Tóm tắt chương 1

Một phần của tài liệu Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Chi Nhánh Cần Thơ (Trang 34)

Tóm lại, với những ưu điểm như: thời gian thu hồi vốn nhanh, hạn chế được nhiều rủi ro… Vì thế tín dụng ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN CỦA TECHCOMBANK CẦN THƠ 2.1. Sơ lược về NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chi nhánh Cần Thơ 2.1.1. Gới thiệu Techcombank Cần Thơ

Cần Thơ có vị trí địa lý rất thuận lợi không nhũng thế Cần Thơ còn có nhiều tiềm năng về kinh tế xã hội để thu hút đầu tư phát triển thành vùng kinh tế trọng điểm của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hệ thống NHTM trên địa bàn thành phố Cần Thơ đã có sự phát triển về qui mô lẫn loại hình. Bên cạnh đó, NHTM quốc doanh vẫn đang giữ vị trí vốn có của nó, hàng loạt các NHTM cũng khai trương và đi vào hoạt động, và ngày càng thích nghi, chiếm thị phần nhiều hơn. Trước tình hình đó, để mở rộng phạm vi hoạt động và góp phần hoàn thiện, ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đã được

thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 24/04/2007. Trụ sở của ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh Cần Thơ đặt tại 293F Trần Văn Khéo, phường Cái Khế, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Từ khi thành lập đến nay chi nhánh không ngừng thay đổi phương thức hoạt động, cung ứng dịch vụ, trang bị cơ sở vật chất để đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.

2.1.2. Bộ máy tổ chức, hoạt động tại Chi Nhánh Cần Thơ 2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức 2.1.2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức

Bộ phận Kinh doanh cá nhân

Chi Nhánh (Ban giám đốc) Giám Đốc Trưởng phòng Dịch Vụ Khách Hàng Bộ phận kế toán giao dịch

Kiểm soát viên

Bộ phận kho quỹ Trưởng quỹ Trưởng phòng Dịch Vụ Doanh Nghiêp Bộ phận

Kinh doanh doanh nghiệp Kinh doanh doanh nghiệpBộ phận hỗ trợ Tổ trưởng Chuyên viên Nhân viên Trưởng phòng Dịch Vụ Cá Nhân Bộ phận hỗ trợ Kinh doanh cá nhân Tổ trưởng Chuyên viên Nhân viên Phòng Hành Chính Văn Phòng Tài xế Tổ bảo vệ

Hình 2. 1: Sở đồ cơ cấu tổ chức tại ngân hàng Techcombank Cần Thơ

2.1.2.2. Chức năng và nhiệm vụ tổng quát của các phòng ban Ban giám đốc Ban giám đốc

- Giám đốc: Giám đốc chi nhánh là đại diện theo uỷ quyền và là người điều hành mọi hoạt động của chi nhánh trong phạm vi phân cấp quản lý phù hợp với quy chế tổ chức hoạt động sở giao dịch/chi nhánh và các quy định khác của ngân hàng Techconbank Cần Thơ. Giám đốc trực tiếp chỉ đạo khối công tác tổ chức hành chính, kiểm tra kiểm toán nội bộ, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc ngân hàng Techcombank Việt Nam.

Phòng dịch vụ khách hàng

Bộ phận kế toán giao dịch

Trong bộ phận kế toán giao dịch gồm có kiếm soát viên, giao dịch viên, chuyên viên ATM.

Thực hiện thu chi quĩ với khách hàng trong hạn mức được giao dịch,

khách hàng về các sản phẩm dịch vụ, đề xuất các ý kiến nhằm phục vụ cho công tác cải tiến sảm phẩm, dịch vụ. Tư vấn, hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng. Giới thiệu, quảng bá các sản phẩm dịch vụ, các chương trình khuyến mãi của ngân hàng đến khách hàng.

Tổ chức hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán, nghiệp vụ huy động vốn,... Xây dựng kế hoạch tài chính và phân tích báo cái tài chính hàng năm, tham mưu cho Giám đốc về việc điều hành kế hạch tài chính cũng như kiểm soát chi tiêu và quản lý tài sản của NH.

Bộ phận kho quỹ

Có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hàng ngày. Trực tiếp trong việc thu ngân và giải ngân khi có phát sinh trong ngày. Cuối mỗi ngày khóa sổ ngân quĩ, kết hợp với kế toán theo dõi nghiệp vụ ngân quĩ phát sinh mỗi ngày để điều chỉnh kịp thời khi có sai sót, lên bản cân đối vố và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên Ban Giám Đốc.

