KIỂM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU CHO GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA

Một phần của tài liệu hoàn thiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 50)

2.1. KIỂM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU CHO GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ ÁN HÌNH SỰ

Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự bao gồm rất nhiều các hoạt động quan trọng như: hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi… mỗi một hoạt động được tiến hành theo một quy trình tố tụng nhất định và đóng một vai trò to lớn góp phần làm nên một giai đoạn điều tra hoàn thiện, mà kết thúc của giai đoạn này là những kết quả nhất định, sẽ làm cho việc giải quyết vụ án hình sự đi theo hai chiều hướng khác nhau, đó là: Cơ quan điều tra sẽ ra bản kết luận điều tra đề nghị truy tố hoặc là Cơ quan điều tra ra bản kết luận điều tra và quyết định đình chỉ điều tra. Để thực hiện được những điều đó thì trước hết, Cơ quan điều tra phải trải qua hai giai đoạn, đó là: tiếp nhận và xử lí tin báo, tố giác về tội phạm và quyết định khởi tố hoặc không khởi tố vụ án hình sự, đó là hai giai đoạn đầu tiên và là tiền đề cho cả quá trình tố tụng hình sự. Và trong khi thực hiện hai giai đoạn mới vừa nêu trên thì Cơ quan điều tra bắt buộc phải chịu sự kiểm sát chặt chẽ của Viện kiểm sát trong suốt quá trình thực hiện.

2.1.1. Kim sát vic tiếp nhn và x lý tin báo, t giác ti phm

Một trong những cơ sở ban đầu để Cơ quan điều tra tiếp cận vụ án đó là những tố giác, tin báo về tội phạm. Thông tin về tội phạm là một cơ sở dữ kiện không thể thiếu cho việc phát hiện khám phá tội phạm, do đó nguồn tin tố giác và tin báo về tội phạm đóng một vai trò rất quan trọng trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm của Nhà nước và của toàn xã hội.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 51 SVTH: Bùi Long Hải

Hiện nay theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì chưa có một điều luật nào quy định rõ ràng và cụ thể về khái niệm “tin báo, tố giác” về tội phạm, cụ thể tại Điều 101 luật chỉ quy định như sau:

“Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.

Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin

ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.”

Do vậy, dẫn đến hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm “tin báo và tố giác” về tội phạm theo hai hướng như sau:

Th nht, theo hướng tách rời giữa khái niệm “tin báo” về tội phạm và khái niệm “tố giác” tội phạm. Theo đó, quan điểm này cho rằng: “tố giác” tội phạm là việc báo cho cơ quan có thẩm quyền biết về hành vi phạm tội của một người nào đó, còn “tin báo” về tội phạm là thông tin về tội phạm do cơ quan, tổ chức cung cấp dùng làm cơ sở để khởi tố vụ án hình sự16.

Có quan điểm lại cho rằng: “tố giác” tội phạm là thông tin về tội phạm do công dân cung cấp dùng làm cơ sở khởi tố vụ án hình sự” và “tin báo” về tội phạm là thông tin về tội phạm do cơ quan, tổ chức cung cấp dùng làm cơ sở để khởi tố vụ án hình sự17.

Th hai, quan điểm này đồng nhất giữa hai khái niệm trên, theo đó quan điểm này

cho rằng: “tố giác” và “tin báo” về tội phạm là những thông tin về tội phạm được quy định trong Bộ luật Hình sự do công dân, cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã

16

Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Tư pháp, 2006, trang. 765.

17

Lê Trung Hiếu, Cần tạo điều kiện pháp lý để VKS các cấp làm tốt công tác kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 52 SVTH: Bùi Long Hải

hội (gọi tắt là cơ quan, tổ chức) cung cấp cho cơ quan có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết, do các phương tiện thông tin đại chúng nêu lên hoặc do người phạm tội tự thú18.

