Để xem xét hiệu quả hoạt động của một NH, ta sử dụng rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau nhưng có thể sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau:
1.6.2.1. Hệ số thu nợ ngắn hạn
Hệ số thu nợ ngắn hạn cho ta biết khả năng thu nợ ngắn hạn của NH so với số vốn ngắn hạn mà ngân hàng cho vay.
Công thức tính:
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Hệ số thu nợ (%) = *100 Doanh số cho vay ngắn hạn
1.6.2.2. Chỉ tiêu vòng quay vốn cho vay ngắn hạn
Doanh số thu nợ ngắn hạn Vòng quay vốn tín dụng ngắn hạn =
Dư nợ cho vay ngắn hạn bình quân Trong đó
Dư nợ cho vay bình quân ngắn hạn
= (Dư nợ cho vay ngắn hạn đầu kỳ + Dư nợ cho vay ngắn hạn cuối kỳ)/ 2
Người vay có thường xuyên đúng kỳ hạn và nhanh chóng hay không. Vòng quay vốn cho vay lớn với mức dư nợ bình quân không đổi, doanh số trả nợ lớn chứng tỏ chất lượng tín dụng cao hơn so với vòng quay nhỏ, doanh số trả nợ thấp. Tuy nhiên, vòng quay vốn tín dụng còn tùy thuộc vào khách hàng vay vốn. Nếu khách hàng vay vốn là các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ, có đặc điểm
quay vòng vốn nhanh thì vòng quay vốn cho vay của NHTM cũng lớn. Còn nếu khách hàng là DN sản xuất thị trường, vốn quay vòng chậm hơn, dẫn đến vòng quay vốn cho vay cũng nhỏ hơn.
+ Tỷ trọng cho vay ngắn hạn Công thức tính:
Doanh số cho vay ngắn hạn
Tỷ trọng cho vay ngắn hạn (%) = *100 ( % ) Doanh số cho vay
1.6.2.3. Chỉ tiêu nợ xấu ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của NH. Những NH
có chỉ số này thấp cũng có nghĩa là chất lượng tín dụng của NH này cao. Công thức tính:
Nợ xấu ngắn hạn
Tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ (%) = *100 ( % ) Dư nợ ngắn hạn
1.6.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng hoạt động tín dụng ngắnhạn của ngân hàng hạn của ngân hàng
a. Các nhân tố thuộc về NHTM
• Chiến lược kinh doanh của NHTM
Bất cứ một DN nào muốn kinh doanh có hiệu qủa thì phải đưa ra được một chiến lược kinh doanh đúng đắn, kinh doanh TDNH của NH cũng không nằm ngoài quy luật đó. Trong chiến lược kinh doanh các nhà quản lý đề ra các định hướng, nguyên tắc hoạt động, các mục tiêu cần đạt và phương pháp tiến hành, nó được cụ thể hoá bằng các kế hoạch hoạt động. Nếu không có chiến lược các NH sẽ luôn rơi vào tình thế bị động, không biết giải quyết như thế nào với những tình huống bất ngờ xảy ra. Một chiến lược kinh doanh hiệu qủa sẽ giúp NH có một phương hướng phát triển nhất quán, giúp cho NH khai thác tốt nhất năng lực hiện có của NH và đồng thời nó cũng giúp cho NH có thể thích ứng một cách nhanh chóng với những biến đổi của môi trường kinh doanh. Trên cơ sở chiến lược kinh doanh đúng đắn, NH mới có những kế hoạch đúng đắn cho cá bộ phận trong từng thời kỳ để đảm bảo thực hiện mục tiêu đề ra, trong đó có bộ phận
tín dụng. Một chất lượng tín dụng đúng đắn trên cơ sở là một chiến lược kinh doanh phù hợp sẽ góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.
