*Tồn tại
Hỏi cung bị can là hoạt động phát hiện thu thập chứng cứ do Điều tra viên tiến hành bằng cách đặt ra câu hỏi để bị can trả lời và ghi lại trong biên bản hỏi cung35. Trong các biện pháp điều tra thì hoạt động hỏi cung chiếm một vai trò quan trọng trong việc giải quyết vụ án, nếu lời khai của bị can là đúng đắn, chân thực thì đó là cơ sở quan trọng để Cơ quan điều tra xác định sự thật của vụ án đồng thời tiến hành các hoạt động điều tra tiếp theo. Trên thực tế, việc hỏi cung bị can là một biện pháp điều tra khá phức tạp đòi hỏi Điều tra viên phải có kinh nghiệm và “khôn khéo” trong việc áp dụng các chiến thuật hỏi cung mới có thể đạt được kết quả cao. Bên cạnh đó, việc hỏi cung bị can phải được tiến hành đúng pháp luật về hỏi cung cả về trình tự, thủ tục lẫn nội dung. Việc vi phạm quy định về hỏi cung sẽ kéo theo một loạt các hậu quả nghiêm trọng trong việc giải quyết
35
Phó giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên): Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2009, trang 283.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 109 SVTH: Bùi Long Hải
vụ án, như gây ra oan, sai, bỏ lọt tội phạm… Vì vậy, hoạt động hỏi cung phải được đặt dưới sự kiểm sát chặt chẽ của Viện kiểm sát mới có thể phát huy được vai trò của biện pháp này, và loại bỏ được các hành vi vi phạm pháp luật của Điều tra viên trong khi tiến hành hỏi cung. Nhưng, theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì quy định về việc hỏi cung bị can chỉ do Cơ quan điều tra tiến hành còn hỏi cung bị can do Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thì lại không thấy quy định, thứ hai trong luật lại không quy định sự kiểm sát của Viện kiểm sát ở đâu cả, chỉ thấy một quy định duy nhất liên quan đến Viện kiểm sát đó là: “Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể hỏi cung bị can. Việc hỏi cung bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này”,
cụ thể tại Điều 131, Bộ luật tố tụng hình sự quy định như sau:
1. Việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên tiến hành ngay sau khi có quyết định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của người đó.Trước khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Việc này phải được ghi vào biên bản. Nếu vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can tự viết lời khai của mình.
2. Không hỏi cung vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được, nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
3. Trong trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể hỏi cung bị can. Việc hỏi cung
bị can được tiến hành theo quy định tại Điều này.
4. Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên bức cung hoặc dùng nhục hình đối với bị can thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 299 hoặc Điều 298 của Bộ luật hình sự.
Như vậy, theo như quy định trên thì không có cơ sở để Viện kiểm sát kiểm sát quá trình hỏi cung của Điều tra viên, trên thực tế việc vi phạm của Điều tra viên trong khi khi hỏi cung bị can không phải là hiếm và hiện đang xảy rất đa dạng như: hỏi cung khi chưa có quyết định khởi tố bị can, dùng các biện pháp hỏi cung trái pháp luật như: dụ cung, mớm cung, bức cung, dùng nhục hình… và hiện nay hành vi phạm này đã và đang diễn ra một cách phổ biến và ở nhiều mức độ khác nhau.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 110 SVTH: Bùi Long Hải Ví dụ như vụ việc sau36:
Theo tài liệu điều tra, tháng 11/2009, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
Thành phố Nha Trang (Khánh Hòa) thụ lý điều tra vụ mất cắp số tài sản số tiền 1.700
USD và 7 triệu đồng xảy ra tại nhà anh Võ Hà Trang. Điều tra viên Trần Bá Tuấn trực tiếp điều tra vụ án.
Nghi can trong vụ án này được xác định là bà Trần Thị Lan (Sinh năm 1970,
trú tại xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh, Thành phố Nha Trang), là người làm giúp
việc cho gia đình ông Trang. Nguyễn Đình Quyết là cán bộ trinh sát cùng tham gia, đã trực tiếp gặp và đưa bà Lan về nơi thuê ở trọ tiến hành lục tìm và lập biên bản thu giữ một số tư trang, quần áo, mỹ phẩm.
Sau đó bà Lan được đưa về trụ sở Công an Thành phố Nha Trang để làm việc
vào lúc 10 giờ ngày 28/11/2010. Bà Lan khai nhận lấy trộm phong bì, đem về giấu ở
bụi cây khu vệ sinh mới thuê ở. Hai điều tra viên tiếp tục đưa bà Lan về nơi ở trọ lục
tìm nhưng không thấy. Tối cùng ngày, bà Lan lại khai lấy trộm tiền đưa cho một
người quen ở cùng quê, tuy nhiên qua xác minh xác định lời khai này không đúng sự
thật.
