10. Bố cục luận văn
3.2.2 Nguồn lực cộng đồng
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, để xây dựng cộng đồng xã Y Can có đầy đủ năng lực ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan cần huy động nguồn lực của các tiểu hệ thống trong cộng đồng như: Chính quyền địa phương, nhà trường, hộ gia đình, trạm y tế, hội phụ nữ, hội phụ lão, doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo. Để đánh giá nguồn lực cộng đồng tại địa bàn xã, chúng tôi tiến hành khảo sát trên người dân tại xã về đánh giá sự cần thiết trong việc tham gia của các đối tượng trong việc ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan. Kết quả thu được cụ thể tại như sau:
Bảng 3.3: Mức độ cần thiết phải đánh giá các nguồn lực cộng đồng Các tiểu hệ thống trong cộng đồng Mức độ cần thiết (%) Hoàn toàn không cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Không biết, không trả lời Tổng (%) Chính quyền địa phương 0,0 2,6 28,9 68,5 0,0 100 Nhà trường 0,0 21,8 40,1 35,5 2,6 100 Hộ gia đình 0,0 2,0 17,8 80,2 0,0 100 Trạm y tế 0,0 12,7 40,6 39,6 7,1 100 Hội phụ nữ 0,0 4,1 25,4 68,5 2,0 100
Đoàn thanh niên 0,0 20,5 28,4 40,5 10,6 100
Hội người cao tuổi 0,0 28,4 34,0 35,0 2,6 100
Doanh nghiệp 20,5 25,6 26,0 23,9 4,0 100
Tổ chức tôn giáo, xã hội
0,0 3,0 28,5 68,5 0,0 100
(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)
Qua bảng đánh giá của người dân về mức độ cần thiết tham gia của cộng đồng trong việc ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan cho thấy, có 20,5% người dân cho rằng doanh nghiệp hoàn toàn không cần thiết trong việc tham gia vào ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan. Theo tìm hiểu của chúng tôi thấy rằng, ở
xã Y Can không có doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn, chỉ có mấy cơ sở sản xúat kinh doanh nhỏ lẻ, nên việc người dân cho rằng, không có doanh nghiệp thì lấy đâu ra nguồn lực là điều hợp lý. Ngoài ra, người dân cũng đánh giá, tất cả các nguồn lực khác đều cần thiết và quan trọng. Tuy nhiên, mức độ quan trọng của mỗi nguồn lực lại có sự khác nhau rõ rệt tùy theo chức năng nhiệm vụ và nhu cầu cần thiết của người dân.
Qua bảng số liệu, chúng tôi thấy có 28,5% người dân cho rằng hội người cao tuổi và 25,6% người dân cho rằng doanh nghiệp là ít cần thiết. Họ cho rằng, người cao tuổi thường đã già và sức khỏe đã yếu, trong công cuộc ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan họ sẽ gặp nhiều khó khăn về sức khỏe để ứng phó. Tuy nhiên, họ cũng chính là những người có nhiều kinh nghiệm sống và có những kiến thức bản địa quan trọng trong việc dự báo, chuẩn đóan những tác nhân thiên tai. “Đất này nghèo làm gì có doanh nghiệp nên làm gì có nguồn lực để ứng phó với thời tiết cực đoan”, chị Nguyễn Thị Hương, người dân thôn Hạnh Phúc chia sẻ.
Mặc dù, ở những vị trí khác nhau nhưng chúng tôi nhận thấy, mỗi một tiểu hệ thống đều có vai trò và tầm quan trọng trong công cuộc ứng phó với thời tiết cực đoan này. Chính vì thế, với các tiểu hệ thống đều có sự cần thiết nhất định.
