Biểu hiê ̣n VP28 bằng hệ thống vector pET28b trong E coli

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân dòng và biểu hiện trên bề mặt bào tử bacillus subtilis gen mã hóa kháng nguyên VP28 của virus gây bệnh đốm trắng ở tôm (Trang 80 - 85)

Hệ thống vector pET đƣợc xem là một trong các hệ thống vector mạnh nhất cho biểu hiện protein tái tổ hợp ở vi khuẩn hiện nay. Các gen đích khi đƣa vào vector pET đƣợc điều khiển phiên mã bằng promoter T7 của thực khuẩn thể cùng với T7 RNA polymerase; protein đích có thể đƣợc biểu hiện tới hơn 50% protein tổng số của tế bào chỉ sau vài giờ cảm ứng. Vector pET28b có một trình tự 6 gốc histidine (6xHis) ở phía trƣớc của vùng nhân dòng đa điểm cắt (MCS) và một trình tự 6x His nữa ở đầu cuối C ngay trƣớc mã kết thúc, là cơ sở để tạo protein tái tổ hợp gắn với 6xHis, thuận tiện cho quá trình tinh sạch bằng cột sắc ký ái lực.

Vector tái tổ hợp đƣợc ký hiệu là pGEM - vp28 và đƣợc tách ra ở dạng tinh sạch đƣợc dùng làm khuôn cho PCR. Cặp mồi đặc hiệu (VP28.2 Fw/Rv) dùng để gắn gen vp28 vào vector pET28b đƣợc thiết kế dựa trên trình tự nucleotide hai đầu của gen vp28 có đƣa vào thêm trình tự nhận biết của BamHI ở đầu và HindIII ở cuối để thuận tiện cho ghép gen vào vector pET28b về sau.

Bƣớc đầu tiên, cả 2 vector pGEM-vp28 và pET28b đƣợc cắt bằng enzyme giới hạn HindIII và BamHI, sản phẩm của phản ứng cắt bằng enzyme đƣợc tinh sạch và điện di trên gel agarose 1%. Kết quả điện di (Hình 3.4) cho thấy, vector pET28b khi đƣợc cắt bằng HindIII và BamHI cho một băng DNA với kích thƣớc 5,4 kb, đoạn gen vp28, sau khi cắt từ pGEM-vp28 cho một băng DNA có kích thƣớc khoảng 615 bp. Các kết quả này đúng nhƣ tính toán lý thuyết.

80

Đoạn gen vp28 sau đó đã đƣợc gắn vào vector biểu hiện pET28b bằng T4 ligase để tạo vector tái tổ hợp pET28b-vp28 và biến nạp vào chủng E. coli BL21- RIL. 6 khuẩn lạc hình thành trên môi trƣờng LB-kanamycin đƣợc chọn để PCR kiểm tra với cặp mồi của vector T7Fw/Rv và mồi của đoạn gen vp28 (VP28.2 Fw/Rv), sản phẩm PCR sau đó đƣợc kiểm tra bằng điện di trên gel agarose 1%. Kết quả thu đƣợc (Hình 3.5) cho thấy cả 6 khuẩn lạc đều cho băng DNA nhân bản có kích thƣớc khoảng 863 bp với mồi T7Fw/Rv và băng nhân bản 615 bp với mồi VP28.2 Fw/Rv.

Hình 3.4: Điện di gel agarose sản phẩm cắt vector biểu hiện và vector nhân dòng mang gen

vp28 bằng enzyme giới hạn sau

khi tinh sạch

1: vector pET28b 2: gen vp28 M: marker 1kb

Hình 3.5: Điện di sản phẩm PCR kiểm tra sự có mặt của gen vp28 trong các khuẩn lạc

M : Thang chuẩn DNA 1kb

1-6: Khuẩn lạc (1-6) PCR với mồi T7 Fw/Rv 6-14: Khuẩn lạc(1-6) PCR với mồi VP28 Fw/Rv 7, 8: Đối chứng âm (không chƣ́ a DNA khuôn)

81

Vector tái tổ hợp pET28b-vp28 sau đó đã đƣợc tách ra, tinh sạch và giải trình tự đoạn gen vp28, sử dụng cặp mồi T7Fw/Rv. Kết quả đọc trình tự (không trình bày ở đây) khẳng định chắc chắn gen vp28 đã đƣa đƣợc gắn vào vector pET28b đúng chiềuvà vị trí khung đọc.

