Kiểm sát việc khám nghiệm tử thi, xem xét dấu vết trên thân thể

Một phần của tài liệu hoàn thiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 88 - 93)

*Khám nghiệm tử thi

Khám nghiệm tử thi là biện pháp điều tra nhằm phát hiện dấu vết của tội phạm trên thân thể tử thi. Theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì: “việc khám nghiệm tử thi do Điều tra viên tiến hành có bác sĩ pháp y tham gia và phải có người chứng kiến; trong trường hợp cần phải khai quật tử thi thì phải có quyết định của Cơ

quan điều tra và phải thông báo cho gia đình nạn nhân biết trước khi tiến hành; việc khai

quật tử thi phải có bác sỹ pháp y tham gia; khi cần thiết có thể triệu tập người giám định và phải có người chứng kiến; trong mọi trường hợp, việc khám nghiệm tử thi phải được thông báo trước cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để tiến hành kiểm sát việc khám nghiệm tử thi”.

Như vậy, việc khám nghiệm tử thi là công việc của Điều tra viên và có sự tham gia của bác sĩ pháp y. Việc khám nghiệm tử thi có thể chia ra hai trường hợp, đó là:

-Th nht, trường hợp khám nghiệm tử thi sau khi chết, chưa được chôn cất;

28

Xem thêm: Nguyễn Chí Công – Mai Thanh Hiếu, trình tự thủ tục giải quyết vụ án hình sự, Nhà xuất bản Lao

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 89 SVTH: Bùi Long Hải

-Th hai, trường hợp khám nghiệm tử thi sau khi chết đã chôn cất (khai quật tử

thi) trong trường hợp này việc khám nghiệm tử thì phải thông báo cho gia đình nạn nhân biết trước khi tiến hành, phải có bác sĩ pháp y tham gia và bắt buộc phải có người chứng kiến.

Mục đích của việc khám nghiệm tử thi là nhằm xác định nguyên nhân cái chết, nhân thân của tử thi, những dấu vết để lại để trên thân thể tử thi... trong một số trường hợp việc khám nghiệm tử thi là rất cần thiết để xác định những vấn đề liên quan đến vụ án và đề ra những biện pháp điều tra tiếp theo.

Yêu cầu đối với Điều tra viên là sau khi phát hiện thi thể phải nhanh chóng đề ra phương pháp khám nghiệm và phối hợp cùng với bác sĩ pháp y tham gia khám nghiệm tránh để tình trạng tử thi phân hủy vì điều kiện thời tiết làm mất dấu vết.

Khám nghiệm tử thi có ảnh hưởng rất lớn đến phong tục, tập quán và tình cảm của những người gần gũi, có mối quan hệ với tử thi, khi thực hiện biện pháp này cần chú ý tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật, đảm bảo việc giải quyết vụ án một cách nhanh chóng, tìm ra sự thật của vụ án.

Trong nhiều trường hợp, khám nghiệm tử thi không đưa ra được kết luận cuối cùng thì phải tiến hành thêm biện pháp giám định để có được câu trả lời cho vụ án.

Trong việc khám nghiệm tử thi công việc kiểm sát của Viện kiểm sát bao gồm một số nội dung sau:

-Th nht, tính cần thiết của việc khám nghiệm tử thi và khai quật tử thi. Chỉ khai quật tử thi trong những trường hợp thật sự cần thiết để tìm ra nguyên nhân cái chết và những vấn đề liên quan đến vụ án mà khi không tiến hành thì không thể nào xác định được.

-Th hai, tính hợp pháp của việc khám nghiệm tử thi. Các hoạt động khám

nghiệm tử thi của Hội đồng khám nghiệm cần phải thực hiện đúng theo quy định của pháp luật như: phải có bác sĩ pháp y tham gia, phải có người chứng kiến... và cần phải xác định được mục đích của việc khám nghiệm tử thi là nhằm xác định sự thật của vụ án: nguyên nhân cái chết, hung khí gây ra… không được lợi dụng việc khám nghiệm tử thi để làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của người khác. Trên thực tế, việc khám nghiệm tử

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 90 SVTH: Bùi Long Hải

thi là rất cần thiết để xác định nguyên nhân cái chết từ đó xác định hung thủ gây án, phương thức gây án đảm bảo cho việc giải quyết vụ án được nhanh chóng, chính xác.

Ví dụ như vụ án sau:

Vụ “kỳ án” khai quật tử thi của nạn nhân để truy tìm hung thủ gây án xảy ra ở quận Long Biên, Hà Nội29. Vụ án này có tính chất rất phức tạp, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an quận Long Biên đã phải mất 90 ngày đêm để điều tra, khám phá vụ án.

