Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Chi Nhánh Cần Thơ (Trang 46)

2 .3.1 Tình hình huy động vốn

2.4.1. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

2.4.1.1. Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 2.4: Doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

( Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 3.223.000 2.248.000 2.650.000 -975.000 -30,25 402.000 17,88 Cá nhân, hộ KD 111.000 77.000 100.000 -34.000 -30,63 23.000 29,87 Tổng 3.334.00 0 2.325.000 2.750.000 -1.009.000 -30,26 425.000 18,28

Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Từ bảng số liệu ta thấy năm 2010 doanh số cho vay đã giảm đi đáng kể 1.009.000 triệu đồng (giảm 30,26%) so với năm 2009. Tuy nhiên, năm 2011 doanh số cho vay lại tăng lên 425.000 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 18,28%). Nguyên nhân làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng không ổn định là do năm 2011 nền kinh tế nước ta phát triển mạnh, kim nghạch xuất khẩu tăng và nhiều mặt hàng nông sản, thuỷ sản có sản lượng xuất khẩu tăng nhanh, nên người dân cần nhiều vốn để thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, doanh số cho vay tăng vào năm 2011 nhưng ở năm 2010 nền kinh tế không ổn định thị trường có nhiều biến động và do ngân hàng cấp trên đã rút một số khách hàng về cấp trên quản lý nên mới có sự giảm sút nghiêm trọng như vậy. Đối tượng sản xuất kinh doanh của ngân hàng chủ yếu là các doanh nghiệp và hộ KD.

*Đối với các doanh nghiệp

Đây là thành phần kinh tế được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển vì nó thể hiện một phần khả năng tăng trưởng kinh tế của thành phố. Doanh số cho vay thành phần này có tỷ trọng lớn trong doanh số cho vay ngắn hạn của NH. Cụ thể trong năm 2009 doanh số cho vay đạt 3.223.000 triệu đồng. Đến năm 2010 doanh số cho vay giảm xuống đáng kể và đạt 2.248.000 triệu đồng, giảm 975.000 triệu đồng với tốc độ giảm 30,25% so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số này tăng trở lại đạt 2.650.000 triệu đồng, tăng 17,88% so với năm 2010, ứng với số tiền 402.000 triệu đồng.

* Đối với cá nhân, hộ KD

Đối với đối tượng này Techcombank Cần Thơ chủ trương cho vay các

đối tượng sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại-dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản và cho vay khác đối với cá thể, hộ sản xuất.

Từ bảng số liệu và biểu đồ ta có thể thấy được doanh số cho vay đối với cá nhân, hộ KD cũng có sự tăng giảm không ổn định, năm 2009 doanh số cho vay chiếm tỷ trọng cao hơn so với 3 năm vừa qua, đạt được 11.000 triệu đồng, năm 2010 con số này giảm đi 34.00 triệu đồng đạt 77.000 triệu đồng (giảm 30,63%). Nhưng đến năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn đối với cá nhân, hộ KD lại tăng và đạt 100.000 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng trên là do NH đã mở rộng thị phần tiến hành giải ngân đến các hộ sản SXKD, giúp họ cải thiện và nâng cao đời sống tạo điều kiện phát triển kinh tế gia đình. Điều này thể hiện nhu cầu

vay vốn của người dân ngày càng cao chứng tỏ người dân đã mở rộng sản xuất về quy mô và hình thức góp phần nâng cao đời sống ổn định kinh tế. Cần Thơ là địa bàn rất tiềm năng nên các hộ SXKD ngày càng được gia tăng để phù hợp với nhu cầu trên đị bàn nên đây có thể là đối tượng có tiềm năng rất lớn. Do đó NH cần phải có những giải pháp tích cực nhằm tránh đánh mất thị phần với các NHTM khác trên địa bàn nhằm đảm bảo nguồn thu nhập và nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng.

Tóm lại, doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng có sự tăng giảm qua 3 năm. Doanh số cho vay đối với cá nhân, hộ kinh doanh và doanh nghiệp cũng có sụ tăng giảm tương tự nhưng doanh số cho vay đối với doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao hơn trong doanh số cho vay ngắn hạn. Sơ dĩ nó chiếm tỷ trọng cho vay cao là do NH luôn trú trọng và tập trung đối với các doanh nghiệp là rất phù hợp với xu thế phát triển kinh tế và kế hoạch đã đề ra trước của ngân hàng. Tuy nhiên, cân có sự gia tăng tỷ trọng cho các cá nhân, hộ kinh doanh, sự chưa đáp ứng được nhu cầu vốn của các thành phần kinh tế này, vì vậy trong những năm tới ngân hàng đã có kế hoạch sẽ mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế này.