Phòng dịch vụ ngân hàng cá nhân và phòng dịch vụ ngân hàng doanh nghiệp

Gồm có: Bộ phận kinh doanh và bộ phận hỗ trợ kinh doanh.

Bộ phận kinh doanh

-Tiếp xúc tìm hiểu và tiếp nhận hồ sơ vay vốn.

-Thu thập thông tin, phân tích khách hàng, khoản vay và lập báo cáo thẩm định.

-Soạn thảo các hợp đồng có liên quan.

-Tiệp nhận hồ sơ giải ngân, lập đề xuất giải ngân. -Kiểm tra, giám sát khách hàng, khoản vay. -Lập báo cáo đề xuất điều chỉnh tín dụng.

-Thực hiện phân loại nợ, xếp hạn tín dụng, chấm điểm khách hàng.

Chịu trách nhiệm: tìm kiếm khách hàng, phát triển hoạt động tín dụng chính xác trung thực đối với các thông tin về khách hàng.

- Kiểm tra đầy đủ hợp lệ của hồ sơ giải ngân; cấp bảo lãnh và các điều kiện giải ngân; cấp bảo lãnh so với nội dung hợp đồng tín dụng đã kí. Lập tờ trình giải ngân, cấp tín dụng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Kiểm tra rà soát đảm bảo tín dụng đầy đủ, chính xác của hồ sơ tín dụng theo quyết định.

Phòng hành chính-văn phòng

Trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động, theo dõi thực hiện nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, thực hiện kế hoạch đào tạo và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực; đảm bảo nhu cầu phát triển của chi nhánh theo quy định.

Thực hiện các công tác hậu cần và chịu trách nhiệm đảm bảo điều kiện vật chất, đảm bảo an ninh cho hoạt động của chi nhánh, đảm bảo điều kiện làm việc và an toàn lao động của cán bộ công nhân viên; trực tiếp quản lý, mua sắm bảo quản tài sản đảm bảo sử dụng có hiệu quả và tiết kiệm.

2.2. Đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh tại Techcombank Cần Thơ qua3 năm (2009-2011) 3 năm (2009-2011)

Bảng 2.1: Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (2009-2011)

( Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 90.000 119.000 129.000 29.000 32,22 10.000 8,4 Chi phí 76.000 106.000 112.000 30.000 39,47 6.000 5,66 Lợi nhuận 14.000 13.000 17.000 -1.000 -7,14 4.000 30,77

Hình 2.2: Biểu dồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm - Thu nhập

Qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NH qua 3 năm từ 2009 - 2011, doanh thu tăng tương đối qua các năm. Cụ thể, năm 2009 tổng doanh thu là 90.000 triệu đồng, con số này năm 2010 là 119.000 triệu đồng tăng 29.000 triệu đồng tương đương tăng 32,22% so với năm 2009. Năm 2011 tổng doanh thu có tăng nhưng tốc độ không bằng năm 2010, tổng doanh thu của năm 2011 là 129.000 triệu đồng chỉ tăng 10.000 triệu đồng tương đương tăng 8,4% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự tăng trưởng không cao doanh thu năm 2011 là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế châu âu đã tác động mạnh mẽ tới nền kinh tế Việt Nam năm 2011 trên tất cả các lĩnh kinh doanh và ngành ngân hàng cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên việc tổng thu nhập tăng qua các năm chứng tỏ rằng ngân hàng đã biết cách khắc phục những khó khăn chung và sớm thích ứng để vượt qua và hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng hiệu quả, quy mô hoạt động ngày càng được mở rộng.

- Chi phí

Cũng như các loại hình kinh doanh khác, để có được doanh thu thì ngân hàng cũng bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Nhìn chung thì chi phí của NH tăng qua 3 năm. Năm 2009, tổng chi phí hoạt động là 76.000 triệu đồng. Năm 2010 thì chi phí có sự tăng mạnh, tăng thêm 30.000 triệu đồng tăng khoảng 39,47% so với năm 2009 và đạt mức 106.000 triệu đồng. Đến năm 2011 thì chi phí chỉ tăng nhẹ so với 2010 và ở mức 112.000 triệu đồng tức tăng 6.000 triệu dồng tương đương

5,66%. Trong tổng chi phí hoạt động của ngân hàng thì chi phí sử dụng vốn tức chi phí trả lãi huy động vốn chiếm tỉ lệ cao trong tổng chi phí, chiếm trên 80% trong tổng chi phí. Việc chi phí của ngân hàng tăng qua các năm do phần lớn sự gia tăng của chi phí trả lãi vay, còn lại là chi nhân viên, nộp thuế và chi phí khác.

