Kiểm sát việc trưng cầu giám định và giám định

Một phần của tài liệu hoàn thiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 82 - 86)

Trưng cầu giám định là một biện pháp điều tra do Cơ quan điều tra thực hiện bằng cách ra quyết định yêu cầu những người có kiến thức chuyên môn nghiên cứu, xem xét

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 83 SVTH: Bùi Long Hải

và kết luận những vấn đề có ý nghĩa đối với việc điều tra vụ án mà Cơ quan điều tra nêu trong yêu cầu giám định. Qua đó để phát hiện, thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm phục vụ cho yêu cầu điều tra vụ án, ví dụ: sau khi khám nghiệm tử thi phát hiện trong dạ dày tử thi bị xung huyết nghi vấn lâm sàng là bị nhiễm độc thực phẩm. Trong trường hợp này việc trưng cầu giám định với các mẫu vật là thức ăn thu trong dạ dày để xác định có hay không có độc tố là yêu cầu đặt ra. Tương tự còn có nhiều loại giám định khác như: giám định đường vân tay trên hiện trường vụ án, giám định vết máu… các quy định về việc trưng cầu giám định và giám định được quy định từ Điều 155 đến Điều 159 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Khoản 1, Điều 155, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định có hai trường hợp trưng cầu giám định trong hoạt động điều tra, trường hợp thứ nhất quy định tại khoản 3 Điều này, Cơ quan điều tra bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

-Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động;

-Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;

-Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;

-Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

-Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả.

Đây là trường hợp mà việc trưng cầu giám định là yêu cầu bắt buộc mà Cơ quan điều tra phải thực hiện trong hoạt động điều tra. Nếu không tiến hành trưng cầu giám định sẽ không có căn cứ để giải quyết vụ án hình sự. Ví dụ không trưng cầu giám định về nguyên nhân chết, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe… sẽ không giải quyết được vụ án liên quan đến các hậu quả này.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 84 SVTH: Bùi Long Hải

Trường hợp thứ hai, Cơ quan điều tra ra quyết định trưng cầu giám định khi xét thấy cần thiết. Sự cần thiết xuất phát từ yêu cầu phát hiện thu thập chứng cứ trong quá trình điều tra trường hợp này không mang tính bắt buộc mà do Cơ quan điều tra cân nhấc quyết định.

Khác với các biện pháp điều tra khác, việc giám định không phải do Cơ quan điều tra hay Viện kiểm sát trực tiếp tiến hành mà do Cơ quan giám định hực hiện. Trong hoạt động này cơ quan tiến hành tố tụng có nhiệm vụ và quyền hạn là trưng cầu giám định, dựa trên cơ sở đó cơ quan giám định mới được quyền tiến hành giám định. Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu giám định. Điều tra viên, Kiểm sát viên có quyền tham dự giám định, nhưng phải báo trước cho người giám định biết (khoản 1, Điều 156, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003). Nội dung bản kết luận giám định phải nêu rõ các yêu cầu sau: thời gian, địa điểm tiến hành giám định; họ tên, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của người giám định; những người tham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cả những gì đã được giám định, những phương pháp được áp dụng và giải đáp những vấn đề đã được đặt ra có căn cứ cụ thể. Để làm sáng tỏ hoặc bổ sung nội dung kết luận giám định hoặc khi có nghi ngờ về kết quả giám định hoặc có mâu thuẫn trong các kết luận giám định về cùng một vấn đề cần giám định, thì cơ quan trưng cầu giám định có thể hỏi thêm người giám định về những tình tiết cần thiết và có thể quyết định giám định bổ sung hoặc giám định lại. Lưu ý, việc giám định bổ sung hoặc giám định lại phải do người giám định khác tiến hành.

Trong hoạt động trưng cầu giám định và giám định hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát bao gồm một số nội dung sau:

Th nht, phải đảm bảo tính có căn cứ của việc trưng cầu giám định. Trong những trường hợp bắt buộc trưng cầu giám định nếu Cơ quan điều tra không tiến hành giám định thì Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định trưng cầu giám định hoặc tự mình trưng cầu giám định.

Th hai, đảm bảo việc giám định được tiến hành đúng quy định của pháp luật về

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 85 SVTH: Bùi Long Hải

tiến hành giám định; họ tên, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn của người giám định; những người tham gia khi tiến hành giám định; những dấu vết, đồ vật, tài liệu và tất cả những gì đã được giám định, những phương pháp được áp dụng và giải đáp những vấn đề đã được đặt ra có căn cứ cụ thể.

Th ba, đảm bảo quyền của bị can và những người tham gia tố tụng đối với kết luận giám định. Sau khi đã tiến hành giám định, nếu bị can, những người tham gia tố tụng khác yêu cầu thì cơ quan đã trưng cầu giám định phải thông báo cho họ về nội dung kết luận giám định. Bị can, những người tham gia tố tụng khác được trình bày những ý kiến của mình về kết luận giám định, yêu cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại.