Bảng số liệu cũng cho thấy, có nhiều nhất là 80,2% người dân cho rằng hộ gia đình, 68,5% người dân nhận định rằng chính quyền địa phương, hội phụ nữ, tổ chức tôn giáo, xã hội là những tiểu hệ thống rất cần thiết trong việc ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan. Họ cho rằng, không ai khác chính là nội lực của người dân, chính họ sẽ là người có nhiều sức mạnh để đương đầu với hiện tượng thời tiết cực đoan. Bởi họ lý giải, khi có hiện tượng thời tiết cực đoan, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống của họ, nên họ phải tìm cách thích nghi và ứng phó bằng những giải pháp tốt nhất. Cho nên, họ chính là những nguồn lực cần thiết nhất, nguồn lực ngay tại chỗ huy động dễ dàng và nhanh trong mọi truờng hợp ứng biến. Với chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, tôn giáo là những lực lượng quan trọng trong việc huy động sức mạnh của toàn dân, đó là những cơ quan đầu ngành của xã, cơ quan chỉ đạo và có vai trò lãnh đạo quan trọng nhất. Các tổ chức xã hội như hội phụ nữ, hội nông dân … là những tổ chức đại diện cho nhân dân, là tổ chức mang tiếng
nói của nhân dân nên có thể tập hợp và huy động người dân một cách nhanh chóng trong mọi tình huống. Trong tổ chức đó, hầu hết người dân là hội viên nên sự tìm hiểu và huy động nguồn lực cũng thuận tiện dễ dàng hơn.
Bên cạnh đó, các tiểu hệ thống cũng rất cần thiết như trạm y tế 39,6%, đoàn thanh niên 40,5%, nhà trường… cũng là những nguồn lực vô cùng quan trọng.
Từ đánh giá của người dân kết hợp với thực trạng xã Y Can, chúng tôi đưa ra đánh giá về nguồn lực cộng đồng tại xã Y Can, trong việc liên kết nguồn lực ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan như sau:
Một là hệ thống chính quyền địa phương.
Xã Y Can địa bàn có mật độ dân cư thưa thớt, hệ thống chính quyền bao gồm ban lãnh đạo các ban ngành, đoàn thể trong xã. Do giải quyết lượng công việc lớn, nên vấn đề ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan chính quyền địa phương là cơ quan tham mưu trong việc đưa ra các giải pháp và chỉ đạo thông qua các công văn gửi xuống cơ sở. Tuy nhiên với vai trò của mình, chính quyền địa phương là cơ quan thẩm định, tạo điều kiện cho hoạt động tuyên truyền hay tập huấn trong công cuộc ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan. Chính quyền địa phương còn giữ vai trò là lực lượng lãnh đạo, tổ chức nhân dân thực hiện các chương trình ứng phó với thời tíet cực đoan. Tại xã Y Can, chính quyền địa phương là đầu mối chính trong việc hỗ trợ và phối kết hợp với các tổ chức quốc tế trong việc triển khai các chương trình dự án ngay chính tại địa phương mình.
Hai là hệ thống hộ gia đình:
Thông qua kết quả thu được từ các bảng hỏi, chúng tôi thấy, phần lớn người dân đều nhận thức được hộ gia đình là nguồn lực quan trọng nhất trong các nguồn lực ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan. Chính năng lực và nhu cầu của cộng đồng là bài tóan quan trọng với nguời dân mà chính họ phải tự xây dựng năng lực cho mình. Bởi hộ gia đình là lực lượng đông đảo và đó chính là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao năng lực ứng phó với thời tiết cực đoan.
Ba là hệ thống hội phụ nữ
Trong những năm gần đây, hội phụ nữ của xã Y Can đựoc đánh giá là tổ chức
điển hình trong huyện. Trong quá trình xây dựng mô hình điển hình ứng phó với
động lực lượng người dân tham gia ứng phó. Đồng thời, Hội phụ nữ cũng là cầu nối giữa các tổ chức phi chính phủ tài trợ các chương trình dự án trong ứng phó với biến đổi khí hậu và thảm họa thiên tai cho xã.
Bốn là hệ thống nhà trường
Ở xã Y Can, hệ thống nhà trường còn thưa thớt, trang thiết bị còn chưa đựoc cung cấp một cách đồng bộ và đầy đủ. Trong xã hiện chỉ có truờng mầm non và trường cấp 1, học sinh cấp 2 và 3 phải đi sang thị trấn để học (cách xã khoảng hơn 10 km). Chính điều này là một khó khăn cho xã trong việc tuyên truyền kíên thức về hiện tượng thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu cho trẻ em và lứa tuổi vị thành niên. Chính vì thế, nguồn lực nhà trường không được đánh giá là nguồn lực quan trọng trong công tác ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan. Tuy nhiên, ở góc độ nào đó, nhà truờng vẫn giữ vai trò cần thiết trong việc dạy học sinh kiến thức về thời tiết cực đoan ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà truờng.