- Lợi nhuận

Lợi nhuận qua 3 năm giảm, tăng không đều, năm 2009 lợi nhuận là 14.000 triệu đồng, năm 2010 là 13.000 triệu đồng, giảm tuyệt đối so với năm 2009 là 1.000 triệu đồng, giảm số tương đối là 7,14%. Qua năm 2011 lợi nhuận tăng lên đáng kể đạt 17.000 triệu đồng tăng 4.000 triệu đồng so với năm 2010 và tương ứng là 30,77%. Kết quả thu nhập 3 năm biến động như vậy cho thấy không phải là do ngân hàng kinh doanh kém hiệu quả trong năm 2010, sở dĩ lợi nhuận 2010 giảm là do tốc độ tăng chi phí lớn hơn doanh thu nguyên nhân là do nhu cầu vốn trong năm 2010 giảm sút nghiêm trọng đặc biệt là đối với ngân hàng, nên ngân hàng phải đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn vì vậy chi phí trả lãi tăng cao. Năm 2011 lợi nhuận tăng là nhờ phần lớn vào sự hoạt động hiệu quả của cán bộ tín dụng trong công tác thu lãi và nợ quá hạn. Với tình hình hiện tại cho thấy hoạt động của ngân hàng đã có dấu hiệu khôi phục sau thời kỳ sụt giảm.

Tóm lại, mặc dù môi trường kinh doanh không thuận lợi nhưng nó là đòn bẫy kích thích nhân viên ngân hàng trong quá trình làm việc. Và nhờ có chiến lược kinh doanh đúng đắn nên tình hình hoạt động của ngân hàng ngày càng hiệu quả, đời sống nhân viên được đảm bảo, có điều kiện trang bị cơ sở vật chất, mở rộng quy mô hoạt động để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của người dân.

2.2.1. Thuận lợi

- Tuy mới được thành lập nhưng ngân hàng đã có một lượng khách hàng

ổn định, có uy tín cao, là địa chỉ đáng tin cậy cho khách hàng trong tỉnh.

- Thành phố Cần Thơ là thành phố tiềm năng nên cơ hội cho các chủ đầu tư là rất lớn. Do đó, lượng khách hàng này trong tương lai sẽ là những cộng sự trong hợp tác.

- Tốc độ tăng trưởng khá cao và ổn định.

- Trụ sở làm việc rộng lớn. Trang bị đầy đủ những thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ tốt cho công tác kinh doanh và vận hành.

- Trụ sở đặt tại trung tâm thương mại của thành phố tỉnh nên rất thuận lợi cho việc giao dịch và gặp gỡ khách hàng.

- Đội ngũ nhân viên có năng lực chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm; ban lãnh đạo có tinh thần trách nhiệm cao, sâu sát và nhanh nhạy.

- Ngân hàng đã chủ động và tích cực xây dựng một hệ thống công nghệ hoàn chỉnh trong nghiệp vụ kế toán, tín dụng, thẩm định phù hợp với các hoạt động của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay.

- Công tác kiểm tra, kiểm soát được tăng cường chặt chẽ vì thế sai sót được phát hiện, xử lý kịp thời, tiêu cực phát sinh ảnh hưởng xấu đến hoạt động của ngân hàng được ngăn chặn.

- Chủ trương tập trung cho vay những món vay lớn do đó thuận lợi trong công tác quản lý khách hàng.

2.2.2. Khó khăn

- Công tác thông tin, tuyên truyền phổ biến chủ trương, thủ tục hồ sơ vay vốn, chính sách tiền gửi của Techcombank Cần Thơ tới mọi người dân còn hạn chế, công tác tiếp thị còn bất cập.

- Việc hoàn chỉnh hồ sơ thế chấp các đơn vị DN còn chậm, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu hồi nợ tồn đọng khó đòi.

- Việc khắc phục những tồn tại cũ, kiến nghị của các đoàn thanh tra, kiểm tra còn chậm.

- Các địa phương chưa có chính sách quy định cụ thể về việc xử lý nợ, đồng thời ý thức trả nợ của người dân chưa cao, có nhiều trường hợp cố tình không trả nợ nên ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi nợ.

