Đây là một trong những mục đích sử dụng vốn vay đầu tiên khi TD ra đời, các thương nhân trước đây vì chưa thu được tiền bán hàng cho nên họ cần có vốn để mua hàng mới. Kỳ hạn của các khoản vay này thường được tính từ lúc DN cần vốn để mua hàng cho đến khi thu được tiền bán hàng và trả nợ cho NH. Đây là các khoản cho vay truyền thống của NH.
Là nghiệp vụ TDNH trong đó khách hàng chuyển nhượng lại thương phiếu chưa đáo hạn cho NH để đổi lấy một số tiền bằng mệnh giá của thương phiếu trừ lãi chiết khấu và phí hoa hồng, đây là hình thức cho vay gián tiếp trong khâu thanh toán trong quá trình kinh doanh của DN. Trong nền kinh tế thị trường, mua bán chịu hàng hoá là hành vi thương mại phổ biến xuất phát từ nhiều mục đích khác nhau như cung cầu tín dụng, mục đích khuyến mại hay để cạnh tranh thâm nhập và chiếm lĩnh thị trường. Trong mua, bán chịu hàng hoá bên bán giao hàng và chuyển quyền sở hữu cho bên mua nhưng chưa nhận được tiền mà chỉ nhận được một giấy nợ chờ thanh toán. Giấy nợ có thể là một hoá đơn hàng hoá trả chậm hoặc là một thương phiếu, trong trường hợp giấy nợ chưa đến hạn thanh toán nhưng người bán lại cần tiền để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của mình họ có thể nhường lại cho các ngân hàng mà không cần đợi đến lúc đáo hạn.
1.4.5. Cho vay trực tiếp
Gồm những nghiệp vụ như cho vay theo hạn mức, thấu chi, từng lần...
Cho vay theo hạn mức : NH sẽ căn cứ vào nhu cầu sử dụng vốn, chu kỳ SXKD của doanh nghiệp để xác định hạn mức tín dụng. Trong ngiệp vụ này NH không xác định trước kỳ hạn nợ và thời hạn tín dụng, doanh nghiệp có thể yêu cầu NH chi trả liên tục nhưng cũng luôn phải có tiền vào để đảm bảo cuối quý dự nợ bằng hạn mức tín dụng quy định.
Cho vay thấu chi: NH cho khách hàng vay để khắc phục khó khăn tạm
thời về tài chính trong những trường hợp nhất định như khi doanh nghiệp đã bán hàng nhưng chưa có tiền để trả lương cho nhân viên hoặc nộp thuế... NH cho phép khách hàng có mức chi vượt số dư nợ cuối quý, thu được trong thời gian nhất định. Nghiệp vụ này thường chỉ được thực hiện đối với những khách hàng đặc biệt, đáng tin cậy và có uy tín.
Cho vay luân chuyển: Là nghiệp vụ cho vay dựa trên quá trình luân
chuyển của hàng hoá. Khi mua hàng DN có thể bị thiếu vốn, NH có thể cho vay để mua hàng và sẽ thu nợ khi NH thu được tiền bán hàng, giữa NH và khách hàng có thoả thuận với nhau về phương thức vay, hạn mức tín dụng, và các nguồn cung cấp hàng hoá và khả năng tiêu thụ. Cho vay luân chuyển thường được áp dụng đối với các doanh nghiệp thương nghiệp hặc doanh nghiệp sản xuất có chu kỳ tiêu thụ ngắn ngày, có quan hệ vay trả thường xuyên với NH.
Cho vay từng lần: Là tiến trình cấp TD dựa trên nhu cầu tín dụng của từng đố tượng vay cụ thể. Căn cứ trên cơ sở hợp đồng thực tế đơn đặt hàng, thư
tín dụng .... NH xác định quy mô, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo khoản vay. Trong nghiệp vụ này thông thường chi có một kỳ hạn trả nợ vào cuối thời hạn cho vay và lãi vay được tính theo phương pháp lãi đơn.
1.5. Quy trình tín dụng cung về cho vay
Bước 1: Hướng dẫn khách hàng về điều kiện tín dụng và lập hồ sơ vay. Khi khách hàng đến đề xuất yêu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng cụ thể và đầy đủ về các điều kiện vay vốn. Nếu khách hàng đồng ý thì hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn.
