Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Một phần của tài liệu Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Chi Nhánh Cần Thơ (Trang 51)

2 .3.1 Tình hình huy động vốn

2.4.2. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

2.4.2.1. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 2.7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

( Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh

- Số liệu Còn sai

- Sử dụng đơn vị và phân cách đơn vị phải thống nhất - Chữ canh lề trái, số canh lề phải, tỷ lệ canh giữa lấy lẻ 2 số

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nông, thủy sản 2.387.810 1.678.650 2.083.200 -709.160 -29,70 404.550 24,10 TM-DV 441.760 368.980 393.800 -72.780 -16,48 24.820 6,73 Xây dựng 256.050 203.440 185.000 -52.610 -20,55 -18.440 -9,06 Khác 248.380 73.930 88.000 -174.450 -70,24 14.070 19,03 Tổng 3.334.00 0 2.325.000 2.750.000 -1.009.000 -30,26 425.000 18,28

[Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Techcombank Cần Thơ]

Hình 2.7: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

* Đối với sản xuất nông, thủy sản

Ta thấy trong ngắn hạn những món vay sản xuất nông, thủy sản chiếm tỷ trọng rất cao đó cũng là điều khá hợp lý vì mục đích chính của ngân hàng là cho các doanh nghiêp vay để xuất khẩu nông nghiệp. Biểu hiện ở chỗ doanh số cho vay ngắn hạn đối với nông, thủy sản là có sự biến động nhu sau. Năm 2009, doanh số cho vay ngắn hạn là 2.387.810 triệu đồng nhưng đến năm 2010 lại giảm đi 709.160 triệu đồng (giảm 29,70%) so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 doanh số cho vay lại tăng đạt 2.083.200 triệu đồng tức tăng 404.550 triệu đồng so với năm 2010. Doanh số cho vay đối với mục đích nông, thủy sản tăng có sự biến động như vậy là ở Cần Thơ (đặc biệt là ở Ô Môn, Thôt Nốt) có diện tích canh tác lớn, đa số người dân sống bằng nghề nông nghiệp mà chủ yếu là trồng trọt và

nuôi cá tra, cá basa….. Vì vậy đa số các doanh nghiệp lớn trên địa bàn là doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo và thủy sản. Doanh số cho vay đạt được kết quả này là do doanh nghiệp có xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu nông, thủy sản. Hơn nũa còn do thói quen của các doanh nghiệp khi nợ đến hạn trả vay có nhu cầu vay lại cao hơn để mở rộng sản xuất cho chu kỳ tiếp theo.

* Thương mại dịch vụ

Doanh số cho vay đối vơi mục đích thương mại dịch vụ cũng có sụ tăng giảm qua 3 năm. Doanh số cho vay giảm vào năm 2010 và đến năm 2011 thì tăng trở lại. Năm 2010 doanh số cho vay đạt 368.980 triệu đồng giảm tuyệt đối là 72.780 triệu đồng, giảm tương đối là 16,48%. Năm 2011 doanh số cho vay tăng tuyệt đối là 24.820 triệu đồng (tăng khoảng 6,73%) và đạt 393.800 triệu đồng. Nguyên nhân doanh số cho vay của nghành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp trong tỷ trọng cho vay ngắn hạn là do trước đây ngân hàng chú trọng đầu tư vào các hộ sản xuất nông, thủy sản, lãng quên đến các hộ kinh doanh thương mại dịch vụ. Mặt khác, các hộ kinh doanh dịch vụ chủ yếu là ở các chợ, việc tài sản thế chấp để vay tiền gặp nhiều khó khăn do một số hộ không làm được giấy chủ quyền nhà, nên gặp khó cho ngân hàng khi cho vay. Hiện nay, Techcombank Cần Thơ đã tháo gỡ được những trở ngại trên và hướng mở rộng đầu tư vào ngành này để nâng cao doanh số cho vay đối với ngành TM-DV. Đây có thể là lĩnh vực khá hấp dẫn thu hút vốn đầu tư của nhiều tổ chức kinh tế cũng như các NHTM trên điạ bàn do đó ngân hàng nên xem thương mại dịch vụ là ngành mũi nhọn để tập trung đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực này để có thể tăng nguồn thu nhập.

