Đa dạng hoá phương thức cho vay ngắn hạn

Một phần của tài liệu Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Chi Nhánh Cần Thơ (Trang 68 - 75)

2 .3.1 Tình hình huy động vốn

3.2.3. Đa dạng hoá phương thức cho vay ngắn hạn

Nền kinh tế càng phát triển, lượng cho vay của các ngân hàng thương mại càng tăng nhanh và loại hình cho vay càng trở nên vô cùng đa dạng. Xu hướng cho vay chuyển dần từ cho vay ngắn hạn sang cho vay dài hạn. Khu vực ngắn hạn nhường chỗ cho thị trường tài chính – tiền tệ cung ứng. Với hình thức cho vay ngắn hạn hiện nay người ta gọi là “ tín dụng ứng trước” nghĩa là vốn vay đưa ra

lưu thông không tương xứng với một lượng hàng hoá nào, việc luân chuyển vốn tách rời việc luân chuyển vật tư hàng hoá. Tuy nhiên phương pháp này đã gặp phải một số hạn chế sau: Rủi ro tập trung vào một khách hàng, hàng hoá luân chuyển chưa tương xứng với sự luân chuyển vốn tín dụng. Để khắc phục tình trạng này Techcombank Cần Thơ nên mở rộng hình thức cung ứng vốn bằng hình thức chiết khấu thương phiếu. Hình thức này cho phép mở rộng việc mua bán chịu giữa các doanh nghiệp với nhau, sự tham gia của ngân hàng thúc đẩy lưu chuyển hàng hoá giữa các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Không những thế nó còn được coi là một nghiệp vụ ít rủi ro, vì chiết khấu là một hợp đồng được phép truy đòi, vì vậy khi ngân hàng không thu được nợ của người phát hành chứng từ đó thì có thể đòi ở những người liên đới trách nhiệm theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp cần thiết, các tổ chức tín dụng có thể tái chiết khấu tại NHNN khi chứng từ có giá đến hạn thanh toán.

3.2.4. Đào tạo đội ngủ cán bộ có chuyên môn nghiệp vụ, năng nỗ, nhiệt tình trung thực

- Phát triển nguồn nhân lực: yếu tố con người luôn là yếu tố hàng đầu để vạch chính sách kinh doanh của NH nói chung và chính sách tín dụng nói riêng. Vì thế NH nên tổ chức thực hiện công tác bồi dưỡng cán bộ công nhân viên ngày càng giỏi về nghiệp vụ giàu kinh nghiệm, phẩm chất đạo đức tốt. Ngân hàng nên mở rộng chính sách tuyển dụng để thu hút nhân sự mới, đồng thời cần có chế độ, phụ cấp phù hợp hơn đối với cán bộ đang công tác nhằm động viên, khuyến khích họ tiếp tục gắn bó và cống hiến khả năng của mình đối với ngân hàng.

3.2.5. Thiết lập bộ phận nghiên cứu thị trường

Trong tình hình hiện nay, sự cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động tín dụng ngân hàng càng gay gắt. Techcombank Cần Thơ cần thiết phải lập ra bộ phận chuyên trách để nghiên cứu thị trường đưa ra các giải pháp để chi nhánh có thể điều chỉnh hướng hoạt động của mình sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Bộ phận nghiên cứu thị trường có hai nhiệm vụ:

Nghiên cứu thị trường sản phẩm của ngân hàng

Bộ phận nghiên cứu thị trường sẽ xem xét những vấn đề như nhu cầu vốn

vay trên thị trường của các DN, khả năng cung ứng vốn vay và thị phần hiện có về sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh. Hình thức cho vay ngắn hạn nào được các DN ưa chuộng. Chất lượng của những món vay của ngân hàng hiện nay ra sao, phương thức cho vay nào là an toàn, hiệu quả. Với những thông tin

thu được về thị trường sản phẩm của mình, chi nhánh sẽ có những giải pháp phù hợp, kịp thời để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Kịp thời loại bỏ những món vay không hợp lý, những lĩnh vực đầu tư nhiều rủi ro. Tất cả nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao, đó là các khoản cho vay lành mạnh.

