Năng lực sáng tạo và tính quyết đoán

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠOCỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT TRONG HỆ THỐNGCHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNHTRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 25 - 27)

Năng lực sáng tạo là khả năng vận dụng tri thức lý luận và khoa học vào thực tiễn không rập khuôn máy móc, tìm ra những con đường mới những phương pháp mới, giải quyết những vấn đề mà thực tiễn đặt ra phù hợp với đòi hỏi khách quan. Với tư duy năng động, người CBCC cấp xã phải nắm bắt được

sự vận động biến đổi không ngừng ở cấp xã trên quan điểm khách quan, toàn diện, lịch sử, cụ thể và phát triển để đưa ra những quyết sách đúng.

Bên cạnh đó phải tìm ra cái mới, phân tích được nguyên nhân phát sinh, xu hướng vận động của các vấn đề đặt ra ở cấp xã để có những giải pháp phù hợp. Thực tiễn hết sức phong phú, vì vậy người CBCC trong HTCT cơ sở phải có khả năng phân loại, hệ thống hoá vấn đề, xác định được trọng tâm, mâu thuẫn cơ bản để có phương án giải quyết sát đúng, ra những quyết định nhanh nhạy phát huy được nguồn lực, tiềm năng của cơ sở, địa phương để ổn định chính trị xã hội, phát triển kinh tế. Đi cùng với tính sáng tạo là tính quyết đoán, đó là khả năng nắm bắt được vấn đề, ban hành những quyết định quả quyết, dứt khoát, không do dự, không rụt rè, đùn đẩy, thoái thác trách nhiệm. Trên cơ sở nắm vững cơ sở khoa học của vấn đề, nắm vững phương pháp luận trong giải quyết vấn đề, tính quyết đoán tăng thêm hiệu lực, hiệu quả quản lý, tạo được niềm tin cho người thực hiện, bảo đảm sự thống nhất, nhất quán trong việc ra quyết định lãnh đạo, chỉ đạo. Nó là sản phẩm của tính kiên quyết, tính chủ động, tư duy sáng tạo, sự thận trọng và niềm tin khoa học. Tính quyết đoán khác hẳn với bệnh hách dịch, cửa quyền, quan liêu, mệnh lệnh, liều lĩnh và phiêu lưu. Tính quyết đoán thể hiện trước hết ở khả năng phán đoán chính xác tình hình, đưa ra được quyết định chỉ đạo ngay lập tức, chính xác trong những tình huống bất ngờ mà không đòi hỏi thời gian chờ đợi để phân tích dự kiện hoặc chưa có đủ dự kiện cần thiết để phân tích. Quyết định này có được do sự nhạy cảm của trực giác, khả năng phán đoán, phân tích, tổng hợp nhanh nhạy trên cơ sở tri thức phong phú đã được tích lũy. Cấp xã là nơi diễn ra mọi hoạt động của đời sống xã hội, nơi tổ chức và thực thi đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, nơi hàng ngày, hàng giờ CBCC trong HTCT cơ sở gắn bó, gần gủi mật thiết với nhân dân. Vì vậy, những vấn đề xảy ra cũng hết sức phong phú, phức tạp, nhạy cảm đòi hỏi người CBCC trong HTCT cơ sở phải giải quyết kịp thời, đúng đắn những vấn đề thực tiễn đặt ra. Nếu không giải quyết kịp thời sẽ không đạt được hiệu quả công tác lãnh đạo quản lý; mất thời cơ, lúng túng, bị động, công việc dồn ép, làm chậm, phát triển KT-XH, kìm hãm, cản trở… Nếu quyết định sai, võ đoán, chậm trễ sẽ

gây mất lòng tin, có thể là ngòi nổ bùng phát xung đột hoặc tăng thêm bùng phát xung đột gây mất ổn định trật tự xã hội. Nếu không quyết đoán, trông chờ ỷ lại cấp trên, dựa dẫm vào tập thể thì hiệu quả công tác kém. Vì thế người CBCC cấp xã phải không ngừng học tập, rèn luyện để có tri thức nhận biết được sự vận động của thực tiễn, hiểu và nắm vững công việc mình phụ trách, có phương pháp luận khoa học, rèn luyện tính quyết đoán để có khả năng ra quyết định một cách dứt khoát và dám chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

Một phần của tài liệu NÂNG CAO NĂNG LỰC LÃNH ĐẠOCỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHỦ CHỐT TRONG HỆ THỐNGCHÍNH TRỊ CƠ SỞ Ở HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNHTRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY (Trang 25 - 27)