10. Bố cục luận văn
3.1 Nhu cầu liên kết để ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan
Ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu là việc làm cần thiết của các quốc gia, các châu lục trên thế giới.
Những năm gần đây, ở Việt Nam, các chương trình hành động về ứng phó với biến đổi khí hậu và các hiện tượng thời tiết cực đoan đựơc cụ thể hóa trong mọi hoạt động, sản xuất của con nguời. Tại hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7, khóa XI, Trung ương đã nhất trí thông qua Nghị quyết về “Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường” (số 24-NQ/TW). Đây là một Nghị quyết quan trọng trong công cuộc ứng phó với thời tiết cực đoan và biến đổi khí hậu.
Chính sách pháp luật của Việt Nam về biến đổi khí hậu được xây dựng và hoàn thiện tương đối đồng bộ, tạo cơ sở quan trọng để các Bộ, ngành, địa phương triển khai xây dựng, thực hiện công tác ứng phó với biến đổi khí hậu một cách hiệu quả.
Trong đó vai trò cộng đồng là nội dung rất quan trọng. Việc xây dựng chương trình, hành động, chiến lược, hoạt động cụ thể ứng phó với biến đổi khí hậu, thời tiết cực đoan đều xảy ra tại cộng đồng. Do đó làm thế nào để từng người dân, tổ chức tại cộng đồng thực hiện vai trò cũng như trách nhiệm của mình trong ứng phó với biến đổi khí hậu là một việc làm vô cùng quan trọng và cấp thiết.
Chính vì thế, với để tài nghiên cứu thuộc chuyên ngành Công tác xã hội, chúng tôi cho rằng việc liên kết các nguồn lực tại công đồng trong việc ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan là vô cùng quan trọng. Trước khi liên kết các nguồn lực tại cộng đồng chúng tôi đã tiến hành khảo sát người dân xã Y Can với câu hỏi:
Ông/ bà hãy đánh giá về mức độ cần thiết của việc liên kết cộng đồng nhằm ứng phó với các hiện tuợng thời tiết cực đoan?
Bảng 3.1: Mức độ cần thiết của việc liên kết cộng đồng
Sự liên kết của cộng đồng
Mức độ cần thiết (%) Hoàn toàn không
cần thiết Ít cần thiết Cần thiết Rất cần thiết Không biết, không trả lời 3 10 35 47 5
(Nguồn: Điều tra của tác giả năm 2014)
Từ bảng số liệu trên cho thấy, có 3% người dân cho rằng hoàn toàn không cần thiết và có 5% người dân không biết, không trả lời. Bởi họ cho rằng, các hiện tượng thời tiết cực đoan là do thiên nhiên gây ra, hàng năm họ đều phải phòng tránh như bão, lũ… có liên kết cộng đồng lại với nhau cũng không thể tránh đựợc thiệt hại. Hơn nữa, hầu hết nhà cửa của người dân đều cách xa nhau, có khi mỗi nhà cách nhau gần 1 quả đồi thì liên kết thế nào khi có hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra.
Trong khi đó có 47% người dân được hỏi cho rằng, liên kết nguồn lực để ứng phó với các hiện tựong thời tiết cực đoan là rất cần thiết và 35% người dân cho rằng, cần thiết phải ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan. Qua phỏng vấn sâu những người cho rằng, cần thiết phải liên kết nguồn lực để ứng phó với hiện
tượng thời tiết cực đoan, đa số nguời dân cho rằng: Các hiện tượng thời tiết cực đoan ngày càng có tác động lớn đến đời sống con người, nắng nóng gay gắt hơn, mưa lũ nhiều hơn, mừa đông lạnh giá, bão tuy ít nhưng cấp độ lại cực to,… những hiện tượng trên ảnh huởng lớn đến sức khỏe và sản xuất của con nguời. Huy động sức mạnh nội lực của cộng đồng ứng phó là sự liên kết hiệu quả và có tác dụng to lớn. Nếu chỉ người dân tự liên kết với nhau thì chưa đủ mà cần sự phối hợp của các ban ngành từ trung ương đến địa phương chung tay ứng phó. Có như vậy, công tác này mới thực sự đạt đựoc hiệu quả cao.
Tuy nhiên, người dân vẫn còn mơ hồ trong việc liên kết ứng phó với hiện tuơnựg thời tiết cực đoan. Bởi theo họ nghĩ đơn giản là, liên kết là cùng nhau chống
bão, cùng nhau sơ tán vật nuôi và người khi có bão xảy ra… Họ vẫn mơ hồ chưa hiểu rõ phải liên kết như thế nào, vai trò của từng nguồn lực ra sao vì thế cần phải giúp người dân nhận ra giá trị của việc liên kết các nguồn lực là cần thiết, đồng thời phải để họ nhận thấy vai trò của họ trong nguồn lực của mình. Dựa vào kết quả khảo sát và phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy việc liên kết các nguồn lực để ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ thỏa mãn các nhu cầu của các đối tượng, đồng thời cũng đưa ra các nhiệm vụ cho từng đối tường trong quá trình liên kết các nguồn lực trong cộng đồng để ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Xuất phát từ nhu cầu riêng của các đối tượng, qua quá trình khảo sát, phỏng vấn cho thấy, việc liên kết các nguồn lực tại cộng đồng là cần thiết, vì khi các nguồn lực liên kết lại giải quyết cách toàn diện nhu cầu riêng của cộng đồng. Bên cạnh đó, việc liên kết các nguồn lực sẽ giúp giải quyết nhu cầu của các hệ thống một cách triệt để nhất.
Vai trò của nhân viên công tác xã hội trong đề tài này chính là việc xác định nhu cầu thiết yếu của các tiểu hệ thống, từ đó kết nối các hệ thống lại trong việc xây dựng mô hình ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan dựa vào cộng đồng. 3.2. Đánh giá nguồn lực cộng đồng taị xã Y Can trong việc ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan dựa vào cộng đồng
Trong quá trình khảo sát đánh giá nguồn lực của người dân, chúng tôi nhận thấy những nguồn lực vốn có của người dân là vô cùng quan trọng trong việc nâng cao năng lực ứng phó với hiện tượng thời tiết cực đoan. Những nguồn lực này là điều kiện quan trọng cho việc đánh giá nguồn lực cộng đồng trong việc chung tay ứng phó.