Nghiên cứu thị trường sản phẩm của khách hàng

Techcombank Việt Nam cũng như chi nhánh Cần Thơ phải luôn luôn

quán triệt tư tưởng “thành công của khách hàng là thành công của ngân hàng”. Khách hàng làm ăn có hiệu quả, hoạt động sản xuất kinh doanh tiến triển thì các khoản nợ của ngân hàng được thanh toán đầy đủ. Như vậy chất lượng tín dụng phụ thuộc rất lớn vào kết quả sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hiện nay, phần lớn khách hàng của chi nhánh có khả năng tự chủ về tài chính cao. Khi đánh giá về tài chính của doanh nghiệp, ngân hàng khó có thể dự đoán chính xác về triển vọng của doanh nghiệp. Hơn nữa, do ít thông tin về thị trường sản phẩm, dịch vụ của các doanh nghiệp nên ngân hàng chưa thể dự đoán sản phẩm, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng có được chấp nhận hay không. Nếu có thì ở mức giá cả, chất lượng hàng hoá như thế nào... một loại sản phẩm, chỉ có thể được thị trường chấp nhận ở mức số lượng và chất lượng nhất định. Vượt ra khỏi mức cho phép của thị trường thì nhất định doanh nghiệp sẽ thất bại. Vì vậy, bộ phận nghiên cứu thị trường của khách hàng cần tìm hiểu rõ về thị trường sản phẩm của khách hàng như: Số lượng doanh nghiệp cung ứng sản phẩm này, chất lượng sản phẩm trên thị trường, xu thế của nhu cầu sản phẩm đó, những thế mạnh mà sản phẩm khách hàng có, sức cạnh tranh... để từ đó dự đoán xem sản phẩm của khách hàng có thể xâm nhập thị trường không, mức độ rủi ro là bao nhiêu... Đây là nguồn cung cấp thông tin về thị trường giúp cho đánh giá rủi ro thị trường khách hàng của ngân hàng, so sánh, kiểm soát, đối chiếu thông tin do khách hàng cung cấp, trong đó đặc biệt là phương án sản xuất kinh doanh.

Tóm lại, trong tình hình nước ta hiện nay, có rất ít tổ chức nghiên cứu về thị trường để có thể cung cấp thông tin cho khách hàng. Do vậy việc thiết lập một bộ phận nghiên cứu thị trường tại chi nhánh Techcombank Cần Thơ là cần thiết để dự đoán và hạn chế những rủi ro có thể xảy ra đối với vốn vay của ngân hàng.

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ và tư vấn các khoản vay

Để nâng cao chất lượng tín dụng nói chung và TDNH nói riêng, ngân hàng không chỉ quan tâm đến mở rộng hoạt động tín dụng mà còn phải quan tâm đúng mức tới công tác kiểm tra kiểm soát nhằm giảm nợ quá hạn và nợ khó đòi.

Công tác kiểm tra, kiểm soát được đề cập không chỉ đơn thuần nhằm kiểm tra khách hàng, mà quan trọng hơn là phải kiểm tra, giám sát việc làm của cán bộ tín dụng và cán bộ lãnh đạo nhằm giúp cho họ tuân thủ đầy đủ theo đúng quy trình, quy chế nghiệp vụ, đảm bảo kinh doanh an toàn, hiệu quả và theo đúng pháp luật. Cần tổ chức bộ phận chăm sóc khách hàng, tạo cho khách hàng cảm giác được tôn trọng mỗi khi đến NH. Bộ phận này có chức năng hướng dẫn khách hàng lần đầu tiên giao dịch khai báo thông tin, trả lời các thắc mắc của khách hàng, tư vấn, giới thiệu về các sản phẩm của NH, xây dựng văn hoá giao dịch của Techcombank Cần Thơ. Nét văn hoá đó được thể hiện qua phong cách, thái độ văn minh, lịch sự, trang phục riêng của tập thể nhân viên, mang nét đặc trưng.