Dịch chiết protein tổng số, dịch hòa phân đoạn tủa tế bào và dịch đồng nhất tủa tế bào sau đó đều đƣợc đƣa về hàm lƣợng protein tổng số nhƣ nhau là 1 mg/ml và đƣợc kiểm tra bằng SDS-PAGE và thẩm tách miễn dịch. Kết quả biểu hiện gen

vp28 đƣợc kiểm tra bằng SDS-PAGE và thẩm tách miễn dịch (Hình 3.6) cho thấy dịch chiết tế bào BL21-RIL mang vector pET28b-vp28 có chứa băng protein 28 kDa (đƣờng chạy 7, 8, 9, Hình 3.6A). Trong khi đó, ở mẫu đối chứng âm (tế bào BL21-RIL không mang vector pET28b-vp28) không có băng protein này. Kết quả thẩm tách miễn dịch, sử dụng kháng thể đặc hiệu kháng VP28 cũng cho thấy sự có mặt của băng protein 28 kDa ở các mẫu tƣơng ứng với mẫu trên SDS-PAGE (đƣờng chạy 7, 8, 9, Hình 3.6B). Từ đó, chúng tôi kết luận rằng đã biểu hiện đƣợc VP28 ở E. coli.

Hình 3.6: SDS-PAGE (A) và thẩm tách miễn dịch (B) kiểm tra biểu hiện VP28 ở E. coli

1: Dịch đồng nhất tủa tế bào BL21- RIL

- 7: Dịch đồng nhất tủa tế bào BL21-RI mang pET28b-vp28

82 2: Dịch chiết protein tổng số tế bào

BL21-RIL

- 8: Dịch chiết protein tổng số tế bào BL21- RIL mang pET28b-vp28

3: Dịch hòa phân đoạn tủa tế bào BL21-RIL

- 9: Dịch hòa phân đoạn tủa tế bào BL21-RIL mang pET28b-vp28

5: Thang chuẩn protein

Dịch chiết tế bào có chứa protein VP28 (dƣới dạng VP28-Histag) sau đó đƣợc tinh sạch bằng cách cho sắc ký qua cột His-bind. Phân đoạn protein tổng số sau khi gắn lên cột sẽ đƣợc rửa nhiều lần trong đệm A có chƣ́a Imidazol 5 mM, 80 mM và 100 mM nhằm loại bỏ các protein gắn không đặc hiệu với cột His-bind. Protein gắn cột đƣợc rƣ̉a chiết bằng đệm A có nồng độ Imidazol 250 mM và điện di SDS-PAGE cũng nhƣ thẩm tách miễn dịch sƣ̉ du ̣ng kháng thể đơn dòng kháng VP28 để nhận biết và kiểm tra độ tinh sạch.

Kết quả kiểm tra độ tinh sạch của protein VP28 (Hình 3.7A) cho thấy việc sử dụng cột His-bind để tinh sạch protein VP28 thu đƣợc hiệu quả tốt bởi vì hầu hết các thành phần protein phức tạp bị loại bỏ hết. Trong các phân đoạn tinh sạch, chúng tôi chỉ thu đƣợc một băng protein có kích thƣớc khoảng 28 kDa, tƣơng ứng với kích thƣớc của protein VP28. So sánh kết quả thẩm tách miễn dịch (Hình 3.7B) với kết quả SDS-PAGE cho thấy những băng protein xuất hiện trên màng PDVF có cùng kích thƣớc 28 kDa với các phân đoạn tinh sạch khi điện di SDS-PAGE cho phép chúng tôi khẳng định đã tinh sạch thành công protein VP28. Kết quả định lƣợng protein cho thấy từ 100 ml dịch nuôi cấy, chúng tôi đã thu đƣợc tổng số 1,26 mg protein VP28. Protein tinh sạch sẽ đƣợc sử dụng làm đối chứng dƣơng trong các nghiên cứu về biểu hiện trên bề mặt bào tử tiếp theo.

