Nội dung mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong giai đoạn

Một phần của tài liệu hoàn thiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 42 - 46)

điều tra v án hình s

Trên cơ sở quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và các văn bản có liên quan thì mối liên hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự được thể hiện dưới hai hình thức: phối hợp và chế ước. Với chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong điều tra vụ án hình sự của Viện kiểm sát thì “chế ước” là mối quan hệ chủ yếu. “Chế ước” ở đây không phải là sự chế ước lẫn nhau giữa Cơ quan điều tra với Viện kiểm sát mà chỉ là sự chế ước một chiều, đó là sự chế ước của Viện kiểm sát đối với các hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra, bản chất của quan hệ chế ước là xuất phát từ chức năng của Viện kiểm sát thông qua việc thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động điều tra, bảo đảm việc tuân theo pháp luật tố tụng hình sự nhằm đảm bảo mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện và xử lý kịp thời, đảm bảo cho việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội.

Theo Từ điển tiếng Việt thì “chế” là phép định ra làm ra đặt ra còn “ước” là bó buộc13 . Do đó, quan hệ “chế ước” được hiểu là sự tác động khống chế kiềm chế và bó buộc trong tố tụng hình sự ở giai đoạn điều tra. Quan hệ chế ước của Viện kiểm sát đối

13

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 43 SVTH: Bùi Long Hải

với Cơ quan điều tra được bảo đảm về mặt pháp lý, mục đích làm cho hoạt động tố tụng được khách quan có căn cứ và đúng pháp luật giúp Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra tránh được những sai lầm có thể xảy ra trong quá trình giải quyết vụ án. Việc dùng khái niệm “chế ước” là vì theo quy định tại Điều 23, 36, 37, 109, 112, 113 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Viện kiểm có các quyền năng pháp lý như giám sát, yêu cầu, phê chuẩn, hủy bỏ các quyết định của Cơ quan điều tra mà bản chất của những quyền năng này là sự chế ước đối với hoạt động tố tụng của Cơ quan điều tra với tính chất là đối tượng của hoạt động kiểm sát.

Theo khoản 2, Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng hình sự, có trách nhiệm phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật của các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng, áp dụng những biện pháp do Bộ luật này quy định để loại trừ việc vi phạm pháp luật của những cơ quan hoặc cá nhân này. Như vậy, thực hiện chức năng kiểm sát điều tra vụ án hình sự, qua đó nếu phát hiện được những hành vi vi phạm pháp luật tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra thì Viện kiểm sát có quyền áp dụng mọi biện pháp mà Bộ luật tố tụng hình sự quy định để loại trừ sự vi phạm quy định đó, và điều đã thể hiện tính chế ước của Viện kiểm sát đối với Cơ quan điều tra trong hoạt động tố tụng.

Quyền chế ước của Viện kiểm sát đối với Cơ quan điều tra được thể hiện dưới các hình thức cơ bản sau:

Th nht, Viện kiểm sát có quyền giám sát các hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra một cách trực tiếp như: kiểm sát các hoạt động khám nghiệm hiện trường, kiểm sát các hoạt động khám nghiệm tử thi, kiểm sát các hoạt động hỏi cung bị can… hoặc giám sát một cách gián tiếp thông qua việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu phản ánh hoạt động điều tra. Qua hoạt động giám sát, Viện kiểm sát có quyền đưa ra quan điểm là nhất trí hay không nhất trí, phê chuẩn hay không phê chuẩn các quyết định tố tụng của Cơ quan điều tra. Ví dụ như: theo khoản 4, Điều 164 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: “Trong thời

hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được quyết định đình chỉ điều tra của Cơ quan điều

tra, nếu thấy quyết định đình chỉ điều tra có căn cứ thì Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Cơ quan điều tra để giải quyết theo thẩm quyền; nếu thấy quyết định đình chỉ điều

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 44 SVTH: Bùi Long Hải

tra không có căn cứ thì huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra

phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố. Thời hạn ra quyết định truy tố được thực hiện theo quy định tại Điều 166 của Bộ luật này”.

Th hai, Viện kiểm sát có quyền đề ra yêu cầu và yêu cầu Cơ quan điều tra tiến

hành điều tra khi phát hiện thấy việc điều tra của Cơ quan điều tra chưa đầy đủ, còn thiếu sót về chứng cứ để làm cơ sở chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc phát hiện có vi phạm pháp luật tố tụng hình sự có thể dẫn đến làm oan người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm, khi xét thấy cần thiết, trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự (khoản 2, Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003), ví dụ như Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung, trong trường hợp khi kết thúc điều tra còn thiếu những chứng cứ quan trọng đối với vụ án mà Viện kiểm sát không thể tự mình bổ sung được hoặc có căn cứ để khởi tố bị can về một tội phạm khác hoặc có đồng phạm khác, nếu có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng thì Viện kiểm sát quyết định trả hồ sơ và yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra bổ sung (Điều 168 Bộ luật tố tụng hình sự) hoặc yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra thay đổi Điều tra viên theo quy định của bộ luật này; nếu hành vi của Điều tra viên có dấu hiện tội phạm thì khởi tố về hình sự (khoản 3, Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003)…