2.4.1.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Bảng 2.5: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

( Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 3.116.000 2.482.880 2.500.600 -633.120 -20,32 17.720 0,71 Cá nhân, hộ KD 46.000 38.300 134.030 -7.700 -16,74 95.730 249,95 Tổng 3.162.000 2.521.180 2.634.630 -640.820 -20,27 113.450 4,50

Hình 2.5:Biểu đồ thể hiện doanh số thu nợ ngắn hạn theo thành phần kinh tế

Với phương châm “chất lượng, an toàn, hiệu quả, bền vững” cùng với doanh số cho vay, thu nợ là một vấn đề mà Techcombank Cần Thơ đặc biệt quan tâm. Dựa vào doanh số thu nợ ta biết được tình hình quản lý vốn, hiệu quả vốn đầu tư, tính chính xác khi thẩm định đánh giá khách hàng để cho vay vốn của cán bộ tín dụng. Do đó, công tác thu nợ được xem là một việc hết sức quan trọng và cần thiết trong nghiệp vụ tín dụng. Việc thu nợ được tiến hành theo kỳ hạn trả nợ thoả thuận trong hợp đồng tín dụng, nếu tới ngày đáo hạn khách hàng không trả nợ, thì tùy từng trường hợp cụ thể mà có biện pháp xử lý thích hợp.

Những con số từ bảng số liệu và biểu đồ cho thấy doanh số thu nợ ngắn hạn có xu hướng giảm tăng qua các năm. Năm 2010 giảm với tốc độ 20,27% so với năm 2009, đến năm 2011 doanh số thu nợ lại tăng 4,50% so với năm 2010. Điều này cũng khá hợp lý vì doanh số cho vay của ngân hàng cũng giảm tăng qua các năm. Cụ thể thể hiện qua các đối tượng sử dụng vốn như sau:

* Đối với các doanh nghiệp

Doanh số thu nợ của ngân hàng đối với các doanh nghiệp có sự biến động qua 3 năm. Năm 2010 thu được 2.482.880 triệu đồng giảm khoảng 633.120 triệu đồng (giảm 20,23%) so với năm 2009. Đến năm 2011 doanh số thu nợ lại tăng 17.720 triệu đồng (tăng khoảng 0,71%) so với năm 2010. Nguyên nhân doanh số thu nợ của năm 2011 của ngân hàng tăng như đã trình bày ở phần trên do ngân hàng tập trung chú trọng đến các doanh nghiệp do đó doanh số thu hồi nợ của ngân hàng đối với doanh nghiệp liên tục tăng.

Doanh số thu nợ của cá nhân, hộ KD của ngân hàng cũng có sự giảm tăng qua các năm, năm 2010 doanh số thu nợ là 33.300 triệu đồng giảm 7.700 triệu đồng (khoảng 16,74%) so với năm 2009. Đến năm 2011 thì doanh số thu nợ là 134.030 triệu đồng tức là tăng 95.730 triệu đồng. Có kết quả như vậy mặc dù doanh số cho vay qua các năm đối với cá nhân, hộ KD không ổn định nhưng tình hình thu nợ tăng dột biến trong năm 2011 qua đó thấy được công tác quản lý nợ ở ngân hàng là rất tốt và cũng một phần là do thiện chí trả nợ của người dân, nếu người dân hoạt động sản xuất có hiệu quả thì sẽ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.

2.4.1.3. Dư nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế

Bảng 2.6: Dư nợ ngắn hạn phân theo thành phần kinh tế

( Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Doanh nghiệp 497.700 262.820 412.220 -234.880 -47,19 149.400 56,84 Cá nhân, hộ KD 16.300 55.000 20.970 38.700 237,42 -34.030 -61,87 Tổng 514.000 317.820 433.190 -196.180 -38,17 115.370 36,3

[Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Techcombank Cần Thơ]

Nhìn chung, dư nợ ngắn hạn qua 3 năm tăng giảm không đều. Năm 2009 tổng dư nợ là 514.000 triệu đồng thì bước sang năm 2010 đã giảm 38,17% về tương đối và 196.180 triệu đồng về tuyệt đối. Đến năm 2011 dư nợ lại tăng trở lại đạt 433.190 triệu đồng, tăng 115.370 triệu đồng (tăng 36,30%) so với năm 2010.