Anh Phạm Thanh Tùng (Sinh năm 1973 - ở phường Thượng Thanh) nạn nhân của vụ án, ban đầu được xác định chết do say rượu bị cảm lạnh (hôm đó trời mưa và trên người nạn nhân bị ướt). Sau đó, do nhận thấy dấu hiệu bất thường, gia đình nạn nhân có

đơn, cơ quan Công an đã tích cực vào cuộc, tử thi đã được khai quật lên để bắt đầu quá

trình điều tra.Với kết quả giám định cho thấy, nạn nhân chết không phải do nguyên nhân bị cảm vì rượu, mà trên cơ thể có nhiều vết thương với 12 xương sườn bị gẫy, thể hiện bị

hành hung. Ban đầu Cơ quan điều tra chỉ xác định được vào đêm ngày 5/8/2010, anh

Tùng có đi uống rượu và xảy ra xô xát với Nguyễn Chiến Thắng (Thắng “sọ não” Sinh

năm 1972 - ở phường Đức Giang, Long Biên, một đối tượng đã có tiền án về tội “giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng”). Tuy nhiên qua điều tra, vụ xô xát

giữa Thắng và Tùng không đủ cơ sở để kết luận là nguyên nhân dẫn đến cái chết của nạn

nhân. Hung thủ thực sự của vụ án chỉ được làm rõ khi sau đó đã phạm tội và bị bắt ở một vụ án khác. Đó là Hoan bị bắt về hành vi “cướp tài sản” và Đạt về hành vi “trộm cắp tài sản”.

Trên cơ sở lời khai của các đối tượng, Cơ quan điều tra xác định như sau: sáng

ngày 9/8/2010, Hoan, Đạt và Đặng Thị Gấm (chị ruột của Đạt) và một cô gái tên Lan

(chưa xác định được lai lịch) đến nhà Nguyễn Văn Diệp (ở tổ 1, phường Thượng Thanh)

ăn uống. Khoảng 11 giờ cùng ngày thì Phạm Thanh Tùng đến chơi và cùng ngồi uống rượu. Trong lúc ngồi uống rượu giữa anh Tùng và nhóm Hoan, Đạt, Diệp có xảy ra mâu

thuẫn. Hoan đã đạp anh Tùng vào lưng làm anh này ngã chúi xuống đất. Tiếp đó, Diệp

cũng lao vào túm tóc và tát anh Tùng nhiều cái vào mặt, đồng thời dùng chân đá nhiều

29

Đoàn Huynh: Xét xử vụ án khai quật tử thi ở Long Biên, Hà Nội - http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Phap- luat/534468/xet-xu-vu-an-khai-quat-tu-thi-o-long-bien. Truy cập ngày 27/10/2012.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 91 SVTH: Bùi Long Hải

nhát vào ngực, bụng. Đối tượng Đạt cũng xông vào dùng chân tay đánh anh Tùng. Thấy vậy, Gấm đã quát lên “Đạt thôi”. Nghe tiếng chị gái và thấy nạn nhân đã đuối sức nên Đạt mới thôi. Lúc này Diệp vẫn tiếp tục đá vào người anh Tùng cho đến khi anh này không cử động, chỉ thở “khò khè” mới dừng lại.

Sau trận “đánh hội đồng”, Diệp bảo nhóm Đạt, Hoan, Gấm đi để mình ở lại giải

quyết. Khi nhóm Đạt đi khỏi, Diệp lấy nước té lên người anh Tùng nhưng không thấy nạn

nhân tỉnh lại nên đối tượng sợ hãi bỏ đi để anh Tùng nằm chơ giữa nhà mình. Đến 14 giờ

cùng ngày, anh Lê Đình Hùng (người hàng xóm của Diệp) sang nhà Diệp để cho cá, thấy

nạn nhân nằm bất tỉnh mới báo cho người nhà. Nhưng anh Tùng đã tử vong trước khi được đưa đi bệnh viện cấp cứu.

Sau khi xem xét, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt bị cáo Diệp tù chung thân, Hoan 17 năm tù, Đạt 16 năm tù.

Rõ ràng qua vụ án trên cho thấy, nếu không có việc khai quật tử thi của Cơ quan điều tra thì sự thật về cái chết cũng như hung thủ của vụ án sẽ không bao giờ được làm sáng tỏ, việc bỏ lọt tội phạm trong vụ án trên là điều không thể nào tránh khỏi.

*Xem xét dấu vết trên thân thể

Xem xét dấu vết trên thân thể là biện pháp điều tra nhằm phát hiện trên người đối tượng bị xem xét những dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án.