83

Hình 3.7: SDS-PAGE (A) và thẩm tách miễn dịch (B) kiểm tra độ tinh sạch của VP28

1: Dịch chiết tế bào có chứa protein VP28 lên cột His-bind 2: Dịch rửa cột His-bind bằng đệm A có imidazol 5 mM

3: Dịch rửa chiết cột His-bind bằng đệm A có imidazol 80 mM 4: Dịch rửa chiết cột His-bind bằng đệm A có imidazol 100 mM 5: Thang chuẩn protein

6-9: Dịch rửa chiết cột His-bind bằng đệm A có imidazol 250 mM

Ngay từ khi WSSV đƣợc phát hiện, protein VP28 tái tổ hợp (rVP28) đã đƣợc nghiên cứu biểu hiện ở nhiều hệ thống khác nhau. VP28 đã đƣợc biểu hiện thành công ở E. coli. Năm 2004, Sathish và tập thể [85] đã công bố kết quả biểu hiện thành công VP28 ở E. coli BL21 (DE3) sử dụng vector biểu hiện pREST B. Protein tái tổ hợp VP28 đƣợc cảm ứng biểu hiện bằng IPTG sau đó đƣợc tinh sạch nhờ cột sắc kí ái lực trong điều kiện biến tính sử dụng ure 8 M. Witteveldt và tập thể [114] đã biểu hiện thành công VP28 gắn đuôi histidine (Histag) trên vector pET28 trong E. coli. Jha và Xu [44] đã nhân dòng gen mã hóa cho VP28 thu đƣợc từ tôm nhiễm WSSV tại Trung Quốc bằng vector pUCm-T và pET-30a (+) trong E. coli BL21. Các tác giả đã chứng minh rằng bằng việc sử dụng hệ thống biểu hiện này có thể dễ dàng thu đƣợc một lƣợng lớn protein tinh sạch. Các nghiên cứu đã chỉ ra hƣớng sử

84

dụng protein tái tổ hợp nhƣ một vaccine qua đƣờng uống để tăng cƣờng khả năng bảo vệ tôm đối với virus đốm trắng.

Ngoài ra, Hou và tập thể [38] cũng nhân dòng và biểu hiện thành công gen mã hóa VP28 sử dụng vector pET30a ởg E. coli BL21. Sau khi cảm biến, protein VP28 tái tổ hợp đƣợc tinh sạch và dùng gây miễn dịch ở chuột để tạo kháng thể đơn dòng. Kháng thể đơn dòng đặc hiệu với rVP28 có khả năng nhận biết các VP28 của WSSV. Đồng thời, các tác giả cũng sử dụng kháng thể này trong phân tích dot-blot để phát hiện sự xâm nhiễm tự nhiên của WSSV. Cũng với mục đích của nghiên cứu là sử dụng protein VP28 để sản xuất kháng thể đơn dòng phục vụ việc chẩn đoán sự có mặt của WSSV. Nhóm nghiên cứu của Phan Thị Phƣợng Trang và tập thể [9] đã biểu hiện thành công protein VP28 tái tổ hợp ở E. coli dƣới dạng VP28-Histag và VP28-GST sử dụng hai vector biểu hiện là pQE39 và pGEX-2TK tƣơng ứng. Các tác giả cũng đã tinh sạch đƣợc 1,82 mg rVP28 từ 1 lít dịch nuôi cấy sử dụng cột Ni- NTA agarose.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu nhân dòng và biểu hiện trên bề mặt bào tử bacillus subtilis gen mã hóa kháng nguyên VP28 của virus gây bệnh đốm trắng ở tôm (Trang 80 - 85)