* Đối với các doanh nghiệp

Dư nợ ngắn hạn đối với các doanh nghiệp tăng giảm không ổn định. Năm 2010 doanh số dư nợ ngắn hạn là 262.820 triệu đồng giảm 234.880 triệu đồng so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 thì doanh số dư nợ ngắn hạn lại tăng và đạt 412.220 triệu đồng tăng 149.400 triệu đồng so với năm 2010 (tăng khoảng 56,84%). Nguyên nhân dư nợ ngắn hạn tăng trưởng không đều là do NH chưa chú trọng vào việc mở rộng quy mô, khuyến khích các DN hoạt động. Do đó, NH cần phải cải thiện và nâng cao các biện pháp tín dụng nhằm giữ chân các khách hàng cũ, thu hút các khách hàng mới để tạo thêm nguồn thu nhập cho ngân hàng.

* Đối với cá nhân, hộ KD

Cũng như dư nợ đối với các DN, dư nợ đối với cá nhân, hộ KD tăng trưởng cũng không ổn định. Điều này được biểu hiện qua dư nợ vào năm 2009 là 16.300 triệu đồng, đến năm 2010 có sự tăng trưởng vượt bật lên đến 237,42% so với năm 2009, năm 2011 con số này lại giảm 61,87% so với năm 2010 và chỉ đạt được mức dư nợ là 20.970 triệu đồng. Nguyên nhân làm cho dư nợ năm 2010 tăng đột biến là do sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất: chuyển diện tích đất trồng lúa năng suất thấp kém hiệu quả, hoang hoá sang nuôi cá nên nhu cầu về vốn của các hộ dân phục vụ cho sản xuất tăng nên đã làm cho dư nợ tăng. Bởi Cần Thơ là thành phố phát triển nên kinh tế vẫn còn rất nhiều hộ gia đình nhỏ lẻ, vì vậy cần đầu tư thêm vào đối tượng hộ KD là hoàn toàn phù hợp với tình hình hiện nay. Nhưng trong tương lai Techcombank Cần Thơ cần phải nổ lực hơn nữa để không những vẫn duy trì được quan hệ tốt với các hộ kinh doanh cá thể để tỷ trọng cho vay, thu nợ cũng như dư nợ của các đối tượng có thể tương đương nhau.

2.4.2. Phân tích tình hình cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

2.4.2.1. Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 2.7: Doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

( Đơn vị tính: Triệu đồng)

Chỉ tiêu Năm Năm Năm So sánh

- Số liệu Còn sai

- Sử dụng đơn vị và phân cách đơn vị phải thống nhất - Chữ canh lề trái, số canh lề phải, tỷ lệ canh giữa lấy lẻ 2 số

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nông, thủy sản 2.387.810 1.678.650 2.083.200 -709.160 -29,70 404.550 24,10 TM-DV 441.760 368.980 393.800 -72.780 -16,48 24.820 6,73 Xây dựng 256.050 203.440 185.000 -52.610 -20,55 -18.440 -9,06 Khác 248.380 73.930 88.000 -174.450 -70,24 14.070 19,03 Tổng 3.334.00 0 2.325.000 2.750.000 -1.009.000 -30,26 425.000 18,28

[Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Techcombank Cần Thơ]

Hình 2.7: Biểu đồ thể hiện doanh số cho vay ngắn hạn theo ngành kinh tế

* Đối với sản xuất nông, thủy sản

Ta thấy trong ngắn hạn những món vay sản xuất nông, thủy sản chiếm tỷ trọng rất cao đó cũng là điều khá hợp lý vì mục đích chính của ngân hàng là cho các doanh nghiêp vay để xuất khẩu nông nghiệp. Biểu hiện ở chỗ doanh số cho vay ngắn hạn đối với nông, thủy sản là có sự biến động nhu sau. Năm 2009, doanh số cho vay ngắn hạn là 2.387.810 triệu đồng nhưng đến năm 2010 lại giảm đi 709.160 triệu đồng (giảm 29,70%) so với năm 2009, nhưng đến năm 2011 doanh số cho vay lại tăng đạt 2.083.200 triệu đồng tức tăng 404.550 triệu đồng so với năm 2010. Doanh số cho vay đối với mục đích nông, thủy sản tăng có sự biến động như vậy là ở Cần Thơ (đặc biệt là ở Ô Môn, Thôt Nốt) có diện tích canh tác lớn, đa số người dân sống bằng nghề nông nghiệp mà chủ yếu là trồng trọt và

nuôi cá tra, cá basa….. Vì vậy đa số các doanh nghiệp lớn trên địa bàn là doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo và thủy sản. Doanh số cho vay đạt được kết quả này là do doanh nghiệp có xu hướng đẩy mạnh xuất khẩu nông, thủy sản. Hơn nũa còn do thói quen của các doanh nghiệp khi nợ đến hạn trả vay có nhu cầu vay lại cao hơn để mở rộng sản xuất cho chu kỳ tiếp theo.