3.3. Tóm tắt chương 3

Nhằm để đạt được những mục tiêu đã đề ra trong năm 2012 cần phải có sự nỗ lực từ phía ngân hàng, từ khâu cho vay đến việc thu hồi nợ luôn là vấn đề quan trọng đặt ra đối với các ngân hàng. Bên cạnh đó, không kém phần quan trọng đó là các chính sách của Chính phủ hay của NHNN cũng tác động rất lớn đến hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.

PHẦN III

KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN III.1. Kiến Nghị

III.1.1. Một số kiến nghị đối với các Cơ Quan Chính Phủ III.1.1.1. Đối với Chính Phủ

- Chính phủ cần tao lập môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ, chặt chẽ để người vay và người cho vay thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ của ngân hàng. - Chính phủ cần ổn định kinh tế vĩ mô, vì đây là môi trường chung của mọi hoạt động kinh tế, của bản thân ngân hàng cũng như khách hàng vay vốn. - Chính phủ tiếp tục ban hành và hoàn thiện Luật kế toán và Luật Kiểm toán nhà nước để có chuẩn mực trong công tác kế toán, kiểm toán. Đối với các NHTM, đây là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng thông tin tín dụng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng.

- Chính phủ cần có biện pháp giải quyết dứt điểm nợ tồn đọng trong cho vay theo Chỉ đinh của Chính phủ, đẩy mạnh tiền trình cơ cấu lại nợ để lành mạnh hoá tình hình tài chính.

III.1.1.2. Đối với Ngân Hàng Nhà Nước

- NHNN cần hướng dẫn việc thực hiện các Nghị quyết của NHNN, nghị định của Chính Phủ liên quan đến các NHTM một cách cụ thể, kịp thời. NHNN cũng có thể tổ chức thường xuyên các khoá tập huấn cần thiết dành cho cán bộ các NHTM.

- NHNN cần nghiên cứu, cải tiến thủ tục để các NHTM chủ động hơn trong hoạt động, chẳng hạn trong việc quyết định mức thu các loại phí dịch vụ, chủ động trong tổ chức cơ cấu, bổ nhiệm cán bộ sao cho phù hợp với thực tiễn ở mỗi ngân hàng.

- Cho phép NHTM xây dựng các chính sách lương, thưởng để khuyến khích cán bộ tín dụng làm tốt, hạn chế các tiêu cực có thể nảy sinh.

- Cùng hệ thống NHTM, NHNN cần đầy mạnh tuyên truyền, giáo dục để người dân hiểu biết đúng đắn về hoạt động ngân hàng, ngày càng chủ động tích cực tiếp cận NHTM. Hiểu biết đúng đắn của người dân là điều kiện cần thiết để ngân hàng có môi trường thuận lợi cho phát triển.

III.1.2. Một số kiến nghị đối với Techcombank Cần Thơ

- Mở rộng mạng lưới kinh doanh, phát triển dịch vụ NH tại các khu vực có tiềm năng, tập trung nhiều dân cư để thu hút khách hàng gửi tiền và cho vay. - Nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc, mở rộng mặt bằng nhằm tạo niềm tin cho khách hàng và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn kết hợp với thái độ phục vụ của các nhân viên ngân hàng sẽ làm cho khách hàng có ấn tượng tốt về khách hàng.

- Tăng cường mở rộng thêm hệ thống chi nhánh trên tất cả các quận huyện trên địa bàn thành phố Cần Thơ cũng như trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long để có thể đưa nguồn vốn của ngân hàng đến được với các doanh nghiệp một cách kịp thời và hiệu quả. Qua đó nhằm mở rộng quy mô huy động vốn để thu hút mọi nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư nhằm tăng nguồn vốn cho ngân hàng.

