Phương pháp xác định giá trị năng lượng

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ tiêu hóa và năng lượng trao đổi của bột lá keo giậu đối với gà thịt (Trang 37 - 42)

4. Điểm mới của đề tài

1.3.2.Phương pháp xác định giá trị năng lượng

1.3.2.1. Nguyên lý và phương pháp nghiên cứu * Nguyên lý

Nguyên lý của phương pháp xác định giá trị năng lượng của thức ăn vật nuôi là dựa vào định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. Đó là, “ Trong

một hệ thống, tổng số nhiệt năng sẽ không thay đổi (không tăng lên cũng không mất đi) mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác”. Trong hệ thống năng lượng (NL) của thức ăn được vật nuôi ăn vào sẽ chuyển hóa như sau:

NL thô (GE)

NL phân (FE) NL tiêu hóa (DE)

NL nước tiểu và khí đường tiêu hóa (UE) NL trao đổi (ME)

NL nhiệt tỏa cơ thể khi ăn thức ăn (HI) NL thuần (NE)

Theo định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng, thì hệ thống năng lượng của thức ăn được biểu thị bằng phương trình dưới đây:

GE = FE + UE + HI + NE

Để xác định được giá trị năng lượng của thức ăn thì phải đo năng lượng bị chuyển hóa trong mỗi bước thuộc hệ thống chuyển hóa năng lượng nêu trên.

Tùy thuộc loại vật nuôi khác nhau mà lượng nhiệt năng biến đổi sang dạng năng lượng của nước tiểu, khí đường tiêu hóa (UE) và năng lượng tỏa nhiệt độ cơ thể khi ăn thức ăn (HI) sẽ khác nhau. Loại vật nuôi có UE và HI ít (ví dụ lợn) thì người ta sẽ sử dụng năng lượng tiêu hóa để đánh giá giá trị năng lượng của thức ăn. Loại vật nuôi có UE nhiều nhưng HI ít (ví dụ như gia cầm) thì người ta sẽ đánh giá giá trị năng lượng của thức ăn bằng năng lượng trao đổi. Loại vật nuôi có UE và HI đều lớn (ví dụ gia súc nhai lại) thì người ta sẽ dùng năng lượng thuần để đánh giá gia trị năng lượng của thức ăn.

Đơn vị đo năng lượng của thức ăn vật nuôi là Calo, (Cal), Kilocalo (Kcal), Megacalo (Mcal) hoặc Jun (J), Kilojun (Kj), Megajun (Mj). 1 Kcal = 4,184 Kj hay 1 Kj = 0,239 Kcal.

* Phương pháp nghiên cứu

Để xác định năng lượng tiêu hóa, người ta xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của thức ăn, sau đó tính lượng các chất dinh dưỡng tiêu hóa được (tính bằng gam) của 1 kg thức ăn nguyên trạng hoặc 1 kg vật chất khô thức ăn và nhân với hệ số năng lượng của từng chất dinh dưỡng. Phương pháp xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng đã được trình bày trong mục 1.3.1. Để xác định năng lượng trao đổi và năng lượng thuần người ta dùng buồng thí nghiệm kín cách nhiệt; buồng này có thể thu được phân, nước tiểu, khí tiêu hóa và đo được nhiệt năng của gia súc tỏa ra khi được ăn thức ăn. Để gia súc tiêu hóa, hấp thu, bình thường, trước tiên cho gia súc ăn khẩu phần cơ sở (KPCS) có đầy đủ cân đối các chất dinh dưỡng như khẩu phần ăn hàng ngày, sau đó cho ăn khẩu phần thí nghiệm (KPTN) gồm 70 - 80 % KPCS + 20 - 30 % thức ăn thí nghiệm. Đo lượng nước tiểu, khi tiêu hóa và năng lượng tỏa ra khi cho động vật thí nghiệm ăn hai khẩu phần. Chênh lệch số liệu giữa hai lần là thông số của thức ăn thí nghiệm. Nước tiểu và khí thu được nhân với hệ số để tính năng lượng nước tiểu và khí tiêu hóa. Năng lượng trao đổi sẽ bằng: NL tiêu hóa - (NL nước tiểu + NL khí tiêu hóa), còn năng lượng thuần sẽ bằng: NL trao đổi - NL tăng nhiệt độ.

Để xác định năng lượng tăng nhiệt độ, người ta còn dùng phương pháp gián tiếp thông qua lượng khí CO2, O2 và nitơ thải ra khi động vật thí nghiệm ăn thức ăn theo các công thức dưới đây (dẫn theo Từ Quang Hiển, 2001), [6].