* Xây dựng

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ở lĩnh vực này đều giảm qua các năm cụ thể là ở năm 2009 là 256.050 triệu đồng, sang năm 2010 con số này giảm đi 52.610 triệu đồng đạt 203.440 triệu đồng (giảm 25,55%) so với năm 2009. Đến năm 2011 con số này tiếp tục giảm và đạt 185.000 triệu đồng tương ứng với số giảm 18.440 triệu đồng (giảm 9,06%) so với năm 2010. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do tình hình kinh tế trong những năm qua đang gặp khó khăn đặc biệt là sự đóng băng của bất động sản và một số công trình xây dựng không được thi công nên đã tác động trực tiếp đến doanh số cho vay của ngân hàng ở lĩnh vực này.

Ngoài các lĩnh vực cho vay trọng điểm thì ngân hàng còn đầu tư vào các lĩnh vực khác như: cho vay tiêu dùng, bờ bao, xuất khẩu lao động, cầm cố, nước sạch, điện thắp sáng … Mục đích cho vay này dường như không được ngân hàng quan tâm đến nên đã có sự tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2010 giảm đến 174.450 triệu đồng giảm khoảng 70,24%. Đến năm 2011 doanh số cho vay có tăng 14.070 triệu đồng tức tăng khoảng 19,0%. Sỡ dĩ có sụ tăng giảm như vậy là do theo chiều phát triển kinh tế và sự điều tiết của Chính Phủ thì hoạt động này cũng không được khuyên khích vì nó không mang tầm vĩ mô vực dậy nền kinh tế đang trong giai đoạn hậu của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

2.4.2.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 2.8: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

( Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nông, thủy sản 2.064.150 1.751.350 2.028.170 -312.800 -15,15 276.820 15,81 TM-DV 633.030 440.470 347.390 -192.560 -30,42 -93.080 -21,13 Xây dựng 173.590 236.680 173.230 63.090 36,34 -63,.450 -26,81 Khác 291.230 92.680 85.840 -198.550 -68,18 -6.840 -7,38 Tổng 3.162.000 2.521.180 2.634.630 -640.820 -20,27 113.450 4,50

Hình 2.8: Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Do doanh số cho vay theo mục đích sử dụng vốn vay của ngân hàng tăng giảm không đồng đều ở các ngành nên dẫn đến doanh số thu nợ cũng tăng trưởng không đồng đều giữa các ngành là một tất yếu.

* Nông, thủy sản

Doanh số thu nợ đối với mục đích nông, thủy sản có sự tăng giảm qua các năm, năm 2010, giảm khoảng 15,15% so với năm 2009 nghĩa là năm 2009 doanh số thu nợ là 2.064.150 triệu đồng, đến năm 2010 giảm đi và chỉ đạt 1.751.350 triệu đồng, năm 2011 doanh số thu nợ có sự gi tăng trở lại đạt 2.028.170 triệu đồng, tăng 15,81% so với năm 2010 tức là tăng 276.820 triệu đồng. Doanh số thu nợ ngắn hạn tăng giảm như vậy là do doanh số cho vay ngắn hạn đối với nông, thủy sản cung tăng giảm . Tuy nhiên ở năm 2011 có sụ gia tăng là do cán bộ tín dụng tăng cường các biện pháp thu các khoản nợ đến hạn. Hơn nữa doanh nghiệp xuất khẩu nông, thủy sản trong địa bàn đã là khách hàng thân thiện với NH nên vay, trả nợ thường xuyên.

* Đối với thương mại dịch vụ

Doanh số thu nợ đối với mục đích cho vay để kinh doanh thương mại dịch vụ liên tục giảm điều này cho thấy ngân hàng còn gặp nhiều vướng mắc trong công tác thu hồi nợ đối với loại hình cho vay này. Cụ thể năm 2009 doanh số đạt 633.030 triệu đồng, sang năm 2010 con số này giảm đi 30,42% tức là giảm 192.560 triệu đồng và chỉ đạt 440.470 triệu đồng. Đến năm 2011 con số này tiếp tục giảm xuống chỉ đạt 347.390 triệu đồng, giảm 21,13% so với năm 2010 tức là

giảm 93.080 triệu đồng. Nguyên nhân doanh số thu nợ của đối tượng này giảm một phần là do giá cả hàng hoá tăng, mưa nhiều làm mất mùa, dịch cúm gia cầm, heo tai xanh đã liên tiếp xảy ra nên làm cho các hộ buôn bán nhỏ lẻ gặp nhiều khó khăn nên doanh số thu nợ đối với lĩnh vực này đã bị giảm đi đáng kể. Do đó cán bộ tín dụng và ban lãnh đạo ngân hàng cần phải có biện pháp để thu hồi vốn nhanh và đúng hạn để đồng vốn được luân chuyển nhanh hơn.

