10. Bố cục luận văn
1.1.1 Các khái niệm công cụ
Thời tiết là trạng thái khí quyển tại một địa điểm nhất định được xác định bằng
tổ hợp các yếu tố: Nhiệt độ, áp suất, độ ẩm, tốc độ gió, mưa… [20].
Thời tiết cực đoan: Khái niệm “hiện tượng cực đoan” được hiểu là những hiện
tượng thỏa mãn các điều kiện: 1) Hiếm, tức có tần suất xuất hiện tương đối thấp trong một khoảng thời gian tương đối dài; 2) Có cường độ lớn; và 3) Khắc nghiệt, tức là có khả năng gây ra những ảnh hưởng lớn hoặc dữ dội, đe dọa trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống trên Trái đất. [50].
Trong lĩnh vực khí tượng, theo IPCC (2007), hiện tượng thời tiết cực đoan là hiện tượng hiếm ở một nơi cụ thể vào một thời gian cụ thể trong năm. Định nghĩa “hiếm” có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, nhưng hiện tượng thời tiết cực đoan được hiểu là hiện tượng có xác suất xuất hiện nhỏ, thông thường được chọn là nhỏ hơn 10%. Theo định nghĩa này, các tính chất của cái gọi là “thời tiết cực đoan” có thể rất khác nhau giữa nơi này và nơi khác. Khi hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra vào một thời gian nào đó trong năm, chẳng hạn một mùa, khá ổn định, nó có thể được 25 gọi là hiện tượng khí hậu cực đoan. Nói cách khác, hiện tượng khí hậu cực đoan là sự tổng hợp của hiện tượng thời tiết cực đoan được đặc trưng bởi trung bình và các cực trị tuyệt đối của các hiện tượng thời tiết cực đoan trên một khoảng thời gian nhất định đủ dài. Nói chung, hiện tượng khí hậu cực đoan phần lớn không được quan trắc trực tiếp mà thường được xác định căn cứ vào số liệu quan trắc của các yếu tố khí hậu và dựa trên một số chỉ tiêu qui ước cụ thể nào đó. [13].
Ở Việt Nam hiện nay tồn tại hai khái niệm: “Yếu tố khí hậu cực đoan” và “hiện tượng khí hậu cực đoan”. Cái gọi là “yếu tố khí hậu cực đoan” xuất phát từ tên gọi các biến khí hậu cực trị mà tập giá trị của chúng là tập hợp các giá trị “cực đại” hoặc “cực tiểu” của biến khí quyển được quan trắc nào đó, chẳng hạn, tập hợp các giá trị quan trắc của nhiệt độ cực đại tuyệt đối ngày (hoặc tháng, hoặc năm).
được phân định một cách rõ ràng. Tuy nhiên, theo cách dùng thông thường hiện nay, những hiện tượng có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, gia súc gia cầm hoặc đến hoạt động sản xuất có thể được cho là những hiện tượng cực đoan. Ở một vài khía cạnh nào đó, cách hiểu này là có thể chấp nhận được, vì nó đã thỏa mãn các tiêu chí nêu trên.
Trong báo cáo “Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về Quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khí hậu” (SREX Việt Nam) được Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) cùng nghiên cứu và xây dựng với sự tham gia của Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội, Trường Đại học Cần Thơ, Trường Đại học Huế, Cục Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, các tổ chức phi chính phủ và các chuyên gia trong và ngoài nước về quản lý rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, định nghĩa:
Cực đoan khí hậu (hiện tượng khí hậu/thời tiết cực đoan): Là sự xuất hiện giá trị cao hơn (hoặc thấp hơn) giá trị ngưỡng của một yếu tố thời tiết hoặc khí hậu, gần các giới hạn trên (hay dưới) của dãy các giá trị quan trắc được của yếu tố đó. Để đơn giản, cả thời tiết cực đoan và khí hậu cực đoan được gọi chung là khí hậu cực đoan. [51, tr57].
Khí hậu thường được định nghĩa là trung bình theo thời gian của thời tiết
(thường là 30 năm).
Biến đổi khí hậu: Biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí
hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển [13, tr87].
Như vậy, những hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra trong tình trạng biến động khí hậu ngày càng mạnh mẽ do BĐKH (nóng lên toàn cầu).
Ứng phó: Việc cung cấp các dịch vụ khẩn cấp và hỗ trợ côg trong hoặc ngay
sau thảm họa nhằm bảo vệ tính mạng, giảm thiểu tác động về sức khỏe, đảm bảo an toàn xã hội và đáp ứng các nhu cầu cơ bản của những người bị ảnh hưởng. [40,tr234].
Cộng đồng: Có rất nhiều định nghĩa khác nhau về cộng đồng. Theo Redo –
Trường Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng Philippins định nghĩa: “Cộng đồng là một đơn vị hành chính, lãnh thổ trong đó mọi người có sự liên kết chặt chẽ với nhau, chia sẻ các nền tảng chung như văn hóa, tôn giáo, chủng tộc… Họ chia sẻ mối quan tâm chung về những vấn đề cụ thể về những vấn đề cụ thể như nghèo đói, tệ nạn xã hội, trẻ em lao động sớm, tai nạn thương tích trẻ em, thất học, bệnh tật, họ có nghĩa vụ và trách nhiệm chung”.
