Kiểm sát việc thực nghiệm điều tra

Một phần của tài liệu hoàn thiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 86 - 88)

Thực nghiệm điều tra là biện pháp điều tra nhằm thu thập chứng cứ bằng việc dựng lại một hiện trường, diễn lại một hành vi, một tình huống hoặc toàn bộ các hành vi được thực hiện khi tội phạm xảy ra hoặc diễn lại một tình tiết khác của sự việc nhất định nhằm kiểm tra xác minh những tình tiết có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 87 SVTH: Bùi Long Hải

Điều 153 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định về biện pháp thực nghiệm điều tra như sau: “Để kiểm tra và xác minh những tài liệu, những tình tiết có ý

nghĩa đối với vụ án, Cơ quan điều tra có quyền thực nghiệm điều tra bằng cách cho dựng

lại hiện trường, diễn lại hành vi, tình huống hoặc mọi tình tiết khác của một sự việc nhất định và tiến hành các hoạt động thực nghiệm cần thiết. Khi thấy cần, có thể đo đạc, chụp ảnh, ghi hình, vẽ sơ đồ; Khi tiến hành thực nghiệm điều tra, phải có người chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết, người bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng cũng có thể tham gia, không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người tham gia việc thực nghiệm điều tra; Trong trường hợp cần thiết, Viện kiểm sát có thể tiến hành thực nghiệm điều tra. Việc thực nghiệm điều tra

được tiến hành theo quy định tại Điều này”.

Những yêu cầu đối với Điều tra viên là trước khi tiến hành thực nghiệm, Điều tra viên phải tiến hành lập kế hoạch thực nghiệm, trong đó xác định yêu cầu của việc thực nghiệm dựa trên những lời khai và chứng cứ đã có, nội dung, phương pháp tiến hành thực nghiệm, thời gian, địa điểm thực nghiệm, những người tham gia thực nghiệm và chuẩn bị những phương tiện cần thiết cho việc thực nghiệm.

Trong quá trình thực nghiệm điều tra, Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc thực hiện các công việc, trình tự tiến hành của Cơ quan điều tra, bên cạnh đó luật cũng cho phép Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra tiến hành thực nghiệm hoặc tự mình tiến hành trong những trường hợp cần thiết. Việc quy định trách nhiệm của Viện kiểm sát trong quá trình thực nghiệm điều tra là một điều cần thiết, cũng tương tự như những biện pháp điều tra khác thực nghiệm điều tra cũng có một ý nghĩa nhất định trong việc giải quyết vụ án, thực nghiệm điều tra là một biện pháp hữu hiệu để kiểm tra chứng cứ, là điều kiện tốt để Cơ quan điều tra kiểm tra và đánh giá những giả thuyết điều tra, chẳng những thế, mà qua đó còn có thể thu thập được những tài liệu, chứng cứ mới phát hiện những nguyên nhân và điều kiện phạm tội, từ đó mà đề xuất các biện pháp phòng ngừa. Do đó, để đạt được những mục đích nêu trên thì đòi hỏi: thứ nhất, Cơ quan điều tra phải làm tốt công việc của mình; thứ hai, phải có sự kiểm sát chặt chẽ của Viện kiểm sát. Tuy nhiên, nếu không có sự kiểm sát hoặc kiểm sát không tốt thì chẳng những mục đích

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 88 SVTH: Bùi Long Hải

không đạt được mà bên cạnh đó còn gây những khó khăn cho việc giải quyết vụ án do mâu thuẫn giữa chứng cứ ban đầu và những phát hiện mới trong việc thực nghiệm, ví dụ

như vụ án sau: Nguyễn Văn P phạm tội “giết người và hiếp dâm”, Viện phúc thẩm 3 Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã ra thông báo số 326/VPT3/2007 ngày 23/4/2007 rút kinh nghiệm về việc kiểm sát điều tra đối với vụ án này. Theo đó tội phạm được thực hiện vào khoảng 14 giờ 30 phút đến 16 giờ, nhưng Cơ quan điều tra lại tiến hành thực nghiệm vào lúc 10 giờ sáng trời nắng khô ráo là không đảm bảo tính khách quan và chính xác28. Trong việc thực nghiệm này, đúng ra Viện kiểm sát phải đình chỉ buổi thực nghiệm của Cơ quan điều tra thì mới thể hiện tốt chức năng kiểm sát của mình. Tuy nhiên, buổi thực nghiệm vẫn được tiến hành dẫn đến kết quả không khả quan. Do đó, muốn cho hoạt động này đạt được kết quả cao, trách nhiệm của Viện kiếm sát phải đặt lên hàng đầu, nếu không thì khó có thể xác minh được tính chân thực những chứng cứ ban đầu đã thu thập được, gây lãng phí thời gian vật chất của cơ quan Nhà nước.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 86 - 88)