Cảm nhận của người dân xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái về

Một phần của tài liệu Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã y can, huyện trấn yên, tỉnh yên bái) (Trang 60 - 68)

10. Bố cục luận văn

2.1.3 Cảm nhận của người dân xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái về

về hiện tượng thời tiết cực đoan

Đối với người dân, hiện tượng thời tiết cực đoan là một vấn đề khá mới, đa số người dân chưa hiểu rõ thế nào nào là hiện tượng thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu, các biểu hiện hiện tượng thời tiết cực đoan, nguyên nhân cũng như tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan, họ thường cho rằng hiện tượng thời tiết cực đoan hay biến đổi khí hậu là do ô nhiễm môi trường như rác thải, nước thải và thường nhẫm lẫn biến đổi khí hậu và thiên tai.

Tuy nhiên thông qua các cuộc phỏng vấn sâu, thảo luận nhóm với người dân và cán bộ xã cho thấy cảm nhận của người dân địa phương về sự thay đổi thời tiết

khí hậu rõ rệt, đa số người dân và cán bộ xã lâu năm được hỏi đều cho rằng: Trước đây thời tiết có 4 mùa rõ rệt (Xuân – Hạ - Thu - Đông) nhưng hiện nay thì không còn rõ rệt như vậy nữa mà có khi giữa mùa Đông lại có ngày nắng nóng như mùa hè, có khí giữa mùa Hè lại có những ngày mà ban đêm lạnh phải đắp chăn, đặc biệt họ không có cảm nhận rõ về thời tiết vào mùa Xuân và mùa Thu.

Thời tiết các mùa không theo quy luật như trước đây. Trưởng thôn Tự Do (Ông Trần Chí T.) cho biết “như mấy hôm nay theo lịch là tháng 7 âm, theo quy luật là thời gian này có mưa Ngâu, ông Ngâu bà Ngâu gặp nhau sẽ có mưa nhiều và thời tiết mát mẻ hơn, nhưng từ đầu tháng đến nay chẳng có mưa gì cả và trời nắng nóng còn hơn cả giữa mùa hè tháng 6”.

Đa số người dân cho rằng sự biến đổi về nhiệt độ (nóng, lạnh), mưa (lượng mưa, thời gian mưa) và diễn biến thiên tai ở mức cao (84,3% cho rằng sự biến đổi khí hậu với mức độ biến đổi nhiều), chỉ có 11,7 % cho rằng khí hậu có sự biến đổi vừa phải. Họ cho rằng nhiệt độ tăng lên rất nhiều, mưa cũng nhiều hơn, kéo dài hơn.

(Bảng 2.7). Bởi vì đầu năm 2014 từ tháng 1 đến tháng 4 xảy ra hiện tượng mưa liên

tục trong thời gian gần 4 tháng, tuy lượng mưa không lớn. So sánh với số liệu quan trắc về lượng mưa trung bình cũng như lượng mưa ở cả mùa mưa và mùa khô đều có xu hướng giảm nhưng không rõ rệt, lượng mưa giảm không đáng kể nên người dân khó cảm nhận một cách hoàn toàn về lượng mưa giảm, tuy nhiên khi hỏi về hiện tượng hạn hán thì đa số cho rằng tình hình hạn hán ngày càng nghiêm trọng trong khí nhà nước đã hỗ trợ cải thiện đáng kể hệ thống thủy lợi.

Qua phỏng vấn sâu cho thấy về mưa có sự biến đổi cũng khá lớn, đặc biệt về diễn biến phức tạp, như có thời điểm mưa liên tục kéo dài trong thời gian lâu, có thời điểm thì khô hạn kéo dài, sau đó khi mưa thì mưa rất to, theo ý kiến người dân trong những năm gần đây số cơn mưa to xuất hiện nhiều. Bên cạnh đó hiện tượng mưa bất thường cũng xảy ra, ví dụ như: địa điểm mưa, có khi mưa tập trung rất to ở một địa điểm nào đó nhưng khu vực bên cạnh thì nắng hạn. Trong địa bàn 1 thôn có thời điểm ở giữa thôn thì mưa to, ở cuối thôn lại không mưa.