Suy cho cùng, mục đích của việc giám định là nhằm xác định thủ phạm, phương pháp, phương tiện công cụ, tang vật, thủ đoạn phạm tội, tình trạng tâm thần, khả năng nhận thức… từ đó, làm cơ sở cho việc áp dụng các biện pháp như: bắt người, khám xét, hỏi cung… ngoài ra, qua việc giám định còn góp phần xác định khách thể trực tiếp của tội phạm, năng lực trách nhiệm, chủ thể của bị can, bị cáo… do đó, hoạt động này cũng cần thiết có sự kiểm sát của Viện kiểm sát để kết quả được khách quan đúng sự thật, nếu không thực hiện tốt công tác kiểm sát hoạt động này thì vụ án sẽ bị kéo dài với những hậu quả không khắc phục được, việc điều tra sẽ rơi vào bế tắc, làm oan người vô tội, hoặc để lọt tội phạm… cũng trong vụ án ví d26 mc 2.2.6 nguyên nhân làm cho vụ án đến nay vẫn chưa được xử lý thỏa đáng một phần là từ xuất phát từ Cơ quan điều tra, cụ thể như sau:

Hai bị hại trong vụ án trên đều khai có 2 đối tượng giữ tay, chân chị Hoa để cho 3 đối tượng thay nhau hiếp dâm chị Hoa. Tại 4 bản kết luận điều tra, 6 bản cáo trạng đều khẳng định 3 đối tượng hiếp dâm chị Hoa đến gần 20 phút và đều xuất tinh. Nhưng trên thực tế, tại bản giám định y pháp số 100/YP-2005 ngày 20/5/2005, Bác sĩ Hồ Viết Thọ (người giám định trong vụ án) kết luận: "Nạn nhân đến giám định trong tình trạng tỉnh táo, tiếp xúc và đi lại được. Trên thân thể nạn nhân và bộ phận sinh dục không có dấu vết thương tích, thương tổn". Khám chuyên khoa thể hiện: "Khám âm hộ môi lớn, môi bé bình thường. Vùng tầng sinh môn vị trí 6h sát chân màng trinh đỏ nhẹ, màng trinh vị trí 8h rách cũ đến sát chân. Hai phần phụ chưa phát hiện bất thường. Trong âm đạo không

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 86 SVTH: Bùi Long Hải

tìm thấy xác tinh trùng". Mặt khác, nạn nhân Mai Hoa với thể chất nhỏ, gầy (43kg/151cm) nhưng sau khi bị 3 đối tượng hiếp dâm, trên thân thể và bộ phận sinh dục của nạn nhân lại không hề có dấu vết thương tích, thương tổn là điều vô lý, không thể tin được. Tại bản giám định mẫu vật thu thập từ hiện trường gồm có lông và tóc của nạn nhân Mai Hoa, Giám định viên Nguyễn Văn Hà và Trịnh Tuấn Toàn phân tích: mẫu tóc ghi thu ở hiện trường không còn tế bào gốc nên không tách chiết được ADN. Riêng mẫu lông ghi thu ở hiện trường và mẫu lông hoặc tóc của 7 đối tượng kết luận "so sánh với kiểu gen của các đối tượng gửi giám định cho thấy mẫu lông ghi thu tại hiện trường không phải là lông của một trong các đối tượng kể trên". Như vậy, toàn bộ mẫu vật lông, tóc gửi đi giám định đều cho thấy đó không phải là lông, tóc của cả bị hại lẫn bị cáo. Một chứng cứ quan trọng là tại hiện trường mà chị Hoa, anh Sa khai báo, khi tổ chức khám nghiệm vào ngày 9/4/2005 đã xác định: hiện trường không bị xáo trộn. Đồng thời, thu giữ vật chứng là một nhóm lông xoăn màu nâu đen, tóc màu nâu đen. Sau khi Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp y và kết luận vào ngày 27/7/2005 là mẫu lông thu tại hiện trường không phải là kiểu gen của một trong các bị can gửi giám định, trong âm đạo không có xác tinh trùng… điều này mâu thuẫn với lời khai của các bị hại là có 3 bị cáo lần lượt hiếp chị Hoa trong khoảng thời gian gần 20 phút và đều xuất tinh.

Rõ ràng cơ quan tiến hành tố tụng của tỉnh Phú Yên không thể dùng lời khai là chứng cứ duy nhất để buộc các bị cáo tội hiếp dâm và cướp tài sản. Và không hiểu sao cơ quan tiến hành tố tụng tỉnh Phú Yên đã làm thế nào để từ bản kết luận giám định không liên quan gì đến các bị can mà trở thành căn cứ chủ yếu để buộc tội họ.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)