Thí nghiệm 1: Xác định tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ tiêu hóa và năng lượng trao đổi của bột lá keo giậu đối với gà thịt (Trang 42 - 47)

4. Điểm mới của đề tài

2.3.1. Thí nghiệm 1: Xác định tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng của

2.3.1.1. Nội dung thí nghiệm

Nội dung của thí nghiệm này là tiến hành xác định tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong bột lá keo giậu, theo phương pháp thử mức tiêu hóa hồi tràng.

2.3.1.2. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm với 60 gà thịt Lương Phượng, từ 43 - 50 ngày tuổi, chia làm 2 lô, mỗi lô có 30 con, được nuôi trong 5 lồng, mỗi lồng 6 con (3 trống + 3 mái).

Lô thứ nhất được cho ăn khẩu phần cơ sở (KPCS) không có BLKG (Lô KPCS).

Lô thứ hai được cho ăn khẩu phần thí nghiệm (KPTN), gồm có 80% KPCS và 20% bột lá keo giậu, tính theo khối lượng (Lô KPTN).

Khẩu phẩn cơ sở được phối hợp giống như khẩu phần (KP) ăn của gà thịt lông màu giai đoạn sau 42 - 70 ngày tuổi (xem bảng 1.1).

Bảng 2.1. Thành phần nguyên liệu của khẩu phần cơ sở

TT Nguyên liệu Tỷ lệ (%) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 Bột ngô Cám mỳ

Khô dầu đậu tương Bột cá Methionin Muối ăn DCP Premix vitamin Premix khoáng 65,00 3,70 22,00 6,00 0,10 0,55 2,15 0,30 0,20 Cộng 100,00

Khẩu phần cơ sở và KPTN đều được bổ sung 1,5% khoáng không tan (AIA) tính theo khối lượng (98,5% KP + 1,5% AIA).

Thí nghiệm được thực hiện như sau: 4 ngày đầu cho gà làm quen với lồng nuôi và thức ăn thí nghiệm, 3 ngày tiếp theo là thời gian thí nghiệm

chính thức. Theo dõi thức ăn chặt chẽ trong 3 ngày này và tính bình quân thức ăn thu nhận được của 1 gà trong 1 ngày đêm.

Ở cuối ngày thí nghiệm chính thức thứ 3, dừng cho gà ăn vào lúc 20 giờ, chỉ cho uống nước. Giết mổ gà vào lúc 8 giờ sáng ngày hôm sau để thu dịch hồi tràng.

Phân tích vật chất khô (VCK), protein, lipit, xơ, khoáng, khoáng không tan và tính dẫn xuất không chứa nitơ (DXKN) của KPCS, KPTN và dịch hồi tràng của gà thuộc lô KPCS và lô KPTN. Mỗi chỉ tiêu đều được phân tích 3 lần (n = 3).

2.3.1.3. Tính tỉ lệ tiêu hóa của các khẩu phần

Tính tỷ lệ tiêu hóa (TLTH) các chất dinh dưỡng (protein, lipit, xơ, DXKN) của KPCS và KPTN theo công thức sau:

Y (%) = 100 - 100 x c

x b a d

Y là tỷ lệ tiêu hóa chất dinh dưỡng (%) a là chất dinh dưỡng trong thức ăn (%)

b là chất dinh dưỡng trong dịch hồi tràng (%) c là khoáng không tan (AIA) (%)

d là AIA trong dịch hồi tràng (%)

2.3.1.4. Tính tỷ lệ tiêu hóa (TLTH) các chất dinh dưỡng của bột lá keo giậu

Căn cứ vào lượng thức ăn tiêu thụ được của KPTN của 1 gà trong 1 ngày đêm, tỷ lệ một chất dinh dưỡng (DD) nào đó (ví dụ: protein) trong KPTN và TLTH của chất dinh dưỡng đó, chúng ta sẽ tính được lượng chất dinh dưỡng này của KPTN tiêu hóa được/1 gà/1 ngày đêm (gọi là A).

Tương tự như vậy, chúng ta cũng sẽ tính được lượng chất dinh dưỡng này của KPCS nằm trong KPTN (KPCS chiếm 80% KPTN) tiêu hóa được/1 gà/1 ngày đêm (gọi là B).

Lượng một chất dinh dưỡng nào đó (ví dụ: protein) của bột lá keo giậu tiêu hóa được sẽ bằng A - B = C.