Về thiên tai thì người dân hiểu rất rõ về các loại thiên tai, diễn biến, ảnh hưởng của các loại thiên tai, cũng như nắm được cách ứng phó với thiên tai. Với sự biến đổi khí hậu thiên tai diễn biến phức tạp, khó lường khó dự đóán, gia tăng về cường độ và tần xuất cũng được đa số người dân khẳng địn).

Bảng 2.7: Sự biến đổi khí hậu trong 20 năm qua

Sự biến đổi của khí hậu Số lượng người Tỷ lệ (%)

Biến đổi nhiều 166 84,3

Biến đổi vừa phải 23 11,7

Biến đổi ít 8 4,0

Không thay đổi 0 0,0

Tổng 197 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

2.1.3.1 Cảm nhận của người dân về hiện tượng nắng gắt, nhiệt độ quá cao và

hiện tượng suy giảm nhiệt độ về mùa đông

Qua bảng phân tích số liệu cho thấy, đa số người dân đều cho rằng vào mùa hè nhiệt độ tăng rất cao. Có 73,1% người dân khẳng định nhiệt độ tăng rất cao và chỉ có 1,5% người dân cho rằng nhiệt độ ít tăng. Hầu hết người dân đều cho biết, về ba tháng mùa hè, từ tháng 5 đến tháng 7 nhiệt độ tăng rất cao. Nhiệt độ giao động từ 36 độ C lên tới 41 độ C (có khi trên 41 độ C). Điều này chứng tỏ, nhiệt độ đã tăng lên rõ rệt vào mùa hè. Và điều quan trọng hơn, chúng tôi thấy, hầu hết

người dân đều khẳng định nhiệt độ tăng rất cao vào mùa hè. “Những năm gần đây nhiệt độ mùa hè tăng cao lắm, sáng tinh mơ đã có mặt trời, về trưa, nhiệt độ ngày càng tăng cao hơn, tôi tuởng chừng như mặt trời ở gần sát mặt đất. Cái oi bức và cái nóng mùa hè cháy da cháy thịt và chỉ cần 1 ngọn lửa nhỏ có thể thiêu đốt hàng trăm hecta rừng”(ông Lê Đức N., người dân thôn Hạnh Phúc cho biết).

Hay khi hỏi chuyện bác Nguyễn Văn T. cán bộ thôn Hạnh Phúc cho biết:”

“Nhà tôi có nhiệt kế để đo nhiệt độ, bình thường khi nhiệt độ thay đổi tôi thường lấy ra đo. Những hôm nắng nóng, nếu trong nhà thường 38 độ thì ngoài sân chênh khoảng 4-5 độ. Nhiệt độ ngoài sân có khi gần xấp xỉ 42 – 43 độ C nóng bỏng

đầu. Những hôm nắng nóng cao điểm, nếu nói không ngoa thì người ta thường ví von “đập quả trứng để ngoài sân có thể se lòng quả trứng lại được””.

“Nhà của chúng tôi ở là nhà lá thường mát hơn nhà mái tôn, trẻ con thường sang nhà tôi chơi, nhưng khi nắng nóng mùa hè đến chúng tôi còn không thể ngồi trong nhà trong lúc nắng lên đỉnh điểm” – bá Trần Thị M. chia sẻ.