Năm là hệ thống trạm y tế
Trạm y tế xã Y Can chưa được đầu tư đầy đủ và chuyên nghiệp, công tác khám chữa bệnh còn chưa hiện đại, đây là một khó khăn lớn trong việc khám chữa bệnh cho người dân. Qua khảo sát thông tin người dân chúng tôi thấy, hầu hết người dân đều cho biết, họ chủ yếu nguời dân chữa bệnh bằng phương pháp dân gian, bằng những bài thuốc gia truyền của các cụ để lại. Nhiều người cũng cho rằng, những bệnh nặng, họ phải lên thành phố hoặc lên tuyến trung ương để chữa… Hiện, trạm y tế của xã cũng đang được nâng cấp và nhận sự viện trợ của tổ chức Tầm nhìn thế giới, nhưng công tác này vẫn chỉ mang tính chất còn tạm thời và chưa giải quýêt được các nhu cầu cần thiết của người dân. Chính vì thế, các cấp chính quyền cần có chiến lược nâng cấp trạm y tế đầy đủ hơn nữa.
Sáu là Tổ chức tôn giáo, xã hội
Xã Y Can là địa phương có khá đa dạng dân tộc, dân tộc Kinh, dân tộc Dao và các dân tộc khác. Cho nên, ở địa phương có đa dạng hình thức tín ngưỡng tôn giáo đang được duy trì như: tập tục thờ cúng tổ tiên, các ngày lễ tết của dân tộc Kinh, lễ tết nhảy, lễ cấp sắc của nguời Dao…. Khi nghiên cứu về nguồn lực của hệ thống tôn giáo chúng tôi nhận thấy hệ thống này mang một vai trò to lớn trong ý thức , trở thành một phần tinh thần của một lượng lớn trong cộng đồng dân cư có vai trò như
một lực lượng tiên phong trong việc động viên, khích lệ và thúc đẩy người dân tham gia mọi công tác ứng phó.
Bảy là đoàn thanh niên và hệ thống doanh nghiệp
Nguồn lực đoàn thanh niên và hệ thống doanh nghiệp chưa phát triển mạnh mẽ ở địa phương, nên đây là một nguồn lực còn non yếu. Các hoạt động của đoàn thanh niên hầu như chưa có. Cho nên, cần thêm động lực thúc đẩy nguồn lực này hoạt động một cách hiệu quả. Tuy nhiên, ở một góc độ nào đó, lực lượng này đóng vai trò quan trọng trong việc huy động sức lao động của hệ thống này trong công tác ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan.
Hiện nay, ngoài những nguồn lực hiện có trong địa bàn xã còn có một số dự án của các tổ chức phi chính phủ đang hoạt động địa phương điển hình như các dự án của tổ chức Tầm nhìn thế giới chương trình phát triển vùng Trấn Yên tập trung vào các nội dung như: Hỗ trợ người dân nâng cao năng lực ứng phó với biến đổi khí hậu, sinh kế thích ứng; Hỗ trợ nạn nhân trở về sau khi bị buôn bán qua biên giới… thông qua các tổ chức này, người dân địa phương cũng có cách nhìn hiệu quả về biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan. Đồng thời, cũng có thêm những kỹ năng trong việc huy động nguồn lực cộng đồng ứng phó với các thảm họa thiên nhiên.
Từ việc tìm hiểu, đánh giá các nguồn lực của các tiểu hệ thống trên địa bàn xã Y Can, chúng tôi nhận thấy đây là nơi có đủ tiềm lực để xây dựng mô hình cộng đồng ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan. Tuy nhiên, mô hình này sẽ thành công khi có sự liên kết các tiểu hệ thống, nghĩa là kết hợp các nguồn lực và bổ xung những hạn chế của tiểu hệ thống này với tiểu hệ thống khác.
Bên cạnh đó, vai trò của nhân viên công tác xã hội trong hoạt động này là kết nối toàn bộ các tiểu hệ thống sử dụng nguồn lực của họ cho việc ứng phó với các hiện tuợng thời tiết cực đoan một cách hiệu quả.