Theo tôi, tôi đồng nhất với quan điểm thứ hai, bởi lẽ “tố giác” về tội phạm và “tin báo” về tội phạm có bản chất giống nhau, đều là những thông tin về tội phạm mục đích là làm cơ sở để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người đã thực hiện hành vi phạm tội. Trong hồ sơ vụ án hình sự, các loại tài liệu này đều được xếp vào tập tài liệu tiền khởi tố (tài liệu điều tra ban đầu), nó chỉ khác nhau về chủ thể cung cấp do vậy, không nên tách rời hai khái niệm trên. Theo đó, “tố giác và tin báo về tội phạm là những thông tin về tội phạm do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp làm cơ sở để khởi tố vụ án hình sự”.

Từ việc xác định rõ khái niệm về tin báo và tố giác về tội phạm để thống nhất về nhận thức chung mà ta sẽ quy định được cụ thể về trình tự thủ tục và cơ quan có thẩm quyền tiến hành giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và từ đó nâng cao vai trò của quần chúng nhân dân và các cơ quan, tổ chức trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm. Là cơ quan giữ vai trò công tố và và kiểm sát các hoạt ðộng tý pháp trong tố tụng hình sự nói chung và trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự nói riêng thì Viện kiểm sát cần nắm bắt kịp thời và hiểu rõ được khái niệm về tin báo và tố giác về tội phạm để từ đó thực hiện tốt chức năng kiểm sát của mình.

Tin báo, tố giác về tội phạm được thể hiện dưới nhiều hình thức thông tin khác nhau như: bằng lời nói trực tiếp, bằng văn bản, điện thoại, thông báo, thông tin…

Công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, là công cuộc mang tính chất toàn xã hội, do đó đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của toàn xã hội. Cho dù cơ quan bảo vệ pháp luật có lực lượng mạnh tới đâu, các phương tiện kỹ thuật có hiện đại đến đâu đi chăng nữa, mà thiếu sự phối hợp của các tổ chức xã hội, các cơ quan Nhà nước và quần chúng nhân dân thì việc phát hiện và xử lý tội phạm khó có thể đạt được kết quả cao.

Nắm bắt được vai trò, sức mạnh của cơ quan, tổ chức và quần chúng nhân dân trong công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nên theo: khoản 1, Điều 25, Bộ luật tố

18

Thông tư liên ngành số 03/TTLN năm 1992 của Viện kiểm sát nhân dân tối cao – Bộ nội vụ - Bộ quốc phòng – Bộ lâm nghiệp – Tổng cục Hải quan hướng dẫn việc thi hành các quy định của Luật tố tụng hình sự về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 53 SVTH: Bùi Long Hải

tụng hình sự năm 2003 quy định: “các tổ chức và công dân có quyền và nghĩa vụ phát hiện, tố giác hành vi phạm tội; tham gia đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm, góp phần bảo vệ lợi ích của nhà nước quyền và lợi ích hợp pháp của công dân tổ chức”.

Bên cạnh đó, để nâng cao hiệu quả phòng ngừa và chống tội phạm, pháp luật còn quy định: yêu cầu các cơ quan Nhà nước trong phạm vi trách nhiệm của mình, phải tích cực áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm; phối hợp với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong đấu tranh phòng chống tội phạm, cụ thể: Điều 26, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định như sau: “Trong phạm vi trách nhiệm của mình, các cơ quan

Nhà nước phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm; phối hợp với Cơ quan điều

tra, Viện kiểm sát, Toà án trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm”.

Các cơ quan Nhà nước phải thường xuyên kiểm tra, thanh tra việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao; phát hiện kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật để xử lý và phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát mọi hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình, tuyệt đối không được giữ lại để xử lý nội bộ “hành chính hóa” các hành vi phạm tội; có quyền kiến nghị và gửi các tài liệu có liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát xem xét, khởi tố đối với người có hành vi phạm tội. Thủ trưởng các cơ quan Nhà nước phải chịu trách nhiệm về việc không thông báo hành vi phạm tội xảy ra trong cơ quan và trong lĩnh vực quản lý của mình cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát. Các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm thực hiện yêu cầu và tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ”.