Bảng 2.8: Sự gia tăng nhiệt độ và mùa hè trong 20 năm qua Sự gia tăng nhiệt độ Số lượng người Tỷ lệ (%)

Rất cao 144 73,1

Vừa phải 50 25,4

Ít tăng 3 1,5

Tổng 197 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

Ngược lại hoàn toàn với mùa hè, khi mùa đông đến, xã Y Can phải hứng chịu những đợt lạnh chưa từng có trong lịch sử những năm qua. Theo bảng điều tra phân tích số liệu, có 78,2 % người dân cho biết, nhiệt độ về mùa đông rất lạnh, điều này chứng tỏ người dân đã có sự cảm nhận lớn về cái lạnh buốt mùa đông, càng chứng tỏ mùa đông ở xã rất lạnh. Có 20,3% người dân trả lời nhiệt độ lạnh vừa phải và 1,5% người dân cho rằng ít lạnh. Lý giải nguyên nhân này, chị Dương Thị H, cán

bộ hội phụ nữ thôn Khe Chè cho biết: Khoảng 10 năm trở lại đây, mùa đông lạnh lắm, những đợt rét đậm rét hại thường kéo dài từ 5-7 ngày, có khi đến 10 ngày. Nhiệt độ có nơi xuống đến 5 độ C, trời rất lạnh. Cái lạnh nơi núi rừng này không giống cái lạnh ở miền xuôi đâu. Lạnh buốt và giá, lại thêm chút hanh khô rất khó chịu. Thời tiết những năm gần đây thay đổi rất nhiều.

Bảng 2.9: Thực tế suy giảm nhiệt độ vào mùa đông trong 20 năm qua Sự suy giảm nhiệt độ Số lượng người Tỷ lệ (%)

Rất lạnh 154 78,2

Vừa phải 40 20,3

Ít lạnh 3 1,5

Tổng 197 100%

(Nguồn: Điều tra cuả tác giả năm 2014)

Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm, nóng ẩm và mưa nhiều. Tuy nhiên, mùa mưa của các vùng trên đất nước có sự khác nhau rõ rệt. Có nơi mưa nhiều, có nơi ít mưa nắng hạn. Xã Y Can thuộc tỉnh Yên Bái hàng năm có lượng mưa khá lớn. Nhưng do địa hình và khí hậu nên khu vực này thường có mưa nhiều

hơn lượng mưa trung bình của tỉnh. Người dân cho biết: Mùa mưa những năm gần đây thường khó đoán lắm, có những năm mưa rất ít, cây cối thiếu nứớc nên sinh trưởng kém. Nhưng mấy năm gần đây, mưa kéo dài hơn, có khi mưa triền miên rả rích suốt 3 tháng trời. Mưa thối đất thối cát, cây cối bị úng nước chết hết hoa màu. Mưa nhiều thì nước sông lên nhanh và lớn, lũ kéo về cũng to hơn.

Bảng 2.10: Thực tế xuất hiện hiện tượng mưa lũ cực lớn trong 20 năm qua

Hiện tượng mưa lũ Số lượng người Tỷ lệ (%)

Mưa lũ rất to 130 66,0

Vừa phải 56 28,4

Ít mưa 11 5,6

Tổng 197 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

Có 66,0% người dân khẳng định mưa lũ rất to, 28,4% người dân cho rằng mưa lũ vừa phải và chỉ có 5,6% người dân nói rằng ít mưa. Điều này cho thấy, số lượng người dân nhận định mưa lũ to gấp đôi số người nhận định mưa vừa phải. Qua đó, càng khẳng định, mưa lũ xuất hiện ngày càng nhiều ở xã Y Can.

“Tôi là nguời sống ở quê hương này từ lúc nhỏ đến bây giờ, trải qua hơn 60 năm sinh sống và làm việc tại đây, tôi đã từng ngày chứng kiến sự đổi thay của quê hương và sự khắc nghiệt của thời tiết. Nắng nóng rồi mưa lũ là những thiên tai mà bà con thường xuyên phải đối mặt trong những năm gần đây. Phải nói rằng, cái nóng như thiêu như đốt chưa từng có đang dần hiện hữu trên quê hương này. Và những cơn mưa lớn, mưa kéo dài cũng nhiều hơn, mưa lớn hơn. Chính trận lũ lịch sử năm 2008 là điển hình cho hậu quả của những cơn mưa lớn dài ngày ở đây. Lũ lớn đổ về, người dân trở tay không kịp, nhà cửa ruộng vườn chìm trong bùn đất, vật nuôi bị chết nhiều, người dân đã nghèo, nay lại càng nghèo hơn” (Ông Triệu Đình K. (dân tộc Dao), nguyên chủ tịch xã Y Can chia sẻ).

