Hậu quả của hiện tượng nắng gắt, nhiệt độ quá cao

Một phần của tài liệu Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã y can, huyện trấn yên, tỉnh yên bái) (Trang 68 - 70)

10. Bố cục luận văn

2.2.1 Hậu quả của hiện tượng nắng gắt, nhiệt độ quá cao

Nắng gắt, nhiệt độ tăng rất cao là hiện tượng mà người dân Y Can đang cảm nhận từng ngày từng giờ vào thời tiết mùa hè. Cái nóng đến trên 40 độ C đã làm ảnh hưởng rất lớn tới đời sống, sinh hoạt và sản xuất của con nguời nơi đây.

Hậu quả lớn nhất của hiện tượng nắng gắt nhiệt độ tăng quá cao theo cảm nhận của người dân xã Y Can là làm việc ra nhiều mồ hôi, nhanh mệt mỏi, say nắng, chiếm tới 50,7% (hơn một nửa) số người đựoc hỏi chọn đáp án này. Bởi theo họ, sức khỏe con người là vấn đề cần được đặt lên hàng đầu và đó là quan trọng nhất.

Người dân cho rằng, khi nắng nóng, truớc hết mất nhiều mồ hôi họ không có sức làm việc, làm đồng rất nhanh mệt mỏi. Rồi khi nắng nóng cơ thể mệt không có sức chống chịu với bệnh tật nên ngừơi già và trẻ em hay bị ốm nặng hơn.

Nắng quá cao, không ra đồng làm việc đựơc, người dân ở nhà hoặc ra rừng ngồi chơi tránh nắng. Đa số người dân cho rằng, tiếc thời gian lắm, nhưng không biết làm sao với thời tiết này cả, vì nóng chỉ ngồi thở cũng rất mệt rồi, huống chỉ làm việc. Mà không có sức khỏe thì không làm việc được, nên đành chấp nhận ngồi chơi.

Ngoài ra, còn có tới 35,6% số người trả lời hậu quả của nắng nóng làm thiếu nước sinh hoạt và gây ra hạn hán gây chết cây trồng (8,1%). Thiếu nước dẫn đến hạn hán thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp và thiếu nước ăn. Nếu nắng nóng kéo dài vào đúng thời vụ gieo cấy thì không cung cấp đủ nước cho cây cối.

Trả lời về việc hậu quả của nắng quá gắt với cây trồng, anh Lê Xuân T, người

dân thôn Quyết Thắng cho hay: “Với cây trồng, theo chu kỳ sinh trưởng, nếu thời tiết tốt sẽ phát triển bình thường. Nhưng khi cây đang lúc lớn, gặp trời nắng quá to, cây lại đang kỳ con gái sẽ bị cháy cổ bông luôn. Nhiều khi người dân lại cho rằng đó là bệnh đạo ôn, bệnh khô vằn, nhưng lại chưa xem đó có phải là bệnh do thời

tiết hay không? Nên đó cũng là một việc cần xem xét. Rồi cây ngô đang trong thời kỳ thụ phấn gặp nắng to sẽ không thụ phấn được. Cây vẫn có bắp nhưng lép chẳng có hạt nào...”.

”Nghiêm trọng hơn nữa, nguồn nước hàng ngày người dân ăn uống và sinh hoạt chủ yếu lấy từ mạch nước ngầm là giếng khoan và từ khe suối. Nếu nắng quá, nước khe suối bị bốc hơi, mạch nước ngầm cũng bị ảnh huởng dẫn đến nhiều nơi trong xa thiếu nước cho sinh hoạt. Điền hình như thôn Tự Do, đã có tới 20 hộ dân thiếu nước ăn trong mùa hè năm nay”. – Phó Bí thư thôn Tự Do Trần Xuân Đ. nói.

Bảng 2.13: Hậu quả nhiệt độ tăng rất cao

Hậu quả nhiệt độ tăng rất cao Số lượng người Tỷ lệ (%) Làm việc ra nhiều mồ hôi, nhanh mệt mỏi, say nắng 100 50,7 Thiếu nước sinh hoạt thường ngày, hạn hán 70 35,6

Sản xuất kinh doanh ngừng trệ 11 5,6

Cây cối, hoa màu bị chết hoặc sinh trưởng kém 16 8,1

Khác (xin ghi rõ…) 0 0,0

Tổng 197 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

Ở Y Can là một xã nghèo, hoạt động kinh doanh rất nhỏ lẻ, chỉ có khoảng 10 cơ sở sản xuất nhỏ lẻ như cơ khí, bán hàng tạp hóa. Khi có hiện tượng nắng gắt, hoạt động kinh doanh cũng bị ngừng trệ hơn. Với người dân xã Y Can, hầu hết họ đều không biết đến điều hòa nhiệt độ làm giảm nhiệt là gì? Bởi họ nói: Xã mới có điện gần 10 năm nay, trước đây người dân toàn phải thắp đèn dầu để sinh hoạt hàng ngày, bây giờ có điện sáng mọi hoạt động mới triển khai tốt hơn. Họ chỉ biết đến cái quạt điện chứ chưa hề biết đến điều hòa. Khác với người dân ở các thành phố lớn, nếu mùa hè điều hòa là vật dùng không thể thiếu trong các gia đình, cơ quan, xí nghiệp, cơ sở sản xuất thì người dân Y Can lại hoàn toàn không biết về điều hòa. Chính vì thế, nắng gay gắt, các cơ sở kinh doanh cơ khí cũng ngừng làm việc để tránh cái nóng oi bức này.

Hình 2.5: Nắng nóng là nguyên nhân chủ yếu gây cháy rừng

Hậu quả của nắng nóng là khôn lường, nhưng có ai ngờ được, chính nắng nóng đã làm người dân thiệt hại những cánh rừng lớn. Mùa hè năm 2013, cái nóng mùa hè lên đến 42 độ C đã châm ngòi cho ngọn đuốc cháy rừng. Thôn An Thành là thôn có chủ yếu dân tộc Dao sinh sống, người Dao là dân tộc có nhiều rừng vì họ sống chủ yếu sâu trong cánh rừng. Cái nắng nóng năm 2013 đã thiêu đốt 78 hec ta rừng, thiệt hại ước tính lên đến hàng tỷ đồng. Nguyên nhân cháy rừng theo chị Vũ Thị H,

người dân trong thôn kể lại: Nắng nóng quá, nước lại không có, nắng hạn đất rừng nứt nẻ dẫn đến rừng bị cháy một nhà đã lan sang nhà bên cạnh thành đám cháy lan trên diện rộng. Những cánh rừng là máu và nước mắt của chúng tôi hàng chục năm vun trồng và chăm sóc giờ thành tro bụi. Lại trở về với việc làm đất, vun trồng và chăm sóc cây từ lúc còn nhỏ, chúng tôi khóc trong nước mắt nhưng không biết kêu ai, vì thời tiết quá khắc nghiệt, thiên nhiên quá phụ lòng người”. Nghẹn lòng trong lời chia sẻ, chị H. sụt sùi giọt nuớc mắt, năm đó, nhà tôi bị cháy mất 2 hecta rừng già đã gần đến ngày thu hoạch. Mất rừng không có thu hoạch, không có tiền, cháu lớn trong nhà phải nghỉ học từ năm lớp 9 để theo mẹ lên nương.

Một phần của tài liệu Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã y can, huyện trấn yên, tỉnh yên bái) (Trang 68 - 70)