* Đối với ngành xây dựng

Doanh số thu nợ với mục đích cho vay xây dựng có sự tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2010 doanh số tăng lên đạt ở mức 236.680 triệu đồng tức là tăng 36,34% so với năm 2009. Nhưng đến năm 2011 doanh số thu nợ này lại giảm 26,81% và chỉ đạt 173.230 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng giảm không ổn định này là do các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng trong nhũng năm gần đây hoạt động không mấy hiệu quả nên công tác thu hồi nợ đối với loại hình này gặp một chút khó khăn.

* Đối với mục đích khác

Doanh số thu nợ với mục đích khác đều giảm qua các năm, cụ thể năm 2009 đạt 291.230, năm 2010 doanh số thu nợ giảm chỉ còn 92.680 triệu đồng (tức giảm khoảng 68,18%) so với năm 2009, đến năm 2011 doanh số thu nợ lại tiếp tục giảm và đạt 128.220 triệu đồng (giảm 7,38%) so với năm 2010. Nguyên nhân doanh số thu nợ với mục đích khác giảm như vậy một phần là do những năm qua chủ trương của ngân hàng là chuyển cho vay tiêu dùng sang hình thức cho vay trung, dài hạn nên cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực này giảm mạnh vì cho vay khác chủ yếu là cho vay tiêu dùng.

Nhìn chung công tác thu hồi nợ của ngành này qua ba năm tương đối tốt, tuy ở năm 2010 có sự giảm sút là do ảnh hưởng của sự giảm sút doanh số cho vay. Nhưng công tác thu hồi nợ ở năm tiếp theo có sự tăng trở lại, chứng tỏ các đơn vị giao dịch vay vốn của ngân hàng trong những năm này làm ăn có hiệu quả với những chính sách phát triển hợp lý nên họ có khả năng trả nợ. Bên cạnh đó, kết quả này cũng cho ta thấy Techcombank Cần Thơ đã có những biện pháp hiệu quả trong công tác thu hồi nợ cũng như trong quá trình lựa chọn khách hàng và thẩm định vốn vay.

Bảng 2.9: Dư nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế ( Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nông, thủy sản 348.080 275.380 330.410 -72.700 -20,89 55.030 19,98 TM-DV 94.370 22.880 69.290 -71.490 -75,76 46.410 202,84 Xây dựng 43.690 10.450 22.220 -33.240 -76,08 11.770 112,63 Khác 27.860 9.110 11.270 -18.750 -67,30 2.160 23,71 Tổng 514.000 317.820 433.190 -196.180 -38,17 115.370 36,30

[Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Techcombank Cần Thơ]

Hình 2.9: Biểu đồ thể hiện dư nợ ngắn hạn phân theo ngành kinh tế

* Đối với mục đích nông, thủy sản

Dư nợ cho mục đích này đã giảm vào năm 2010 và tăng lại vào năm 2011. Năm 2010 dư nợ đối với mục đích nông, thủy sản là 275.380 triệu đồng giảm 72.700 triệu đồng về tuyệt đối và tăng tương đối là 20,89% so với năm 2009, năm 2011 thì tăng trở lại 55.030 triệu đồng tăng khoảng 19,98% so với năm 2010. Mặc dù năm 2010 giảm so với năm 2009 nhưng đối với mục đích nông,

thủy sản vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Vì ngành nông, thủy sản chủ yếu là trồng trọt và chăn nuôi cá mà ngành trồng trọt và chăn nuôi đang phát triển mở rộng về số lượng cũng như chất lượng. Trồng lúa và nuôi cá xuất khẩu loại hình chủ lực, nó đem lại thu nhập lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu kinh tế địa phương. Do đó, NH cũng mở rộng đầu tư tín dụng cho lĩnh vực này, thể hiện qua doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ của ngành này đều chiếm tỷ trọng cao.