2.1.3.3 Cảm nhận của người dân về hiện tượng bão mạnh, cấp độ lớn.

Bảng 2.11: Thực tế xuất hiện hiện tượng bão cực lớn trong 20 năm qua Hiện tượng bão Số lượng người Tỷ lệ (%)

Rất mạnh 120 60,9

Vừa phải 71 36,1

Không có 6 3,0

Tổng 197 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

Trong thời gian gần đây, cùng với ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, trên thế giới đã xảy ra nhiều trận bão mạnh thậm chí siêu bão, gây thiệt hại lớn về người và tài sản như bão Katrina đổ bộ vào Hoa Kỳ năm 2005, bão Nargis đổ bộ vào Myanmar năm 2008, bão Bopha đổ bộ vào Philippines năm 2012,…. Đặc biệt, siêu bão Hải Yến năm 2013 là cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Philippines với gió mạnh trên cấp 17, nước dâng cao tới 7m, làm hơn 6.000 người chết và phá hủy nghiêm trọng cơ sở hạ tầng khu vực bão đổ bộ.

Với Việt Nam, được giao nhiệm vụ xây dựng một loạt kịch bản mô phỏng, Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy 4 cơn bão mạnh từ cấp 10-13 đã vào Việt Nam gần đây và cộng thêm từ 2-5 cấp, giả thiết đổ bộ từ miền Nam, vùng ven biển đến vùng núi phía Bắc. Từ đó đưa ra kết luận rằng, với tình trạng biến đổi khí hậu và hiện tượng thời tiết cực đoan như hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có thể gặp bão cấp 14- 15 trở lên, cấp độ bão mạnh có thể giữ đến sát bờ và ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh ven biển. Nguy cơ ngập lụt do nước biển dâng trong bão cao tập trung vào khu vực ven biển, nhất là Nam Bộ và Trung Nam bộ, mưa lớn gây ngập lụt diện rộng và lũ cục bộ xảy ra phức tạp và rộng khắp các khu vực.

Với Yên Bái, tuy phải chịu ảnh hưởng của bão ít hơn những tỉnh ven biển, nhưng những cơn bão mà tỉnh phải gánh chịu có sức công phá khá lớn.

Qua điều tra, người dân trả lời rằng, có 60,9% người dân có cảm nhận hiện tượng bão rất to với cấp độ rất mạnh. Chỉ có 3,0% cho rằng không có bão và có 36,1% người dân trả lời có bão với cấp độ nhẹ hơn. Mặc dù chịu tần suất các cơn bão ít hơn các tỉnh ven biển, nhưng khi có bão thường là bão lớn. Những trận bão

vào các năm 1998, 2001, 2008, 2012 đựợc cảm nhận là rất lớn. Bởi người dân cho rằng, khi bão về, gió rất to kèm theo giông tố, sấm chớp lớn, mưa ào ào. Cây cối, nhà cửa bị gãy đổ, nước sông lên nhanh chóng.

Hình 2.4: Thiệt hại do cơn bão số 5 năm 2012.

“Cơn bão số 5 năm 2012 là một cơn bão lớn, gây thiệt hại rất lớn về tài sản của nguời dân tỉnh Yên Bái. Tại huyện Trấn Yên đã có 39 nhà dân bị sập đổ hoàn toàn, 878 nhà bị tốc mái, 2 người bị thương nhẹ. Tại xã Y Can, có 19 nhà bị sập hoàn toàn và gần 200 ngôi nhà bị tốc mái. Nguyên nhân là do nhà nguời dân ở chủ yếu là nhà cấp 4, nhà lá nằm nấp sau những bìa rừng và chân đồi… Những căn nhà bị sập hoàn toàn do mưa lớn, đất đá trượt lở xuống nhà. Cũng may không có nguời dân nào của xã bị thiệt hại về tính mạng vì trước khi bão đổ bộ, chính quyền xã đã huy động người dân và vật nuôi tránh trú an toàn” (Chị Chương Thu N. cán bộ môi trường xã Y Can kể lại).