• Chính sách tín dụng của NHTM
Chính sách tín dụng của các NHTM là một hệ thống các chỉ tiêu mà NH đặt ra và các biện pháp cụ thể để thực hiện các chỉ tiêu đó. Trong chính sách tín dụng tát cả những vấn đề liên quan đến việc cấp tín dụng cho các khách hàng đều được đưa ra và xem xét hết sức cụ thể. Các nội dung và chính sách TD bao gồm: Quy mô, kỳ hạn, đảm bảo, phạm vi, các khoản TD có vấn đề và các nội dung khác, nó có tác dụng trực tiếp hay gián tiếp tới chất lượng TDNH của các NHTM. Chính sách tín dụng sẽ cung cấp cho cán bộ tín dụng và các nhà quản lý ngân hàng đường lối chỉ đạo cụ thể trong việc ra quyết định tín dụng và xây dựng danh mục tín dụng: Cấu trúc thực tế của danh mục tín dụng sẽ phản ánh những gì mà chính sách tín dụng của NH đặt ra. Nó cho biết trong một thời kỳ ngân hàng chú trọng vào loại hình TDNH. Nếu chính sách tín dụng của ngân hàng trong một thời kỳ nào đó cho thấy quy mô TDNH bị thu hẹp, nó có thể là dấu hiệu thể hiện chất lượng TDNH của ngân hàng đó đang có vấn đề hay ít ra là không tốt. Như vậy, việc xây dựng và thực hiện chính sách tín dụng hợp lý, khoa học sẽ giúp cho ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn, giúp nâng cao chất lượng tín dụng của NH.
• Nhân tố con người
Cũng như trong bất kỳ lĩnh vực nào, con ngừoi trong hoạt động tín dụng ngắn hạn cũng là nhân tố quyết định đến chất lượng của hoạt dộng này. Nhân tố con người ở đây bao gồm nhận thức, trình độ, kinh nghiệm, năng lực và tư cách đạo đức của lãnh đạo, nhân viên NH.
Nhận thức đúng về vai trò của tín dụng ngắn hạn, mới có thể có chính sách tín dụng phù hợp tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng. Con người với trình độ, kiến thức, kinh nghiệm có thể thu nhận các thông tin về khách hàng và dự án đầu tư từ đó mới có thể phẩn tích, đánh giá rồi đưa ra quyết định có cho vay hay không. Nếu trình độ, kinh nghiệm, năng lực của con người hạn chế thì không thể có kết quả phân tích, đánh giá đáng tin cậy, Hơn nữa nhiều dự án đầu tư thất bại không phải do trình độ mà do tư cách đạo đức của cán bộ NH, đặc biệt là cán
bộ tín dụng. Qua đó có thể thấy được vai trò vô cùng quan trọng của nhân tố con người trong việc nâng cao chất lượng tín dụng.
b. Các nhân tố thuộc về khách hàng
Khách hàng là người trực tiếp nhận các khoản tín dụng của NH, do đó trong các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng TDNH của NH không thể không tính đến các yếu tố thuộc về phía khách hàng. Kinh doanh tín dụng ngân hàng luôn đi liền với hoạt động kinh doanh cuả khách hàng, yếu kém của khách hàng sẽ tác dụng trực tiếp ngay vào chất lượng, hiệu qủa của tín dụng ngân hàng chất lượng TDNH ít nhiều phụ thuộc vào các nhân tố thuộc về phía khách hàng như sau :
• Năng lực tài chính của doanh nghiệp.
Thể hiện ở khối lượng vốn tự có và tỷ trọng vốn tự có trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp đang sử dụng. Quy mô và tỷ trọng vốn tự có càng cao cho thấy tiềm lực tài chính của doanh nghiệp càng mạnh. Năng lực tài chính của doanh nghiệp trong tín dụng ngắn hạn đòi hỏi doanh nghiệp phải có số vốn lưu động tối thiểu cho việc duy trì hoạt động thường xuyên của tài sản cố định.
• Năng lực quản lý của doanh nghiệp.
Sự thành bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào năng lực quản lý. Năng lực quản lý thể hiện ở việc tổ chức hệ thống hạch toán kế toán và quản lý tài chính phù hợp với những quy định của pháp luật. Một doanh nghiệp có nguồn vốn dồi dào nhưng năng lực quản lý kém có thể gây ra thất thoát vốn, sử dụng vốn không có hiệu quả... tức là khoản tín dụng mà ngân hàng đã cung cấp cho doanh nghiệp có chất lượng kém. Do vậy khi đưa ra quyết định cho vay NH phải xem xét tới năng lực quản lý của DN.