Theo tác giả Trịnh Văn Tùng thì “Cộng đồng là một nhóm người có sự liên hệ chặt chẽ với nhau, có nhiều thuộc tính giống nhau tạo thành bản sắc. Cộng đồng ấy không nhất thiết cùng sống trong một đơn vị hành chính lãnh thổ. Họ cùng nhau chia sẻ những mối quan tâm về những vấn đề cụ thể (thiếu hụt chức năng xã hội, bị kì thị, bị loại trừ xã hội, khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn lực đồng thời có nghĩa vụ và trách nhiệm chung” [ 41].
“Cộng đồng là một hình thức chung sống trên cơ sở gần gũi của các thành viên về mặt cảm xúc hướng tới sự gắn bó đặc biệt mật thiết( gia đình, tình yêu…) được họ tìm kiếm và được coi như có chung cội nguồn”. Tác giả Vũ Hào Quang có quan điểm đồng nhất với việc phân loại cộng đỗng xã hội của F. Tonnies: Cộng đồng huyết thống; cồng đồng lãnh thổ; cộng đồng tinh thần. [31].
Như vậy, loại định nghĩa thứ nhất thể hiện rõ tính địa vực, trong khi loại định nghĩa thứ hai không thể hiện tính địa vực. Cả hai loại định nghĩa này đều thể hiện rằng, trong một cộng đồng thì có cộng đồng thể và cộng đồng tính. Cộng đồng thể tức là quy mô, cơ cấu hay hình hài vật lý của cộng đồng đó trong khi cộng đồng tính nhấn mạnh tính cố kết của cộng đồng theo hướng nào đó. Định nghĩa thứ ba bao hàm nội dung của cả hai định nghĩa một và hai.
Trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng loại định nghĩa thứ hai bởi lẽ nó phù hợp với địa bàn nghiên cứu, cụ thể như sau:
Xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái là một đơn vị hành chính, tức là một đơn vị hành chính cơ sở thấp nhất. Những người dân nơi đây có sự liên kết chặt chẽ với nhau vì đều chia sẻ những nét văn hóa tương đồng như sản xuất lúa, trồng rừng…Tại đây, họ chia sẻ nhiều mối quan tâm chung là cùng nhau phải gánh chịu hậu quả của thiên tai và cùng nhau liên kết sức mạnh để ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan. Vì vậy, tính cố kết cộng đồng của nguời dân nơi đây rất chặt chẽ. Do đó, làm thế nào để phát huy mối liên hệ cộng đồng và tìm ra mô hình tốt nhất trong việc ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan là vô cùng cần thiết trong việc đem lại cuộc sống an toàn của người dân.
Dựa vào cộng đồng: Từ khái niệm cộng đồng, chúng tôi tìm hiểu khái niệm
dựa vào cộng đồng. Vậy dựa vào cộng đồng là gì? Nhân viên công tác xã hội lấy cộng đồng làm trung tâm, tức là áp dụng triệt để nguyên tắc trao quyền cho cộng đồng, giúp cộng đồng nhìn nhận và sử dụng nguồn lực của chính mình một cách hiệu quả nhất để giải quyết một vấn đề chung.
Dựa vào các nguyên tắc của phát triển cộng đồng để nhấn mạnh các nguyên tắc sau:
Thứ nhất, Dựa vào cộng đồng tức là phát triển cộng đồng phải là phát triển tổng thể, tức là không loại bỏ bất kỳ khía cạnh nào: Kinh tế, văn hóa, xã hội, chính trị… Trong sắc thái kinh tế thì cần có sự tham gia của các doanh nghiệp đặt trên địa bàn, trong sắc thái chính trị phải có sự tham gia của chính quyền địa phương, lĩnh vực văn hóa xã hội phải có sự tham gia của nhà trường, trạm y tế, ngoài do đó là sự tham gia của tín ngưỡng, tôn giáo…
Thứ hai, Dựa vào cộng đồng tức là sự huy động nguồn lực của chính cộng đồng đó, sự tham gia của cộng đồng thì càng đông càng tốt. Cộng đồng phải là những người chủ động nắm lấy quyền hành động của mình. Trong trường hợp này, dựa vào cộng đồng là trao quyền cho cộng đồng. Nhân viên công tác xã hội chỉ có vai trò hỗ trợ, xúc tác.
Như vậy, tại địa bàn nghiên cứu là xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái để dựa vào cộng đồng chính là dựa vào các tiểu hệ thống mà đặc biệt là các tiểu hệ thống là cộng đồng người dân sống trong thôn bản, cùng nơi cư trú.