Y (Kj) = 16,17 . O2 (lít) + 5,02 . CO2 (lít) - 2,16 . CH4 (lít) - 5,98 . N (g) Y (Kcal) = 4, 8. O2 (lít)

Để xác định giá trị năng lượng thuần của thức ăn, người ta còn dùng các phương pháp khác nhau như:

Phương pháp mổ giết so sánh: Thức ăn vào cơ thể được tích lũy chủ yếu dưới dạng lipit và protein còn gluxit không đáng kể. Người ta nuôi hai

cá thể thí nghiệm có cùng bố mẹ, lứa đẻ, môi trường, chăm sóc nuôi dưỡng…. cho 1 cá thể ăn KPCS và 1 cá thể ăn KPTN (KPCS + thức ăn thí nghiệm) sau một thời gian giết mổ cả hai, chênh lệch về lượng lipit và protein giữa 2 cá thể là của thức ăn thí nghiệm. Căn cứ vào lượng của hai chất này và hệ số năng lượng của nó để tính giá trị năng lượng thuần tích lũy trong cơ thể của thức ăn.

Phương pháp cân bằng nitơ - cacbon: Người ta định lượng nitơ và cacbon trong thức ăn (A) và sau khi cho động vật thí nghiệm ăn thức ăn thì định lượng nitơ, cacbon của phân, nước tiểu, khí tiêu hóa (B). Chênh lệch về lượng nitơ, cacbon giữa A và B là lượng nitơ, cacbon được tích lũy trong cơ thể, quy đổi lượng nitơ, cacbon này thành lipit và protein và nhân với hệ số năng lượng của chúng sẽ được giá trị năng lượng thuần của thức ăn.

Trong thực tế, không thể xác định giá trị năng lượng tiêu hóa, trao đổi, thuần của tất cả các loại thức ăn dùng trong chăn nuôi bằng các phương pháp thí nghiệm nêu trên mà thông qua nghiên cứu, người ta xây dựng các công thức để ước tính giá trị năng lượng của thức ăn. Ví dụ, một số công thức ước tính giá trị năng lượng của thức ăn (dẫn theo Từ Quang Hiển, 2001) [6] như sau:

NLTH (Kcal/kg TĂ) = 5,78 . PTH (g) + 9,42 LTH (g) + 4,4 XơTH (g) + 4,07 GTH (g). NLTrĐ (Kcal/kg TĂ) = 4,5 . PTH (g) + 9,3 LTH (g) + 4,2 (XơTH (g) + GTH (g)). NLthuần (Mcal/kg TĂ) = - 0,12 + 0,0266 TDN (TDN tính bằng %).

Ghi chú: NL, TH, TrĐ, P, L, G và TDN là năng lượng, tiêu hóa, trao đổi, protein, lipit, gluxit và tổng các chất dinh dưỡng tiêu hóa được.

Các công thức trên cho thấy: Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của thức ăn có vai trò rất quan trọng, nó là chìa khóa cho việc ước tính giá trị năng lượng của thức ăn.

1.3.2.2. Một số kết quả nghiên cứu về xác định giá trị năng lượng của thức ăn ở gia súc, gia cầm

Nguyễn Ngọc Hà (1996) [5] cho biết, trung bình 1kg bột lá keo giậu trồng tại Việt Nam có 2.300 Kcal năng lượng trao đổi đối với gia cầm.

Tôn Thất Sơn và Nguyễn Thị Mai (2007) [10] thực hiện thí nghiệm xác định giá trị năng lượng trao đổi của một số giống đỗ tương làm thức ăn cho gia cầm bằng phương pháp trực tiếp của Farrell (1978). Theo phương pháp này, gà cho nhịn đói 32 giờ cho đường tiêu hóa thật sạch và gà được làm vệ sinh sạch sẽ trước khi thí nghiệm. Sau đó, gà được ăn trong 1 giờ và tiến hành xác định năng lượng trao đổi. Kết quả cho thấy: Giống AK03 có 3572 Kcal/kg VCK; giống B10 có 3716 Kcal/kg VCK; giống Cúc Lục Ngạn có 3795 Kcal/kg VCK; Giống D912 có 3605 Kcal/kg VCK; giống DH4 có 3554 Kcal/kg VCK.

Hồ Lê Quỳnh Châu (2014) [3] đã tiến hành xác định giá trị năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ, của một số loại thức ăn cho gà Lương Phượng giai đoạn 35 - 42 ngày tuổi. Kết quả như sau: Năng lượng trao đổi có hiệu chỉnh nitơ của ngô Lào là: 3858 Kcal/kg VCK, ngô lai F1 3798 Kcal/kg VCK, cám gạo 3112 Kcal/kh VCK, đậu tương nguyên dầu dao động từ 3149 - 4441 Kcal/kg VCK, bột cá 2091 Kcal/kg VCK, tấm gạo là 4036 Kcal/kg VCK.

Phạm Tấn Nhã (2014) [9] đã tiến hành thí nghiệm, xác định năng lượng trao đổi của 5 loại thức ăn gồm bột phụ phẩm cá tra, bã bia, tấm gạo, và cám gạo trích ly. Động vật thí nghiệm là gà Sao giai đoạn 35 - 42 ngày tuổi. Giá trị năng lượng trao đổi của bột phụ phẩm cá tra, cám gạo, bã bia, tấm gạo và cám gạo trích ly lần lượt là: 3014, 3116, 1768, 3861 và 2420 Kcal/kg VCK.

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ tiêu hóa và năng lượng trao đổi của bột lá keo giậu đối với gà thịt (Trang 37 - 42)