2.3. Phân tích tình hình hoạt động tại NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam – Chinhánh Cần Thơ qua 3 năm (2009-2011) nhánh Cần Thơ qua 3 năm (2009-2011)

2.3.1. Tình hình huy động vốn

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm (2009-2011)

( Đơn vị tính: Triệu đồng) Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % TG từ DC 107.610 128.430 101.520 20.820 19,35 -26.910 -20,95

Có kì hạn 97.270 93.090 64.290 -4.180 -4,30 -28.800 -30,94 Không kì hạn 10.340 35.340 37.230 25.000 241,78 1.890 5,35 TG từ tổ chức KT khác 103.390 102.560 62.480 -830 -0,80 -40.080 -39,08 Có kì hạn 93.470 74.380 33.130 -19.090 -20,42 -41.250 -55,46 Không kì hạn 9.920 28.180 29.350 18.260 184,07 1.170 4,15 Tổng 211.000 231.000 164.000 19.990 9,47 -66.990 -29,00

[Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Techcombank Cần Thơ] Qua bảng trên ta thấy trong tổng nguồn vốn huy động thì tiền gởi có kì hạn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn rất nhiều so với tiền gởi không kì hạn, đăc biệt là tiền gởi từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao hơn tiền gởi từ tổ chức kinh tế khác trong tổng nguồn vốn huy động. Tuy nhiên tiền từ dân cư có sự bến đổi giảm tăng không đều qua 3 năm từ 2009-2011. Cụ thể, tiền gởi từ dân cư năm 2009 là 107.610 triệu đồng, năm 2010 là 128.430 triệu đồng tăng 20.820 triệu đồng (tăng 19,35%) so với năm 2009, năm 2011 là 101.520 triệu đồng, giảm 26.910 triệu đồng (giảm 20,95%) so với năm 2010. Chiếm một phần không nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động chính là tiền gởi từ tổ chức kinh tế khác. Cụ thể, năm 2009 tiền gởi từ tổ chức kinh tế khác là 103.390 triệu đồng, năm 2010 là 102.560 triệu đồng, giảm 830 triệu đồng (giảm 0,80%) so với năm 2009. Đến năm 2011, tiền gởi từ tổ chức kinh tế khác tiếp tục giảm xuống còn 62.480 triệu đồng, giảm 40.080 triệu đồng (giảm 39,08%) so với năm 2010. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do giá vàng có sự biến động mạnh trong những năm này. Chính điều này làm cho khách hàng thích đầu cơ vào vàng hơn là gửi tiền tiết kiệm.

2.3.2. Tình hình cho vay

Bảng 2.3: Tình hình cho vay của ngân hàng qua 3 năm

( Đơn vị tính: Triệu đồng) CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 2011/2010 Số tiền % Số tiền % DS cho vay 4.417.000 3.400.000 3.896.000 -1.017.000 -23,02 496,000 14,59

DS thu nợ 4.116.000 3.737.000 3.806.000 -379.000 -9,21 69,000 1,85

Dư nợ 839.000 502.000 692.000 -337.000 -40,17 190,000 37,85

Nợ xấu 8.000 10.000 15.000 2.000 25,00 5.000 50,00

[Nguồn: Phòng kế toán Ngân hàng Techcombank Cần Thơ]

Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện tình hình cho vay của ngân hàng qua 3 năm Doanh số cho vay.

Những con số từ bảng số liệu cho thấy doanh số cho vay tăng không đều từ năm 2009 đến 2011. Năm 2009 là 4.417.000 triệu đồng, sang năm 2010 ngân hàng cho vay được 3.400.000 triệu đồng, giảm 1.017.000 triệu đồng (giảm 23,02%), nhưng đến năm 2011 doanh số cho vay là 3.896.000 triệu đồng tăng 496.000 triệu đồng so với năm 2010 (tăng 14,59%). Nguyên nhân dẫn đến doanh số cho vay của ngân hàng tăng mạnh vào năm 2011 là: một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh muốn mở rộng qui mô và thị trường nhưng chưa đủ vốn vì thế họ đi vay ngân hàng, mặt khác nhu cầu bổ sung vốn lưu động của các đơn vị ngày càng gia tăng; đội ngũ cán bộ tín dụng chịu khó tìm hiểu đối tượng và lĩnh vực cấp tín dụng nên không chỉ giữ được khách hàng truyền thống mà còn thu hút thêm một số khách hàng mới; Cộng thêm lãi suất của ngân hàng tương đối ổn định và có nhiều ưu đãi đối với khách hàng. Tuy nhiên ở năm 2010 doanh số cho vay có

Một phần của tài liệu Phân Tích Hoạt Động Tín Dụng Ngắn Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam Chi Nhánh Cần Thơ (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(75 trang)
w