* Đối với thương mại dịch vụ

Dư nợ đối với mục đích TM-DV có sự tăng giảm qua 3 năm. Năm 2010 dư nợ của ngành này là 22.880 triệu đồng giảm 71.490 triệu đồng về tuyệt đối và tăng khoảng 75,76 % về tương đối so với năm 2009, nhưng bước sang năm 2011 thì có phục hồi và tăng 46.410 triệu đồng (khoảng 202,84 %) so với năm 2010 và đạt 69.290 triệu đồng. Để đạt được kết quả như năm 2011 là do sự cố gắng của toàn thể nhân viên cũng như sự chỉ đạo sâu sát của ban lãnh đạo ngân hàng. Nếu trước đây ngân hàng chủ yếu đầu tư cho lĩnh vực nông, thủy sản, ít quan tâm đến loại hình hoạt động này thì hiện nay khi đất nước đang ở trong thời kỳ hội nhập lĩnh vực thương mại dịch vụ là lĩnh vực không thể thiếu và đặc biệt ngày càng phải xem nó là ngành mũi nhọn trong hoạt động của ngân hàng và Techcombank Cần Thơ cũng nên chú trọng đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực thương mại dịch vụ.

* Đối với xây dựng

Cũng như các ngành ở trên thì dư nợ đối với ngành xây dựng cũng có sự tăng giảm không ổn định. Cụ thể năm 2009 dư nợ đạt 43.690 triệu đồng thì sang năm 2010 con số này giảm đi 33.240 triệu đồng (giảm 76,08%) so với năm 2009 và chỉ đạt 10.450 triệu đồng. Nhưng đến năm 2011 lại có sự gia tăng lên 112,63% tức là tăng 11.770 triệu đồng và đạt 22.20 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng giảm không ổn định này là do trong nhưng năm qua nền kinh tế nước nhà đang trong tình trạng khó khăn và Cần Thơ là một thành phố nằm trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long kinh tế chủ yếu tập trung chủ yếu vào ngành nông, thủy sản. Chính vì vậy ngành xây dựng ít được quan tâm.Nhưng trong tương lại ngân hàng sẽ có sự cải thiện để tập trung thêm vào ngành xây dựng đem lại một phần cho sự phát triển của tỉnh nhà và cũng một phần cải thiện thêm doanh thu cho ngân hàng.

* Đối với mục đích khác

Dư nợ đối với khoản mục này có sự chuyển biến như sau: Năm 2010 dư nợ là 9.110 triệu đồng giảm tới 67,30% về tương đối và giảm 18.750 triệu đồng về số tuyệt đối so với năm 2009, năm 2011 dư nợ đối với khoản mục này là

11.270 triệu đồng tăng 2.160 triệu đồng (khoảng 23,71 %). Dư nợ có sự tăng giảm đó cũng là do ngân hàng chưa thật sự quan tâm về vấn đề này. Nhưng trong tương lai ngân hàng nên mở rộng quy mô hoạt động không quá tập trung vào một nghành nghề nhất định nào và đó là hướng kinh doanh đúng đắn tránh được nhiều rủi ro khi nền kinh tế bị biến động.

2.4.3. Phân tích nợ xấu ngắn hạn

Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu ngắn hạn qua 3 năm

( Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 so sánh chênh lệch 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nợ xấu 6.400 8.325 11.902 1.925 30,08 3.577 42,97

Hình 2.10: Biểu đồ thể hiện tình hình nợ xấu ngắn hạn qua 3 năm Nhìn chung tình hình nợ xấu ngắn hạn của NH liên tục tăng trong 3 năm liên tiếp. Cụ thể, năm 2009 nợ xấu chỉ có 6.400 triệu đồng, nhưng sang năm 2010 nợ xấu tăng lên đến 30,08% (tức là tăng 1.925 triệu đồng) và đạt 8.325 triệu đồng. Đến năm 2011 lại tiếp tục tăng lên 42,97% (tức là tăng 3.577 triệu đồng) so với năm 2010 đạt 11.902 triệu đồng. Sở dĩ con số này đều tăng qua các năm là do trước bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô chưa ổn định, lạm phát cao các DN vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn, đã có những doanh nghiêp phá sản và những doanh nghiệp khác suy giảm sản xuất, hàng loạt doanh nghiệp tạm đóng cửa hay cầm chừng chờ thời... Tất nhiên, khi doanh nghiệp không hoạt động, không có lợi nhuận thì không có khả năng thanh toán nợ ngân hàng, và những khoản vay của họ lần lượt được thành các khoản nợ xấu. Tuy nhiên vấn đề cần đạt ra là ngân hàng cần nên tăng cường công tác thẩm định để kiểm tra, rà soát chặt chẽ tình hình nợ xấu của ngân hàng trành tình trạng nợ xấu tăng cao trong tương lai.

2.4.4.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạnBảng 2.11: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn Bảng 2.11: Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn

Khoản mục ĐVT Số tiền Số tiền Số tiền

Một phần của tài liệu Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Chi Nhánh Cần Thơ (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w