Trong quá trình các cơ quan tiến hành tố tụng giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm thì các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm thực hiện yêu cầu, tạo điều kiện để các cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện tốt nhiệm vụ, ví dụ như: cung cấp tài liệu liên quan đến hành vi phạm tội của bị can theo yêu cầu của Cơ quan điều tra, tạo điều kiện cho Điều tra viên thu thập tài liệu chứng cứ… pháp luật nghiêm cấm mọi hành vi cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng thực hiện nhiệm vụ.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 54 SVTH: Bùi Long Hải

Thực tế hiện nay cho thấy, việc kiểm tra, xác minh tin báo, tố giác về tội phạm ban đầu của cơ quan tiến hành tố tụng là hết sức quan trọng và cần thiết, nó ảnh hưởng rất lớn đến việc khởi động quá trình tố tụng là cơ sở làm phát sinh mối quan hệ giữa công dân và cơ quan tiến hành tố tụng dựa trên kết quả kiểm tra xác minh và việc đưa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, nó ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Ví dụ như vụ việc sau19:

Chị Đ - mẹ của cháu gái V 13 tuổi vừa bị cưỡng hiếp được ba ngày, khi đồng tình nhận số tiền bồi thường từ gia đình kẻ hãm hại con mình thì bỗng trở thành bị can bởi những việc làm không thể lý giải của cơ quan tiến hành tố tụng Thành phố Sơn La, tỉnh

Sơn La.

Theo lời của V, sinh năm 1997, khoảng 18 giờ ngày 27/8/2010, do quen biết từ trước, Nguyễn Văn Hưởng, Sinh năm 1990, người làm thuê cho gia đình Bách - bạn học cùng lớp với V gọi điện thoại rủ V sang cửa hàng Tùng Bách Plaza chơi. Khi V đến nơi,

Hưởng ra đón rồi rủ V lên phòng của nhân viên cửa hàng chơi. Khi vào phòng, Hưởng

mời V ngồi chơi rồi bất ngờ ôm hôn V, khiến V sợ hãi đẩy Hưởng ra nhưng Hưởng vẫn đè V xuống giường để thực hiện hành vi đồi bại. Vì mới mổ ruột thừa, sức khỏe còn yếu, V không thể chống cự nổi...

Sau đó, V về nhà nằm ôm mặt khóc. Chị Đ gặng hỏi mãi đến ngày hôm sau V mới

thuật lại cho mẹ sự thật đau xót. Chị Đ liền gọi điện thoại cho chủ cửa hàng Tùng Bách

Plaza (nơi Hưởng đang làm thuê) thông báo chuyện con gái mình bị Hưởng cưỡng hiếp.

Vợ chồng chủ cửa hàng đã đưa Hưởng đến nhà chị Đ và trước sự chứng kiến của nhiều

người, Hưởng đã cúi đầu nhận tội và viết bản tường trình đã xâm hại tình dục cháu V.

Người nhà chị Đ cũng báo ngay sự việc với Công an phường Quyết Thắng, Thành phố

Sơn La, nhưng do gia đình chủ cửa hàng và Hưởng xin đợi gia đình Hưởng từ Lào Cai

đến nói chuyện, nên chị Đ chưa đề nghị Công an phường giải quyết.