* Thương mại dịch vụ

Doanh số cho vay đối vơi mục đích thương mại dịch vụ cũng có sụ tăng giảm qua 3 năm. Doanh số cho vay giảm vào năm 2010 và đến năm 2011 thì tăng trở lại. Năm 2010 doanh số cho vay đạt 368.980 triệu đồng giảm tuyệt đối là 72.780 triệu đồng, giảm tương đối là 16,48%. Năm 2011 doanh số cho vay tăng tuyệt đối là 24.820 triệu đồng (tăng khoảng 6,73%) và đạt 393.800 triệu đồng. Nguyên nhân doanh số cho vay của nghành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp trong tỷ trọng cho vay ngắn hạn là do trước đây ngân hàng chú trọng đầu tư vào các hộ sản xuất nông, thủy sản, lãng quên đến các hộ kinh doanh thương mại dịch vụ. Mặt khác, các hộ kinh doanh dịch vụ chủ yếu là ở các chợ, việc tài sản thế chấp để vay tiền gặp nhiều khó khăn do một số hộ không làm được giấy chủ quyền nhà, nên gặp khó cho ngân hàng khi cho vay. Hiện nay, Techcombank Cần Thơ đã tháo gỡ được những trở ngại trên và hướng mở rộng đầu tư vào ngành này để nâng cao doanh số cho vay đối với ngành TM-DV. Đây có thể là lĩnh vực khá hấp dẫn thu hút vốn đầu tư của nhiều tổ chức kinh tế cũng như các NHTM trên điạ bàn do đó ngân hàng nên xem thương mại dịch vụ là ngành mũi nhọn để tập trung đầu tư nhiều hơn vào lĩnh vực này để có thể tăng nguồn thu nhập.

* Xây dựng

Qua bảng số liệu ta thấy doanh số cho vay ở lĩnh vực này đều giảm qua các năm cụ thể là ở năm 2009 là 256.050 triệu đồng, sang năm 2010 con số này giảm đi 52.610 triệu đồng đạt 203.440 triệu đồng (giảm 25,55%) so với năm 2009. Đến năm 2011 con số này tiếp tục giảm và đạt 185.000 triệu đồng tương ứng với số giảm 18.440 triệu đồng (giảm 9,06%) so với năm 2010. Nguyên nhân của sự giảm sút này là do tình hình kinh tế trong những năm qua đang gặp khó khăn đặc biệt là sự đóng băng của bất động sản và một số công trình xây dựng không được thi công nên đã tác động trực tiếp đến doanh số cho vay của ngân hàng ở lĩnh vực này.

Ngoài các lĩnh vực cho vay trọng điểm thì ngân hàng còn đầu tư vào các lĩnh vực khác như: cho vay tiêu dùng, bờ bao, xuất khẩu lao động, cầm cố, nước sạch, điện thắp sáng … Mục đích cho vay này dường như không được ngân hàng quan tâm đến nên đã có sự tăng giảm không ổn định qua các năm. Năm 2010 giảm đến 174.450 triệu đồng giảm khoảng 70,24%. Đến năm 2011 doanh số cho vay có tăng 14.070 triệu đồng tức tăng khoảng 19,0%. Sỡ dĩ có sụ tăng giảm như vậy là do theo chiều phát triển kinh tế và sự điều tiết của Chính Phủ thì hoạt động này cũng không được khuyên khích vì nó không mang tầm vĩ mô vực dậy nền kinh tế đang trong giai đoạn hậu của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới.

2.4.2.2. Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

Bảng 2.8: Doanh số thu nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế

( Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Nông, thủy sản 2.064.150 1.751.350 2.028.170 -312.800 -15,15 276.820 15,81 TM-DV 633.030 440.470 347.390 -192.560 -30,42 -93.080 -21,13 Xây dựng 173.590 236.680 173.230 63.090 36,34 -63,.450 -26,81

Một phần của tài liệu Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Chi Nhánh Cần Thơ (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w