Chiều 29/11/2010, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Nha Trang
ra lệnh bắt khẩn cấp và lệnh tạm giữ bà Lan. Đến 21 giờ 30 ngày 30/11/2010, bà Lan
bất tỉnh, đã được đưa vào Bệnh viện đa khoa Trung tâm tỉnh Khánh Hòa cấp cứu, trên cơ thể bị thương tích bầm tím. Theo kết luận của Bệnh viện Đa khoa tỉnh Khánh Hòa,
bà Lan bị “đa chấn thương”, trong đó có nhiều vết thương ở vùng đùi, tay, ngực...
Người nhà bà Lan đã làm đơn tố cáo đến một số cơ quan chức năng. Kết quả điều tra, xác minh của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao cho biết việc bà Lan bị hai Điều tra viên Tuấn và Quyết đánh trong khi bị tạm giữ là có cơ sở.
Theo lời khai của bà Lan, trong hai ngày tạm giữ, hai Điều tra viên này đã thay phiên nhau đánh đập bà Lan bằng tay, dùi cui, roi điện; đạp vào bụng, dùng
36
Theo tinmoi: “dùng nhục hình 2 nguyên sỹ quan công an lĩnh án” http://www.tinmoi.vn/dung-nhuc-hinh-2-cong- an-linh-an-11715455.html. Truy cập ngày 23/9/2012.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 111 SVTH: Bùi Long Hải cán chổi lông gà vụt vào mu bàn tay, ngón tay; dùng chân ghế đặt lên mu bàn chân của bà Lan rồi ngồi lên nhún… quá đau, bà Lan tự nhận là mình trộm tiền, nhưng sau khi xác minh bà khai không có căn cứ, hai Điều tra viên lại tiếp tục đánh…
Sau đó, đại diện Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã vào Khánh Hòa tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với thiếu tá Trần Bá Tuấn và trung úy Nguyễn Đình Quyết về tội “dùng nhục hình” trong điều tra bà Trần Thị Lan.
*Giải pháp
Để nâng cao chất lượng kiểm sát của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói chung và trong hoạt động hỏi cung bị can nói riêng, tại khoản 1, Điều 131 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cần quy định cụ thể về hoạt động giám sát của Viện kiểm sát trong hoạt động này như sau:
1. Việc hỏi cung bị can phải do Điều tra viên và cán bộ có thẩm quyền thuộc các
Cơ quan được quy định tại Điều 111, của Bộ luật này tiến hành ngay sau khi có quyết
định khởi tố bị can. Có thể hỏi cung bị can tại nơi tiến hành điều tra hoặc tại nơi ở của
người đó. Trường hợp hỏi cung tại nơi tiến hành điều tra và trụ sở Cơ quan điều tra phải
được ghi hình lại và được lưu trữ cùng với hồ sơ điều tra. Mọi trường hợp hỏi cung khi chưa có quyết định khởi tố bị can có hiệu lực pháp luật đều được coi là vi phạm tố tụng.
Trước khi hỏi cung, Điều tra viên phải đọc quyết định khởi tố bị can và giải thích cho bị can biết rõ quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này. Việc này
phải được ghi vào biên bản.
Nếu vụ án có nhiều bị can thì hỏi riêng từng người và không để họ tiếp xúc với nhau. Có thể cho bị can tự viết lời khai của mình.
Kiểm sát viên được phân công trong vụ án kiểm sát chặt chẽ và trực tiếp việc hỏi cung bị can của Điều tra viên và cán bộ có thẩm quyền thuộc các cơ quan được quy định tại Điều 111 của Bộ luật này trong mọi trường hợp.
3.2. TỒN TẠI THỰC TIỄN VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN
Từ khi Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 được ban hành và có hiệu lực thì công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm đã đạt được những kết quả nhất định đáng kể, góp phần vào việc bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 112 SVTH: Bùi Long Hải
công dân. Tuy nhiên bên cạnh đó, do sự phát triển không ngừng của xã hội và sự tiến bộ của của khoa học - kĩ thuật các tội phạm được thực hiện ngày càng đa dạng và tinh vi làm phát sinh nhiều tình huống mới, nên trong quá trình thực tiễn áp dụng bộ luật hiện nay đã bộc lộ một số khó khăn, vướng mắc nhất định gây khó khăn cho Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong khi thực hiện chức năng của mình. Qua khảo sát việc áp dụng tực tiễn các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 người viết đã mạnh dạn đưa ra những bất cập và tồn tại trong ba hoạt động điều tra sau, đó là: khám nghiệm hiện trường, giám định và hỏi cung bị can. Từ đó, đề ra những kiến nghị nhằm giải quyết những khó khăn cũng như vướng mắc đó.
3.2.1. Khám nghiệm hiện trường
*Tồn tại
Thực tiễn hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường của Viện kiểm sát trong thời gian qua cho thấy: việc áp dụng các quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 và Quy chế kiểm sát điều tra về quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên trong hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường vẫn còn một số tồn tại, bất cập sau:
Một là, nhận thức về địa vị pháp lý, về nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của một
số Kiểm sát viên (thậm trí cả lãnh đạo một số Viện kiểm sát) trong hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Quy chế kiểm sát điều tra còn chưa đầy đủ, thể hiện trên một số mặt sau:
-Mặc dù theo quy định của pháp luật hiện hành thì việc Kiểm sát viên có mặt tại hiện trường để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường là bắt buộc trong mọi trường hợp, nhưng trong thực tế, tại một số địa phương vẫn xảy ra trường hợp vì những lý do khác nhau, Viện kiểm sát đã không cử Kiểm sát viên đến hiện trường để thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc khám nghiệm mà chỉ thực hiện hoạt động kiểm sát trên biên bản khám nghiệm và các hồ sơ, tài liệu có liên quan do Cơ quan điều tra cung cấp.