Người dân thôn Hạnh Phúc cũng kể lại: Ngồi trong nhà xây kiên cố mà tưởng chừng như sập nhà đến nơi, gió rít mạnh từng cơn, cây rừng nghiêng ngả ầm ầm, gió lớn, mưa to xối xả đến kinh hoàng…

2.1.3.4 Cảm nhận của người dân về hiện tượng thời tiết trái mùa

Hiện tượng thời tiết trái mùa mà người dân Y Can cảm nhận được đó là sự xuất hiện một vài đợt nóng nóng vào mùa đông và có một vài ngày mùa hè trở lạnh.

Khi được hỏi: Về mùa đông, ông/bà có phải bật quạt không? Người dân trả lời “có”. Qua bảng số liệu cho thấy, có tới 59,4% người dân, chiếm 2/3 số người đựơc

hỏi cảm nhận được mùa đông có những ngày phải dùng quạt vì xuất hiện một vài ngày nóng. Còn 17,8% người dân chưa phải dùng quạt do họ sống tận sâu trong những cánh rừng và gần mạch suối, nên cái nóng mà họ cảm nhận về mùa đông thường dịu hơn. Có 22,8% người không biết không trả lời. Điều này chứng tỏ, hiện tượng thời tiết trái mùa đã xuất hiện và có ảnh hưởng không nhỏ tới người dân.

“Trước đây, ở Y Can thời tiết rất dễ chịu, một năm có 4 mùa rõ rệt, mùa hè nắng nóng, mùa đông rét căm căm, mùa xuân mát mẻ, rười ruơi. Nhưng những năm gần đây thời tiết thay đổi hẳn, 4 mùa không rõ rệt nữa, thay đổi rõ nét, không phân biệt đựoc mùa nào, có khi đang mùa hè lại phải đắp chăn, có khi mùa đông lại phải bật quạt” (Chị Chương Thu N. cán bộ môi trường xã Y Can kể lại).

Bảng 2.12: Người dân bật quạt về mùa đông

Dùng quạt vào mùa đông Số lượng người Tỷ lệ (%)

Có 117 59,4

Chưa 35 17,8

Không biết (không trả lời) 45 22,8

Tổng 197 100

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014) Khi được hỏi về hiện tượng: Đang ngày lạnh có những ngày nóng không? hoặc ngược lại? “Có chứ, ở đây có xuất hiện hiện tuợng trái mùa, có khi đang lạnh lại bật nên nóng, nhiệt độ tuy không rõ ràng điển hình như chính mùa, nhưng nhiệt độ cũng chênh lệch khoảng 13-15 độ chứ không phải ít, trong vài ngày như thế rồi lại chuyển về thời tiết bình thường. Cứ như mùa heo này (vào tầm tháng 3, tháng 4) thì bình thường không có mưa nặng hạt. Nhưng bây giờ thì có mưa nặng hạt, ví dụ như tháng giêng trở đi mới có sấm chớp mưa rào, nhưng bây giờ từ tháng 10 tháng 11 đã có sấm chớp và mưa rất nặng hạt” (Ông Trần Xuân H, truởng thôn Bình Minh, người đã sống ở xã Y Can gần 70 năm khẳng định).

Rõ ràng, hiện tượng thời tiết trái mùa xuất hiện ở Y Can đang có diễn biến điển hình hơn. Người dân có thể cảm nhận được sự thay đổi của thời tiết và thay đổi

trong cơ thể mình (nóng phải bật quạt). Chính hiện tượng này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và sản xuất của người dân mà tác giả đang đi sâu nghiên cứu trong phần hậu quả của hiện tượng thời tiết cực đoan.

Một phần của tài liệu Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã y can, huyện trấn yên, tỉnh yên bái) (Trang 60 - 68)