đối với trường hợp món vay được thế chấp bằng hàng hóa thì việc đánh giá lại TSĐB phải thực hiện theo quy định về cho vay cầm cố, thế chấp hàng hóa đó.
- Xử lý các vấn đề phát sinh như: Khách hàng có nhu cầu trả nợ trước hạn so với thời hạn trong hợp đồng tín dụng, khách hàng có nhu cầu cơ cấu lại thời hạn trả nợ, khách hàng xin miễn giảm lãi vay…
Lưu ý: thực hiện tái đánh giá lại các dự án trung, dài hạn đã tài trợ với mục đích để cập nhật chính xác và kịp thời các thông tin của khách hàng về việc đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích, khả năng hoàn trả nợ vay, cũng như hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra. Thời gian thực hiện tái thẩm định: khi có yêu cầu. Sau khi thực hiện tái đánh giá và phải lập tờ trình thẩm định để trình HĐTD.
Bước 8: Thanh lý/ tất toán khoản vay
- Hồ sơ vay được thanh lý khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay lãi vay và các chi phí khác có liên quan.
- Sau khi tất toán khoản vay, tiến hành thủ tục giải chấp TSĐB theo mẫu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Việc xác lập một quy trình tín dụng và không ngừng hoàn thiện nó đặc biệt quan trọng đối với một ngân hàng thương mại.
- Về mặt hiệu quả, một quy trình tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng nâng cao chất lượng tín dụng và giảm thiểu rủi ro tín dụng.
- Về mặt quản lý, quy trình tín dụng có tác dụng:
+ Làm cơ sở cho việc phân định quyền, trách nhiệm cho các bộ phận trong hoạt động tín dụng.
+ Làm cơ sở để thiết lập các hồ sơ, thủ tục vay vốn.