Phát triển cộng đồng: Có nhiều các định nghĩa về phát triển cộng đồng, trước hết phát triển là quá trình cải thiện về số lượng và chất lượng, về vật chất và tinh thần nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của các thành viên trong cộng đồng.
Năm 1956, Liên hợp quốc đã đưa ra định nghĩa: “Phát triển cộng đồng là những tiến trình qua đó nỗ lực của dân chúng kết hợp với nỗ lực của chính quyền để cải thiện các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của các cộng đồng và giúp cộng đồng này hội nhập và đồng thời đóng góp vào đời sống quốc gia” (Trích theo Nguyễn Thị Oanh). Thực chất, muốn phát triển cộng đồng thì phải tổ chức cho
cộng đồng khai thác, phát huy và sử dụng tốt nguồn tài nguyên, nhân lực của cộng đồng mình.
Một định khác về phát triển cộng đồng: “Phát triển cộng đồng là một tiến trình giải quyết vấn đề qua đó cộng đồng được tăng cường sức mạnh bởi các kiến thức cuộc sống, kỹ năng phát hiện nhu cầu và vấn đề, ưu tiên hóa chúng, huy động nguồn lực để giải quyết chúng. Phát triển cộng đồng không phải là một cứu cánh mà là một kĩ thuật, nó nhằm tăng sức mạnh cho các cộng đồng tự quyết về sự phát triển và định hình tương lai của mình v.v...” [66].
Theo Flo Frank và Anna smith trong Sổ tay Phát triển cộng đồng (The
Community Deverlopment Handbook): “Phát triển cộng đồng là sự chuyển biến/ thay đổi theo chiều hướng tốt lên một cách có kế hoạch mọi mặt của đời sống cộng đồng (kinh tế, xã hội, môi trường và văn hóa). Phát triển cộng đồng là một tiến trình, ở đó mọi thành viên cộng đồng cùng nhau thực hiện công việc tập chung. Phạm vi của phát triển cộng đồng rất đa dạng, từ những sáng kiến nhỏ trong những nhóm nhỏ nhất cho tới những sáng kiến lớn, thu hút cả cộng đồng”.
Theo Nguyễn Thị Oanh, 1995: “Phát triển Cộng đồng là một tiến trình làm chuyển biến cộng đồng nghèo, thiếu tự tin thành cộng đồng tự lực thông qua việc giáo dục gây nhận thức về tình hình, vấn đề hiện tại của họ, phát huy các khả năng và tài nguyên sẵn có, tổ chức các hoạt động tự giúp, bồi dưỡng và củng cố tổ chức và tiến tới tự lực phát triển” .[67].
Qua một số khái niệm được trích dẫn trên đây có thể cho thấy, các khái niệm
mục đích sử dụng của tác giả. Tuy có sự khác biệt đó, những khái niệm trên dường như cũng có những điểm gì đó rất chung.
Trong khuôn khổ luận văn này, chúng tôi tiếp cận Phát triển cộng đồng theo
hướng nghĩa như sau: Phát triển cộng đồng là sự phát triển của toàn bộ đời sống kinh tế - chính trị - xã hội, văn hoá của cả một cộng đồng xã hội với sự tham gia của các thành viên cá nhân, gia đình và các tổ chức của cộng đồng đó”. Và chủ
thể của sự phát triển cộng đồng là người dân tham gia ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Liên kết cộng đồng: “Liên kết là hành động gắn con người với con người để
hình thành một khối thống nhất” [42, tr.452].
Như vậy theo định nghĩa này thì liên kết nghĩa là tìm hiểu, đánh giá các nguồn lực của các tiểu hệ thống khác nhau trong cộng đồng. Trên cơ sở đó tìm các “đầu mối”, “mắt xích” để tổ chức các hoạt động sao cho các hoạt động ấy được thực hiện theo một khối thống nhất. Cụ thể trong nghiên cứu này là: (1) Kết nối các tiểu hệ thống như chính quyền địa phương, gia đình, nhà trường, trạm y tế, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, các doanh nghiệp, tôn giáo...; (2) Tìm các đầu mối thích hợp từ trong các tiểu hệ thống đó để kết nối; (3) Tận dụng các sự kiện xã hội trong cộng đồng để tổ chức tuyên truyền và xây dựng mô hình ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan.
Theo từ điển Tiếng Việt: “Liên kết là kết lại với nhau từ nhiều thành phần hoặc tổ chức riêng rẽ, có thể là nhà nước này liên kết với nhà nước khác về mặt chính trị, quân sự, kinh tế, tỉnh này liên kết với tỉnh khác để cùng tổ chức các hoạt động sự kiện, tổ chức này liên kết với tổ chức khác, người này liên kết với người khác để cùng làm ăn” [43, tr46].
Theo quan điểm của chúng tôi, “Liên kết là sự gắn kết các nguồn lực của cộng đồng vốn đang rời rạc thành một thể thống nhất, vừa có mối quan hệ chặt chẽ, ảnh hưởng vừa có sự tương tác, tác động qua lại để bổ sung cho nhau”.