• Năng lực sản xuất của doanh nghiệp
Năng lực sản xuất của DN thể hiện ở quy mô, năng suất, quy trình sản xuất, tổ chức bán hàng.... nghiên cứu năng lực sản xuất của DN giúp NH đánh giá được khả năng đáp ứng nhu cầu thị truờng về chất lượng, giá cả, khả năng sinh lời và khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của DN.
• Quyền sở hữu tài sản và khả năng đáp úng các biện pháp đảm bảo
Khả năng đáp ứng các điều kiện tín dụng của DN sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Bởi vì nếu khách hàng không đáp ứng được các điều kiện của NH thì ngân hàng không thể cho vay, điều đó làm giảm
khối lượng TDNH của ngân hàng nhưng không ảnh hưởng gì tới chất lượng của khoản tín dụng. Mặt khác khi khách hàng gặp rủi ro, ngân hàng có thể thu hồi được phần nào vốn nhờ thanh lý tài sản đảm bảo. Nhờ có tài sản đảm bảo mà ngân hàng có thể hạn chế bớt rủi ro nâng cao chất lượng tín dụng.
c. Các nhân tố khác
Ngoài các nhân tố thuộc về ngân hàng, khách hàng còn có rất nhiều những nhân tố khác ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHTM. • Môi trường kinh tế xã hội
Cơ chế, chính sách và đường lối của nhà nước, chính phủ trong phát triển nền kinh tế, tạo môi trường đầu tư, ổn định tiền tệ và lạm phát là những yếu tố tác động trực tiếp đến việc nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn của NHTM. Hoạt động tín dụng ngắn hạn đạt hiệu quả cao hay thấp, rủi ro nhiều hay ít đều có quan hệ chặt chẽ với môi trưòng kinh tế xã hội và sự phát triển của nền kinh tế. Một môi trường kinh tế xã hội lành mạnh sẽ thúc đẩy việc mở rộng quy mô tín dụng, chất lượng hoạt động tín dụng cũng sẽ được nâng lên.
• Môi trường pháp luật
Nhân tố luật pháp có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động ngân hàng cũng như các hoạt động kinh tế khác, nó chi phối các hoạt động kinh tế phải tuân thủ theo pháp luât.
Nhân tố luật pháp ở đây bao gồm hệ thống các văn bản pháp luật tạo môi trường, hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh của NH. Cơ chế chính sách rõ ràng, đồng bộ, nhất quán sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các NH chủ động thực hiện hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động TDNH nói riêng trong khuôn khổ quy định của pháp luật. Môi trường luật pháp không ổn định là một bất lợi lớn đối với các DN vì DN không thể dự đoán chính xác được cơ hội kinh doanh, các hoạt động SXKD sẽ không diễn ra theo đúng kế hoạch làm DN không có khả năng trả nợ cho NH đúng hạn làm chất lượng tín dụng của NH giảm. Mặt khác khi môi trường luật pháp không ổn định sẽ làm các nhà đầu tư mất lòng tin vào thị trường. Không dám đầu tư do đó khối lượng tín TDNH của các NHTM sẽ bị giảm sút để đảm bảo cho vịêc mở rộng và nâng cao chất lượng TDNH, đòi hỏi hệ thống luật pháp phải đồng bộ, đầy đủ, hướng dẫn của hệ thống văn bản dưới luật phải thống nhất, đồng thời cũng phải đảm bảo được tính hiệu lực của luật pháp.