Bước 2: Điều tra, tổng hợp, thu thập các thông tin về khách hàng và phương án vay vốn.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, để quyết định cho vay hay từ chối khoản vay cán bộ tín dụng phải điều tra, thu thập, tổng hợp và phân tích các nguồn thông tin về khách hàng bao gồm: Thông tin do khách hàng cung cấp(qua phỏng vấn, từ hồ sơ vay vốn và sổ sách kế toán, báo cáo tài chính) và thông tin do cán bộ tín dụng tự điều tra.
Bước 3: Phân tích, thẩm định khách hàng và phương án vay vốn. Nội dung cơ bản của bước này tập trung vào hai vấn đề chủ yếu:
- Phương án vay vốn phải đầy đủ các điều kiện cho vay, đảm bảo khả năng cho vay thu được gốc và lãi đúng hạn.
- Hồ sơ, thủ tục vay vốn phải đầy đủ, hợp lệ, hợp pháp, nếu xảy ra tranh chấp, tố tụng thì đảm bảo an toàn về pháp lý cho ngân hàng.
Bước 4: Quyết định cho vay.
Sau khi xem xét, thẩm định hồ sơ vay vốn thấy thoả mản các điều kiện và nguyên tắc, NH quyết định cho vay.
Bước 5: Kiểm tra và hoàn chỉnh hồ sơ cho vay và hồ sơ tài sản thế chấp cầm cố.
Bước 6: Phát tiền vay(giải ngân):
Tuỳ theo thoả thuận trong hợp đồng vay vốn, tuỳ theo mục đích sử dụng tiền vay; phương thức thanh toán có liên quan đến tiền vay để ra quyết định hình thức phát tiền phù hợp.
Cán bộ tín dụng yêu cầu khách hàng lập chứng từ gồm bảng kê (như hợp đồng mua bán hàng hoá, hoá đơn) uỷ nhiệm chi, séc chuyển tiền. Tiền vay được chuyển trả trực tiếp cho đơn vị cung cấp vật tư, hàng hoá và chỉ phát tiền mặt hoặc phát ngân phiếu thanh toán cho đơn vay khi người cung cấp không có tài khoản tại NH.
Bước 7: Giám sát khách hàng sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro.
- Giám sát và theo dõi nhằm kiểm tra tính hiện thực của kế hoạch trả nợ và khả năng trả nợ và khả năng thực hiện, phát hiện dự báo những rủi ro có thể phát sinh; phát hiện sớm những khoản vay có vấn đề trước khi trở nên nghiêm trọng nhằm đề xuất giải quyết xử lý kịp thời.
- Cán bộ tín dụng mở sổ theo dõi doanh nghiệp đến tong khế vay, diễn biến dư có trên tài khoản tiền gửi để thu nợ đúng hạn.
- Phân tích các báo cáo tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh mới nhất của khách hàng. Đối với khách hàng có dư nợ lớn, định kỳ 6 tháng và 1 năm, cán bộ tín dụng phải phân tích toàn diện hoạt đồng sản xuất kinh doanh, tài chính của doanh để áp dụng các biện pháp cho vay, thu nợ, quản lý tín dụng theo các loại DN phù hợp.
- Phân tích, đánh giá, xếp loại các danh mục nợ quá hạn, khó đòi, nợ có vấn đề để có biện pháp xử lý.
Bước 8: Thu hồi nợ, gia hạn nợ.
- Căn cứ vào khế ước nhận nợ, trước kỳ hạn thu nợ 5 ngày, cán bộ tín dụng lập phiếu báo thu nợ trình giám đốc gửi cho doanh nghiệp vay vốn.
- Các khoản nợ có vấn đề, khách hàng có đơn đề nghị được gia hạn nợ, giãn nợ, cán bộ tín dụng them định, kiểm tra rồi lập tờ trình cho giám đốc xem xét và quyết định.
- Các khoản nợ đến hạn mà không trả được, không được gia hạn, giãn nợ, khoanh nợ.. thì áp dụng các biện pháp kiên quyết đê thu hồi nợ.
Bước 9 : Xử lý rủi ro.
Những khoản nợ đã dùng mọi biến pháp giải quyết nhưng không thu hồi được thì phải tiến hành xử lý rủi ro theo quyết định bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng của NH.