Th ba, Viện kiểm sát có quyền hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái

pháp luật của Cơ quan điều tra (khoản 5, Điều 112 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003). Đây là một trong những quyền năng thể hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát, là phương tiện bảo đảm cho việc điều tra phải tuân theo pháp luật một cách nghiêm chỉnh và thống nhất, tránh tùy tiện trong hoạt động tố tụng hình sự của Cơ quan điều tra ví dụ như: hủy bỏ quyết định đình chỉ điều tra và yêu cầu Cơ quan điều tra phục hồi điều tra; nếu thấy đủ căn cứ để truy tố thì huỷ bỏ quyết định đình chỉ điều tra và ra quyết định truy tố trong trường hợp Cơ quan điều tra ra quyết đinh đình chỉ điều tra. Do vậy, nếu Viện kiểm sát thực hiện tốt, triệt để quyền năng này thì ngoài việc góp phần nâng cao chất lượng điều tra, mà còn hạn chế rất nhiều trường hợp vụ án phải đình chỉ điều tra vì không có sự kiện phạm tội hoặc bị can không phạm tội… để thực hiện quyền

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 45 SVTH: Bùi Long Hải

năng này được chính xác thì Viện kiểm sát phải thực hiện chức năng kiểm sát điều tra ngay từ khi khởi tố vụ án, từ đó thường xuyên kiểm sát và chấn chỉnh hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra để làm sao không xảy ra vi phạm về tố tụng hình sự trong quá trình điều tra vụ án nếu có vi phạm xảy ra thì kịp thời yêu cầu khắc phục ngay, đặc biệt là ngăn chặn vi phạm quyền công dân.

Quyền “chế ước” nói trên của Viện kiểm sát cũng phải thực hiện đúng theo các quy định của pháp luật và cũng có giới hạn nhất định, chẳng hạn trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Viện kiểm sát cùng cấp thì Cơ quan điều tra vẫn phải chấp hành, nhưng có quyền đề nghị Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp xem xét và quyết định, thời hạn cho Viện kiểm sát cấp trên xem xét và giải quyết là 20 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Cơ quan điều tra (Điều 114 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003).

Quan hệ phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát là sự hỗ trợ thực hiện các hoạt động tố tụng để giải quyết vụ án kịp thời theo chức năng, nhiệm vụ được giao, cùng hướng đến mục đích chung là chứng minh và xử lý tội phạm14. Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, mối quan hệ phối hợp được thể hiện ở việc Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thực hiện chức năng tố tụng theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 bởi vì, mỗi khi cơ quan thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình sẽ tạo điều kiện cho cơ quan còn lại làm tốt. Ví dụ: Viện kiểm sát xem xét và phê chuẩn lệnh khám xét của Cơ quan điều tra nhanh chóng và chính xác sẽ giúp cho Cơ quan điều tra tiến hành khám xét kịp thời để thu giữ những tài liệu đồ vật góp phần vào việc giải quyết vụ án, sự phối hợp giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và trong tất cả các khâu của quá trình điều tra đối với từng vụ án cụ thể, nếu để xảy ra sai sót của cơ quan tiến hành tố tụng này có thể dẫn tới một loạt sai sót khác của cơ quan tiến hành tố tụng khác.

Việc phân tích bản chất, hình thức trong mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát góp phần làm sáng tỏ về mặt lý luận và vận dụng thống nhất trong thực tiễn đồng thời qua đó tìm ra những cơ sở khoa học để đổi mới hoàn thiện các quy chế về mối quan hệ trong giải quyết các vụ án hình sự giữa hai cơ quan này và tiến tới thực hiện

14

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 46 SVTH: Bùi Long Hải

mục đích nâng cao hiệu quả hoạt động tố tụng của Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát trong điều tra vụ án hình sự.

Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay có nhiều trường hợp do nhận thức không đúng đắn về các quy định của pháp luật về mối quan hệ giữa Cơ quan điều tra và Viện kiểm sát đã có hiện tượng do chỉ tập trung vào việc phát hiện điều tra tội phạm mà không chú ý đến việc chấp hành các quy định của pháp luật về việc thực hiện, phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm thậm chí có trường hợp Viện kiểm sát chỉ sử dụng đơn thuần quan hệ phối hợp mà không sử dụng quyền chế ước đã dẫn đến hiện tượng vụ án được giải quyết một chiều, làm thay Cơ quan điều tra, né tránh, không cương quyết bảo vệ quan điểm đúng đắn cũng như các quy định của pháp luật bị vi phạm. Ngược lại, nếu sử dụng cứng nhắc quyền chế ước của Viện kiểm sát đối với Cơ quan điều tra có thể sẽ tạo nên mối quan hệ căng thẳng trong công tác. Những trường hợp nói trên, tuy không phải là trường hợp phổ biến nhưng cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng điều tra, kiểm sát điều tra và kết quả công tác đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)