Tóm lại, với những ưu điểm như: thời gian thu hồi vốn nhanh, hạn chế được nhiều rủi ro… Vì thế tín dụng ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA TECHCOMBANK CẦN THƠ 2.1. Sơ lược về NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ 2.1.1. Gới thiệu Techcombank Cần Thơ
Cần Thơ có vị trí địa lý rất thuận lợi không nhũng thế Cần Thơ còn có nhiều tiềm năng về kinh tế xã hội để thu hút đầu tư phát triển thành vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã có sự phát triển về qui mô lẫn loại hình. Bên cạnh đó, NHTM quốc doanh vẫn đang giữ vị trí vốn có của nó, hàng loạt các NHTM cũng khai trương và đi vào hoạt động, và ngày càng thích nghi, chiếm thị phần nhiều hơn. Trước tình hình đó, để mở rộng phạm vi hoạt động và góp phần hoàn thiện, ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đã được
thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 24/04/2007. Trụ sở của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đặt tại 293F Trần Văn Khéo, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Từ khi thành lập đến nay chi nhánh không ngừng thay đổi phương thức hoạt động, cung ứng dịch vụ, trang bị cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.
2.1.2. Bộ máy tổ chức, hoạt động tại Chi Nhánh Cần Thơ 2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Bộ phận Kinh doanh cá nhân
Chi Nhánh (Ban giám đốc) Giám Đốc Trưởng phòng Dịch Vụ Khách Hàng Bộ phận kế toán giao dịch
Kiểm soát viên
Bộ phận kho quỹ Trưởng quỹ Trưởng phòng Dịch Vụ Doanh Nghiêp Bộ phận
Kinh doanh doanh nghiệp Kinh doanh doanh nghiệpBộ phận hỗ trợ Tổ trưởng Chuyên viên Nhân viên Trưởng phòng Dịch Vụ Cá Nhân Bộ phận hỗ trợ Kinh doanh cá nhân Tổ trưởng Chuyên viên Nhân viên Phòng Hành Chính Văn Phòng Tài xế Tổ bảo vệ
Hình 2. 1: Sở đồ cơ cấu tổ chức tại ngân hàng Techcombank Cần Thơ
2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ tổng quát của các phòng ban Ban giám đốc Ban giám đốc
- Giám đốc: Giám đốc chi nhánh là đại diện theo uỷ quyền và là người điều hành mọi hoạt động của chi nhánh trong phạm vi phân cấp quản lý phù hợp với quy chế tổ chức hoạt động sở giao dịch/chi nhánh và các quy định khác của ngân hàng Techconbank Cần Thơ. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo khối công tác tổ chức hành chính, kiểm tra kiểm toán nội bộ, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc ngân hàng Techcombank Việt Nam.
Phòng dịch vụ khách hàng
Bộ phận kế toán giao dịch
Trong bộ phận kế toán giao dịch gồm có kiếm soát viên, giao dịch viên, chuyên viên ATM.
Thực hiện thu chi quĩ với khách hàng trong hạn mức được giao dịch,
khách hàng về các sản phẩm dịch vụ, đề xuất các ý kiến nhằm phục vụ cho công tác cải tiến sảm phẩm, dịch vụ. Tư vấn, hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm dịch vụ, các chương trình khuyến mãi của ngân hàng đến khách hàng.
Tổ chức hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ huy động vốn,... Xây dựng kế hoạch tài chính và phân tích báo cái tài chính hàng năm, tham mưu cho Giám đốc về việc điều hành kế hạch tài chính cũng như kiểm soát chi tiêu và quản lý tài sản của NH.
Bộ phận kho quỹ
Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày. Trực tiếp trong việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày. Cuối mỗi ngày khóa sổ ngân quĩ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quĩ phát sinh mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bản cân đối vố và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên Ban Giám Đốc.
Phòng dịch vụ ngân hàng cá nhân và phòng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp
Gồm có: Bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ kinh doanh.
Bộ phận kinh doanh
-Tiếp xúc tìm hiểu và tiếp nhận hồ sơ vay vốn.
-Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay và lập báo cáo thẩm định.
-Soạn thảo các hợp đồng có liên quan.
-Tiệp nhận hồ sơ giải ngân, lập đề xuất giải ngân. -Kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản vay. -Lập báo cáo đề xuất điều chỉnh tín dụng.
-Thực hiện phân loại nợ, xếp hạn tín dụng, chấm điểm khách hàng.
Chịu trách nhiệm: tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng chính xác trung thực đối với các thông tin về khách hàng.
- Kiểm tra đầy đủ hợp lệ của hồ sơ giải ngân; cấp bảo lãnh và các điều