19

Phương Thảo: Bị ghép tội “cưỡng đoạt tài sản” vì nhận tiền bồi thường danh dự - kỳ 3.

http://www.baomoi.com/Ky3-Bi-khep-toi-Cuong-doat-tai-san-vi-nhan-tien-boi-thuong-danh-du/104/7372268.epi. Truy cập ngày 27/9/2012.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 55 SVTH: Bùi Long Hải

Liền sau đó, mẹ và hai anh trai của Hưởng đến nhà chị Đ van xin khóc lóc. Không

muốn nhiều người biết chuyện đau lòng, ảnh hưởng đến tương lai sau này của con gái, chị Đ đành chấp nhận lời xin lỗi. Gia đình Hưởng tự nguyện sẽ bồi thường cho V 130 triệu đồng, ngược lại gia đình chị Đ sẽ không kiện cáo. Hai bên viết giấy tờ cam kết bồi thường một cách tự nguyện. Ngày 30/8, gia đình Hưởng đưa trước 50 triệu đồng, số còn lại hứa sẽ lo liệu rồi chuyển vào tài khoản cho chị Đ. Toàn bộ việc thỏa thuận có sự chứng kiến của một Công an phường Quyết Thắng.

Nhưng sự việc không dừng lại ở đó, mà lại bắt đầu một nỗi đau mới đến gia đình

chị Đ. Khoảng 2 giờ sáng ngày 31/8/2010, với lý do có người lạ đến ở qua đêm (trong

quá trình giải quyết vụ việc, mẹ con Hưởng ngủ ở nhà chị Đ) mà không khai báo, lực

lượng Công an đã đưa mẹ con Hưởng và chị Đ về Công an Thành phố Sơn La để “khai

báo tạm trú, tạm vắng”. Tại đây, chị Đ ngỡ ngàng nghe thông báo mình đã phạm tội

“cưỡng đoạt tài sản” với chứng cứ là lá đơn tố cáo của anh trai Hưởng, tố cáo chị Đ đã

cưỡng đoạt tài sản của gia đình họ.

Ngay hôm sau, ngày 1/9/2010, Công an Thành phố Sơn La đã ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam luôn cô giáo Đ, mặc cho V vừa bị hại, đang hoảng loạn, bơ vơ một mình (chồng chị Đ đã mất, con gái lớn đang theo học ở Hà Nội), mặc cho dư luận phẫn nộ vì không thể lý giải nổi nguyên do. Tai họa giáng xuống gia đình quá bất ngờ khiến cô sinh viên trường luật Bùi Mai H (chị bé V) lập tức xin nghỉ học về quê, làm đơn

và hướng dẫn em gái làm đơn kêu cứu. Những lá đơn đẫm nước mắt với sự việc đầy uẩn

khúc, khó hiểu của chị em H đã được hồi âm nhanh chóng. Ngày 22/9/2010, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Sơn La đã ra quyết định huỷ bỏ biện pháp tạm giam đối với bị can Bùi Thị Đ. Cùng ngày, Công an Thành phố Sơn La cũng ra quyết định đình chỉ điều tra và trả tự do cho chị Đ, do xét thấy chị Đ chưa phạm tội, chấm dứt 23 ngày bị giam oan uổng.

Điều 135 Bộ luật Hình sự quy định rõ ràng: “Cưỡng đoạt tài sản là hành vi “đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác”. Trong khi đó, gia đình Nguyễn Văn Hưởng đưa 50 triệu đồng tiền bồi thường thiệt hại về tinh thần cho cháu V là tự nguyện (có người chứng kiến) và việc thỏa thuận

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 56 SVTH: Bùi Long Hải

này cũng không trái luật... tài liệu điều tra cũng cho thấy, không có chuyện chị Đ hoặc gia đình chị dùng vũ lực đe dọa Hưởng hay gia đình Hưởng để chiếm đoạt số tiền bồi thường? Tất cả chỉ bắt nguồn từ một lá đơn tố cáo thiếu cơ sở.

Theo Điều 88 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003, biện pháp tạm giam được áp dụng trong các trường hợp “bị can phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, rất nghiêm trọng”, hoặc “phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội”. Trong vụ việc này, chị Đ là một giáo viên có trình độ, đạo đức,

Một phần của tài liệu hoàn thiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)