-Một số địa phương đã cử cả cán bộ không có chức danh tư pháp (Kiểm sát viên) đi kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, và như vậy là vi phạm tố tụng.
-Trong trường hợp việc khám nghiệm hiện trường do Cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (như lực lượng Cảnh sát giao thông chẳng
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 113 SVTH: Bùi Long Hải
hạn) thực hiện (theo quy định tại Điều 111, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Điều 23 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự), một số Viện kiểm sát đã không cử Kiểm sát viên đến để kiểm sát việc khám nghiệm với lý do: theo quy định tại Điều 150, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì việc khám nghiệm hiện trường do Điều tra viên tiến hành mới bắt buộc cần phải có sự kiểm sát của Viện kiểm sát, còn việc khám nghiệm hiện trường của cán bộ thuộc các Cơ quan khác được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (không phải là Điều tra viên) thì luật lại không quy định. Do đó, Viện kiểm sát không có trách nhiệm cử Kiểm sát viên đi kiểm sát khám nghiệm.
-Một số Kiểm sát viên do nhận thức chưa đầy đủ về quyền hạn và trách nhiệm của mình khi thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc khám nghiệm và do chỉ có Điều tra viên mới được trang bị các dụng cụ chuyên dụng khám nghiệm hiện trường còn Kiểm sát viên thì không. Nên hầu như tại hiện trường Kiểm sát viên không hề thực hiện hoạt động tác nghiệp nào, chỉ thụ động “chứng kiến” việc khám nghiệm của Điều tra viên và các thành viên đoàn khám nghiệm và ký xác nhận vào biên bản khám nghiệm.
-Ở một số địa bàn thuộc vùng sâu, vùng xa do điều kiện đi lại và phương tiện thông tin liên lạc còn thiếu thốn nên việc trao đổi thông tin giữa Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra gặp nhiều khó khăn, gây chậm trễ trong việc thông báo tin tức của Cơ quan điều tra đến Viện kiểm sát để kiểm sát khám nghiệm hiện trường.
Hai là, một số Kiểm sát viên khi thực hiện hoạt động kiểm sát việc khám nghiệm
hiện trường chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm nên thực hiện không đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn của mình đã được quy định trong Bộ luật tố tụng hình sự và được cụ thể hoá trong Quy chế kiểm sát điều tra, do đó không phát hiện được vi phạm, thiếu sót của Điều tra viên và các thành viên tham gia khám nghiệm hoặc có phát hiện được vi phạm nhưng do nể nang, nên không đấu tranh yêu cầu khắc phục vi phạm. Một số Kiểm sát viên do không kiểm sát chặt chẽ, qua loa, đại khái trong việc kiểm sát khám nghiệm nên để xảy ra nhiều thiếu sót, gây ảnh hưởng đến hoạt động điều tra phá án sau này…
*Giải pháp
Để thực hiện đầy đủ quy định tại Điều 150, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về việc kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường thì cần thực hiện một số yêu cầu sau:
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 114 SVTH: Bùi Long Hải
Thứ nhất, yêu cầu đặt ra đối với Kiểm sát viên là cần nhận thức đúng đắn và đầy đủ địa vị pháp lý cũng như nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên trước trong và sau khi khám nghiệm hiện trường. Cần quy định cụ thể trong luật nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm sát viên khi thực hiện các hành vi tố tụng trong quá trình kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, về hậu quả pháp lý trong trường hợp Kiểm sát viên thực hiện không đúng, không đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn do luật quy định. Quy định cụ thể về quy trình kiểm sát một số vụ án điển hình như: giết người, cố ý gây thương tích, tai nạn giao thông…
Thứ hai, ở một số vùng, địa bàn đi lại khó khăn phương tiện thông tin liên lạc còn
thiếu thốn do đó, để kịp thời phối hợp với Cơ quan điều tra trong việc khám nghiệm hiện trường Viện kiểm sát có thể cử một hoặc hai Kiểm sát viên thường trực ở trụ sở Cơ quan điều tra để đảm bảo cho hoạt động kiểm sát được nhanh chóng, kịp thời, khách quan. Hạn chế vì lí do Kiểm sát viên đến trễ dẫn đến Điều tra viên thực hiện sơ sài, qua loa việc khám nghiệm.
Và cuối cùng, để tạo điều kiện cho Kiểm sát viên có tinh thần trách nhiệm cao
trong việc khám nghiệm hiện trường thì việc trang bị cho Kiểm sát viên một bộ va li chuyên dụng cho việc khám nghiệm là một việc làm không thể thiếu và phải được thực