Sau khi khách hàng trả hết nợ gốc và lãi hoặc dư nợ vay đã được xử lý bằng quỹ rủi ro hoặc xoá nợ, cán bộ tín dụng và cán bộ kế toán đối chiếu, tất toán tài khoản cho vay của món nợ đó. Chuyển toàn bộ hồ sơ liên quan đến khoản vay vào kho lưu trữ tài liệu.
1.6. Chất lượng tín dụng ngắn hạn
1.6.1 Khái niệm về chất lượng tín dụng ngắn hạn
Trong hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng chất lượng tín dụng vẫn là một nội dung đuợc các nhà quản lý đặc biệt quan tâm hơn cả. Một DN muốn tồn tại và phát triển phải nâng cao chất lượng hoạt động của mình. Chất lượng là năng lực của một sản phẩm hoặc một dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu của người sử dụng. Như vậy có thể hiểu chất lượng tín dụng là sự đáp ứng yêu cầu của khách hàng là người gửi tiền và vay tiền, phù hợp với sự phát triển kinh tế và xã hội và nó đảm bảo sự tồn tại và phát triển của tổ chức tín dụng. Có thể hiểu chất lượng tín dụng ngắn hạn cũng vậy, thể hiện qua các khía cạnh sau:
Đối với ngân hàng
Việc cho vay với khối lượng là bao nhiêu, lãi suất vay, thời hạn vay đều phải được tính toán cẩn thận sao cho phù hợp với năng lực bản thân NH, đảm bảo được tính cạnh tranh trên thị trường của NH, phản ánh được sức mạnh của NH trong quá trình cạnh tranh trên thị trường để tồn tại.
Đối với khách hàng
Chất lượng tín dụng thể hiện qua việc NH có đáp ứng được đúng nhu cầu của khách hàng hay không, có tạo điều kiện cho hoạt động đi vay của khách hàng không: về lãi suất kỳ hạn hợp lý, thủ tục vay đơn giản thuận tiện, thu hút được những khách hàng tốt, đảm bảo được nguyên tắc tín dụng.
Đối với sự phát triển kinh tế xã hội
Tín dụng là mạch máu lưu thông của nền kinh tế, khi tín dụng góp phần làm tăng trưởng kinh tế xã hội góp phần phục vụ quá trình SX KD phát triển được thuận tiện hơn, giải quyết công ăn việc làm, khai thác những khả năng phát triển của nền kinh tế, giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tăng trưởng kinh tế.
Như vậy, chúng ta có thể hiểu chất lượng TDNH vừa là một khái niệm cụ thể được thể hiện qua các chỉ tiêu hoạt động của công ty tài chính như: nợ quá hạn, lãi thu được từ hoạt động tín dụng ngắn hạn… Tuy nhiên nó lại vừa mang tính trừu tượng như: việc hấp dẫn lôi cuốn khách hàng đến với công ty, việc thúc đẩy nền kinh tế phát triển như thế nào… Chất lượng TDNH cũng chịu sự ảnh hưởng của các nhân tố chủ quan như: trình độ quản lý, quy trình tín dụng, định hướng phát triển, trình độ của cán bộ công nhân viên… Chịu ảnh hưởng của các nhân tố khách quan như: môi trường pháp lý, môi trường hoạt động kinh doanh, chính sách phát triển của chính phủ, thái độ của khách hàng…
1.6.2. Các chỉ tiêu cơ bản đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn
Để xem xét hiệu quả hoạt động của một NH, ta sử dụng rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau nhưng có thể sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau:
1.6.2.1. Hệ số thu nợ ngắn hạn
Hệ số thu nợ ngắn hạn cho ta biết khả năng thu nợ ngắn hạn của NH so với số vốn ngắn hạn mà ngân hàng cho vay.
Công thức tính:
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Hệ số thu nợ (%) = *100 Doanh số cho vay ngắn hạn
1.6.2.2. Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay ngắn hạn
Doanh số thu nợ ngắn hạn Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn =
Dư nợ cho vay ngắn hạn bình quân Trong đó
Dư nợ cho vay bình quân ngắn hạn
= (Dư nợ cho vay ngắn hạn đầu kỳ + Dư nợ cho vay ngắn hạn cuối kỳ)/ 2
Người vay có thường xuyên đúng kỳ hạn và nhanh chóng hay không. Vòng quay vốn cho vay lớn với mức dư nợ bình quân không đổi, doanh số trả nợ lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng cao hơn so với vòng quay nhỏ, doanh số trả nợ thấp. Tuy nhiên, vòng quay vốn tín dụng còn tùy thuộc vào khách hàng vay vốn. Nếu khách hàng vay vốn là các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, có đặc điểm
quay vòng vốn nhanh thì vòng quay vốn cho vay của NHTM cũng lớn. Còn nếu khách hàng là DN sản xuất thị trường, vốn quay vòng chậm hơn, dẫn đến vòng quay vốn cho vay cũng nhỏ hơn.