- Trước, trong và sau qui trình cho vay ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát tài sản đảm bảo nợ vay, đánh giá mức độ hao mòn để có biện pháp xử lý kịp thời khi tài sản mất giá hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

- Duy trì và mở rộng thêm nhiều khách hàng nhằm làm tăng doanh số cho vay của ngân hàng, đồng thời giúp những khách hàng mới có nhu cầu vay vốn mà chưa làm quen với ngân hàng để khách hàng thấy được lợi ích của việc vay vốn và sử dụng vốn vay này một cách có hiệu quả.

- Cán bộ tín dụng phải thường xuyên bám sát địa bàn đến từng khách

hàng, theo dõi, kiểm tra tình hình hoạt động của khách hàng cũng như là mục đích sử dụng vốn vay để hạn chế tối đa tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng.

III.2. Kết luận

Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới nói chung, hoạt động tài chính ngân hàng cũng ngày càng phát triển cả về chất lượng và chủng loại sản phẩm. Đặc biệt hướng đến hội nhập quốc tế về tài chính ngân hàng sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động ngân hàng của nước ta, điều đó cho thấy chúng ta cần phải cải tiến, đổi mới, nâng cao hoạt động ngân hàng để có thể đứng vững trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay.

Phát huy những thành tựu trong những năm qua Techcombank Cần Thơ đã không ngừng đổi mới nhiệm vụ và chức năng của mình. Kinh doanh đa năng lấy hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng làm mục tiêu, không ngừng tăng

trưởng doanh lợi của ngân hàng. Đồng thời để có khả năng đáp ứng đầy đủ vốn cho khách hàng, ngân hàng đã thực hiện tốt vai trò trung gian của mình là bên cạnh tăng doanh số cho vay, ngân hàng đã làm tốt công tác huy động vốn, giúp người dân sử dụng và cất giữ nguồn vốn nhàn rỗi của mình một cách hiệu quả, không những thế ngân hàng còn mở rộng cho vay tín dụng cả các lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ và cả cho vay tiêu dùng cùng thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, tiếp tay vào việc phát triển đô thị trong tương lai.

Để đạt được kết quả trên phần lớn là do sự đóng góp tích cực của cán bộ công nhân viên trong ngân hàng, mọi người đều thấy được ý thức trách nhiệm của mình, nội bộ đoàn kết nhất trí tạo nên sức mạnh tổng hợp để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Ngoài ra không không thể nói đến sự giúp đỡ hỗ trợ nhiệt tình của các ban ngành đoàn thể chính quyền địa phương đã tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng làm tròn trách nhiệm nghĩa vụ của mình trong việc cung cấp nguồn vốn cho nền kinh tế.

Song song với những thành tựu đã đạt được, ngân hàng cũng gặp không ít những khó khăn như doanh số cho vay và doanh số thu nợ chưa tăng cao, vốn huy động sử dụng chưa thật hiệu quả, nợ quá hạn .... đây là những vấn đề cấp thiết ảnh hưởng đến quy mô, tốc độ và uy tín của ngân hàng. Tuy nhiên, Techcombank Cần Thơ đã không ngừng nổ lực tìm ra những giải pháp tích cực để vượt qua những khó khăn đó sánh vai với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn làm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng mở rộng và phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

2. Trương Hoàng Phương. 2011. Bài Giảng Chuyên Đề Tín Dụng Năm 3; 3. Trần Đại Nghĩa. 2008. Phân tích hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Công Thương Đồng Tháp. Chuyên đề tốt nghiệp cử nhân kinh tế, hệ đại học, Trường Đại học Cần Thơ;

4. Văn phòng Chính phủ. 2011. Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24.02.2011. Hà Nội;

5. Trang web: www.techcombank.com.vn; 6. Trang web: baodientu.chinhphu.vn 7. Trang web: www.tailieu.vn

Một phần của tài liệu Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Chi Nhánh Cần Thơ (Trang 68 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w