Tình hình, đặc điểm của nhóm hộ điều tra

Một phần của tài liệu Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã y can, huyện trấn yên, tỉnh yên bái) (Trang 58 - 60)

10. Bố cục luận văn

2.1.2 Tình hình, đặc điểm của nhóm hộ điều tra

Điều tra trên tổng số 200 hộ (thu về 197 phiếu) của 12 thôn trên toàn xã. Những người tham gia phỏng vấn đều là chủ hộ, việc lựa chọn các hộ mang tính đại diện có cả các hộ gia đình kinh tế khá, trung bình và nghèo.

Đặc điểm của các hộ

Bảng 2.5: Đặc điểm các hộ gia đình tham gia điều tra

Đặc điểm chính Số lượng người Tỷ lệ (%) Giới tính người phỏng vấn Nam 64/197 32,6 Nữ 133/197 67,4 Dân tộc Kinh 120/197 60,9 Dao 50/197 25,4 Tày 23/197 11,7 Khác 4/197 2,0 Trình độ học vấn Từ cấp 2 trở lên 132/197 67,0 Dưới cấp 2 65/197 33,0

Nghề nghiệp Nông-lâm nghiệp 169/197 85,8

Hưởng lương nhà nước 15/197 7,6

Nghề khác 13/197 6,6

Thời gian sinh sống tại địa phương

Dưới 5 năm 9/197 4,6

6-20 năm 33/197 16,8

Trên 20 năm 155/197 78,6

Tổng số người 197 100%

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

Qua kết quả điều tra cho thấy xã Y Can chủ yếu có 2 nhóm dân tộc chính là người Kinh (60,9%), người Dao (25,4%) còn lại các dân tộc khác chiếm tỷ lệ thấp.

Về trình độ học vấn thì trình độ dưới cấp 2 chiếm khoảng 1/3 dân số (33,0%), điều này cho thấy trình độ học vấn của người dân còn thấp.

Nghề nghiệp chủ yếu là nghề nông-lâm nghiệp sinh kế chủ yếu từ nông lâm nghiệp, điều này phù hợp với các báo cáo cũng như kết quả phỏng vấn. Trong khi

đó biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan ảnh hưởng lớn đến ngành nông lâm nghiệp. Do ngành nông-lâm nghiệp phụ thuộc lớn vào khí hậu thời tiết. Vì vậy hiện tượng thời tiết cực đoan đã và đang ảnh hưởng lớn đến sinh kế, đời sống của người dân.

Các hộ gia đình sinh sống ở xã Y Can tương đối ổn định, có 78,6% số hộ gia đình đã sinh sống trong địa bàn xã trên 20 năm.

Sinh kế chính của các hộ

Sinh kế chính của của các hộ gia đình xã Y Can đó là từ nông lâm-nghiệp. Thu nhập chủ yếu từ trồng lúa (88,0%), sau đó là ngô (44,2%), về lâm nghiệp chủ yếu thu nhập từ trồng quế (32,2%). Chăn nuôi chính của người dân trong xã chủ yếu là chăn nuôi gà (34,1%) và chăn nuôi lợn (33,7%), ngoài ra có chăn nuôi trâu bò (23,2%). (Bảng 2.6). Như vậy sinh kế của người dân đa số người dân là nông – lâm nghiệp chủ yếu sản xuất nhỏ lẻ phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Qua phỏng vấn cán bộ xã Phụ trách về Nông nghiệp và chủ tịch UBND xã thì thu nhập chính của người dân từ nông nghiệp (chủ yếu là lúa và ngô) và lâm nghiệp (cây quế, keo, bồ đề). Tỷ lệ này khoảng 40% thu nhập hộ gian đình từ hoạt động nông nghiệp, 50% thu nhập từ hộ gia đình từ lâm nghiệp. Thu nhập của người dân từ nông nghiệp chủ yếu giải quyết vấn đề lương thực và chi tiêu hàng ngày như lúa, ngô, rau màu, nuôi gà, nuôi lợn. Còn lại thu nhập từ lâm nghiệp để chi tiêu cho các việc lớn của gia đình như làm nhà, mua sắm các vận dụng trong gia đình.

Tuy nhiên hiện nay người dân đang gặp rất nhiều khó khăn đó là các loại thiên tại dịch bệnh trên cây trồng và vật nuôi. Như vụ Xuân năm 2014 theo phản ánh của đa số người dân do đầu năm thời tiết mưa kéo dài liên tục gần 4 tháng nên lúa bị sâu bệnh phá hại nặng (bệnh khô vằn, đạo ôn và rầy) làm giảm khoảng 40% năng suất so với hàng năm. Vụ Xuân năm 2014 do mưa kéo dài nên Ngô không thụ phấn được, bắp ngô không có hạt nên năng suất trên toàn xã cũng chỉ đạt 30% so với những năm trước.

Với tác động của hiện tượng thời tiết cực đoan, nhiệt độ tăng lên, mưa không thuận lợi, có lúc tăng, có lúc giảm, lượng mưa không đều, thời gian mưa không đều, có lúc mưa liên tục vài tháng liên, có thời gian gần 3 tháng không có mưa, cùng với sự thất thường của thiên tai, tần xuất tăng lên, cường độ tăng lên, mức độ thiệt hại

tăng lên làm cho năng xuất lúa có xu hướng giảm quả các năm trong khi đó nỗ lực của người dân và ngành nông nghiệp luôn đầu tư khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tăng đầu tư thâm canh cho nông nghiệp nhưng vẫn không giúp cho tăng năng xuất cây trồng lên được. Đó là kết quả thống nhất của các cuộc thảo luận nhóm với

các cán bộ phụ trách nông nghiệp xã và huyện. Trưởng phòng Nông nghiệp huyện

cho biết thêm “như vụ Xuân năm 2014, với nỗ lực đầu tư cho nông nghiệp đặc biệt là đầu tư thâm canh cho cây lúa nhưng theo thống kê của ngành nông nghiệp năng xuất lúa giảm khoảng 300kg/ha/vụ”.

Bảng 2.6: Sinh kế của các hộ gia đình

Loại sinh kế Số lượng người Tỷ lệ (%)

Trồng lúa 173/197 88,0 Trồng ngô 87/197 44,2 Trồng sắn 25/197 13,0 Trồng Quế 63/197 32,2 Trồng keo 37/197 18,8 Cây trồng khác 25/276 9,1 Thủy sản 18/197 4,3 Nuôi gà 67/197 34,1 Nuôi Lợn 67/197 33,7 Trâu, bò 46/197 23,2 Chăn nuôi khác 5/197 2,5 Làm thuê 31/197 15,6

Kinh doanh, buôn bán 8/197 4,0

Thu nhập từ tiền lương/trợ cấp 23/197 11,7

Nguồn khác (làm bánh…) 4/197 2,0

Tổng số người điều tra 197 100%

(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)

Một phần của tài liệu Ứng phó các hiện tượng thời tiết cực đoan của người dân dựa vào cộng đồng ( nghiên cứu tại xã y can, huyện trấn yên, tỉnh yên bái) (Trang 58 - 60)