+ Tỷ trọng cho vay ngắn hạn Công thức tính:
Doanh số cho vay ngắn hạn
Tỷ trọng cho vay ngắn hạn (%) = *100 ( % ) Doanh số cho vay
1.6.2.3. Chỉ tiêu nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của NH. Những NH
có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của NH này cao. Công thức tính:
Nợ xấu ngắn hạn
Tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ (%) = *100 ( % ) Dư nợ ngắn hạn
1.6.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng ngắnhạn của ngân hàng hạn của ngân hàng
a. Các nhân tố thuộc về NHTM
• Chiến lược kinh doanh của NHTM
Bất cứ một DN nào muốn kinh doanh có hiệu qủa thì phải đưa ra được một chiến lược kinh doanh đúng đắn, kinh doanh TDNH của NH cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong chiến lược kinh doanh các nhà quản lý đề ra các định hướng, nguyên tắc hoạt động, các mục tiêu cần đạt và phương pháp tiến hành, nó được cụ thể hoá bằng các kế hoạch hoạt động. Nếu không có chiến lược các NH sẽ luôn rơi vào tình thế bị động, không biết giải quyết như thế nào với những tình huống bất ngờ xảy ra. Một chiến lược kinh doanh hiệu qủa sẽ giúp NH có một phương hướng phát triển nhất quán, giúp cho NH khai thác tốt nhất năng lực hiện có của NH và đồng thời nó cũng giúp cho NH có thể thích ứng một cách nhanh chóng với những biến đổi của môi trường kinh doanh. Trên cơ sở chiến lược kinh doanh đúng đắn, NH mới có những kế hoạch đúng đắn cho cá bộ phận trong từng thời kỳ để đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra, trong đó có bộ phận
tín dụng. Một chất lượng tín dụng đúng đắn trên cơ sở là một chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
• Chính sách tín dụng của NHTM
Chính sách tín dụng của các NHTM là một hệ thống các chỉ tiêu mà NH đặt ra và các biện pháp cụ thể để thực hiện các chỉ tiêu đó. Trong chính sách tín dụng tát cả những vấn đề liên quan đến việc cấp tín dụng cho các khách hàng đều được đưa ra và xem xét hết sức cụ thể. Các nội dung và chính sách TD bao gồm: Quy mô, kỳ hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản TD có vấn đề và các nội dung khác, nó có tác dụng trực tiếp hay gián tiếp tới chất lượng TDNH của các NHTM. Chính sách tín dụng sẽ cung cấp cho cán bộ tín dụng và các nhà quản lý ngân hàng đường lối chỉ đạo cụ thể trong việc ra quyết định tín dụng và xây dựng danh mục tín dụng: Cấu trúc thực tế của danh mục tín dụng sẽ phản ánh những gì mà chính sách tín dụng của NH đặt ra. Nó cho biết trong một thời kỳ ngân hàng chú trọng vào loại hình TDNH. Nếu chính sách tín dụng của ngân hàng trong một thời kỳ nào đó cho thấy quy mô TDNH bị thu hẹp, nó có thể là dấu hiệu thể hiện chất lượng TDNH của ngân hàng đó đang có vấn đề hay ít ra là không tốt. Như vậy, việc xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng hợp lý, khoa học sẽ giúp cho ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, giúp nâng cao chất lượng tín dụng của NH.
• Nhân tố con người
Cũng như trong bất kỳ lĩnh vực nào, con ngừoi trong hoạt động tín dụng ngắn hạn cũng là nhân tố quyết định đến chất lượng của hoạt dộng này. Nhân tố con người ở đây bao gồm nhận thức, trình độ, kinh nghiệm, năng lực và tư cách đạo đức của lãnh đạo, nhân viên NH.
Nhận thức đúng về vai trò của tín dụng ngắn hạn, mới có thể có chính sách tín dụng phù hợp tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng. Con người với