Căn cứ vào lượng một chất dinh dưỡng nào đó của bột lá keo giậu (ví dụ: protein) thu nhận được/1 gà/1 ngày đêm (gọi là D) và lượng chất D đó tiêu hóa được (C), chúng ta sẽ tính được tỷ lệ tiêu hóa của chất dinh dưỡng này (TLTH = C/D x 100).

Tính lần lượt TLTH của VCK, protein, lipit, xơ, khoáng và DXKN theo cách làm như trên.

2.3.1.5. Tính năng lượng trao đổi của bột lá keo giậu theo tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong bột lá

Sau khi đã tính được TLTH các chất dinh dưỡng trong bột lá keo giậu thì tính hàm lượng của từng chất dinh dưỡng tiêu hóa được bằng cách nhân hàm lượng của từng chất dinh dưỡng thô (g/kg bột lá) với tỷ lệ tiêu hóa của nó (%), tiếp theo là tính năng lượng trao đổi (ME) của 1 kg bột lá theo công thức sau:

MEd = 4,26 . ProteinTH + 9,5 . LipitTH + 4,23 . XơTH + 4,23 . DXKNTH. Dẫn theo Viện Chăn nuôi quốc gia (2001) [19].

MEd cần được hiệu chỉnh bằng cách trừ đi năng lượng tính theo lượng nitơ tích lũy trong cơ thể khi ăn 1 kg bột lá. Cụ thể là:

NR = Protein thô (g)/1 kg bột lá : 6,25 x 35% x 8,22 MEn (kcal/kg bột lá) = MEd - NR

Ghi chú:

TH là tiêu hóa

MEd là năng lượng trao đổi chưa hiệu chỉnh/kg bột lá

NR là số lượng năng lượng trao đổi hiệu chỉnh theo lượng nitơ tích lũy trong cơ thể

35% là cứ 100 g nitơ gà thu nhận thì có 35 g tích lũy trong cơ thể 8,22 là năng lượng của 1 g axit uric

Quy đổi ME của 1kg bột lá nguyên trạng sang 1kg vật chất khô bột lá như sau: MEn (Kcal/kg VCK) = MEn (Kcal/kg bột lá)/ Tỷ lệ vật chất khô trong bột lá (%).

2.3.1.6. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu

Lấy mẫu thức ăn theo TCVN 4325 : 2007 (ISO 6497 : 2002) [16] Phân tích VCK theo TCVN 4326 : 2001 (ISO 6496 : 1999) [11]

Phân tích protein tổng số theo TCVN 4328 : 2007 (ISO 6496 : 2003) [12] Lượng nitơ (g) được tính bằng hàm lượng protein (g/kg thức ăn): 6,25. Phân tích lipit theo TCVN 4331 : 2007 (ISO 6492:2002) [13]

Phân tích xơ thô theo TCVN 4329 : 2007 (ISO 6865:2000) [15]

Phân tích khoáng tổng số (%): Theo TCVN 4327: 2007 (ISO 5984: 2002) [14] DXKN = 100 - (ẩm độ + protein + lipit + xơ + khoáng)

- Hàm lượng AIA trong mẫu thức ăn, mẫu chất thải xác định theo phương pháp của Vogtmann và cs (1975) [80]. Phương pháp xác định như sau: Cân 1 - 2 g mẫu khô đã nghiền cho vào bình cầu dung tích 500ml. Thêm vào 100ml dung dịch HCl 4N. Gắn ống sinh hàn vào bình cầu để tránh thất thoát HCl. Đun nhẹ hỗn hợp trong tủ hốt. Lọc dung dịch thủy phân khi đang còn nóng qua tấm giấy lọc không tro Whatman số 41. Rửa trôi hết acid bằng nước nóng 85 - 100oC. Phần tro và giấy lọc được chuyển sang 1 cốc chịu nhiệt đã được xác định khối lượng. Khoáng hóa mẫu qua đêm ở 650o

C. Làm nguội ở nhiệt độ phòng trong bình hút ẩm. Cân cốc chứa mẫu đã khoáng hóa từ đó tính được hàm lượng tro trong mẫu theo công thức sau:

AIA = (Wf - We)/Ws x 100 (Keulen và Young, 1977) [59]

Trong đó:

Wf: Khối lượng cốc và tro (g) We: Khối lượng cốc (g)

Ws: Khối lượng của mẫu đã xấy khô (g)

Một phần của tài liệu Xác định tỷ lệ tiêu hóa và năng lượng trao đổi của bột lá keo giậu đối với gà thịt (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)