Trong thực tiễn, khi thực hiện hành vi gây án hoặc là đối tượng của hành vi gây án trên thân thể của những người có liên quan đến vụ án ở cả hai góc độ này có thể có những dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án, ví dụ như: trong vụ án “hiếp dâm” nạn nhân khai báo đã chống cự và cắn mạnh vào ngón tay trỏ của thủ phạm gây thương tích. Vì bị cắn hung thủ đã đấm mạnh vào mặt nạn nhân và cào cấu vào người nạn nhân, trong trường hợp này vết cắn còn trên ngón tay trỏ của thủ phạm, thương tích vết cào cấu trên nạn nhân được coi là một dạng dấu vết của tội phạm và có thể phải được xem xét.

Về mặt pháp lý, quy định về việc xem xét dấu vết trên thân thể được quy định tại khoản 1, Điều 152, của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, cụ thể như sau: Điều tra viên

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 92 SVTH: Bùi Long Hải

tiến hành xem xét thân thể người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện trên người họ dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa

đối với vụ án. Trong trường hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra trưng cầu giám định pháp

y. Từ quy định này của điều luật cho thấy, việc xem xét dấu vết trên thân thể có mục đích phát hiện dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án như đã nêu trên góp phần thu thập củng cố chứng cứ. Xem xét dấu vết trên thân thể là một lĩnh vực liên quan đến chuyên môn y học, do vậy nếu cần thiết Cơ quan điều tra cần trưng cầu giám định pháp y.

Việc xem xét thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến. Trong trường hợp cần thiết thì có bác sĩ tham gia. Không được xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm hoặc sức khỏe của người bị xem xét thân thể. (khoản 2, Điều 152, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003).

Như vậy, khi có căn cứ cho rằng trên thân thể của người bị bắt bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng có dấu vết tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án thì Điều tra viên mới được phép tiến hành xem xét dấu vết trên người họ và việc tiến hành xem xét dấu vết phải theo đúng quy định của pháp luật.

Từ những phân tích trên cho thấy, việc tiến hành xem xét dấu vết trên thân thể là hết sức cần thiết góp phần vào việc làm sáng tỏ những tình tiết liên quan đến vụ án và giải quyết nhanh chóng vụ án. Cho nên, hoạt động này cần phải được đặt dưới sự kiểm sát chặt chẽ bởi Viện kiểm sát, nếu không có sự kiểm sát chặt chẽ của Viện kiểm sát thì vụ án sẽ không được giải quyết nhanh chóng, kéo dài, gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng.

Ví dụ như vụ án sau:

Vụ trọng án gây chấn động dư luận Hà Nội xảy ra vào khoảng 4 giờ 30 phút ngày 2/7/2009, tại nhà số 107 - 109, khu tập thể thủ công mỹ nghệ 36 phố Hai Bà Trưng, phường Hàng Bài (Hoàn Kiếm)30.

30

Hải Đăng: Nữ “ôsin” giết chủ nhà cướp tài sản lĩnh 18 năm tù - http://www.anninhthudo.vn/Ky-su-phap- dinh/Nu-osin-giet%C2%A0chu-nha-cuop-tai-san-linh-an-18-nam-tu/468166.antd. Truy cập ngày 27/10/2012.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 93 SVTH: Bùi Long Hải

Nạn nhân được xác định là bà Nguyễn Thị Kim Khanh (sinh năm 1942), trú tại phố Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, là mẹ đẻ của chị Phan Thị Hoài An, chủ nhà số 107.

Tại hiện trường, sau khi xem xét dấu vết trên thân thể nạn nhân các Điều tra viên

đã xác định nạn nhân bị đâm nhiều nhát trên cơ thể, cổ có vết cắt sâu, toàn thân có nhiều vết rách, nằm chết dưới nền nhà trong phòng ngủ của vợ chồng chị An. Cơ quan Công an xác định bà Khanh tử vong do choáng, đa chấn thương, mất máu cấp với nhiều vết thương phần mềm ở ngực, bụng, cổ …

Cơ quan Công an thu giữ được 1 ví da, 1 túi nylon, phát hiện trên nền nhà, tay nắm khóa vòi nước và trên két sắt có dính máu người. Thời điểm xảy ra án mạng, trong nhà ngoài nạn nhân còn có Trần Thị Vui, người giúp việc cho nhà chị An.

Sau khi hoàn tất khám nghiệm, Công an đã cho lấy lời khai của Vui. Với vẻ mặt

thương xót cho chủ đồng thời hoang mang, hoảng loạn, Vui kể lại khi đó cô đang nằm

ngủ thì có tiếng kêu thoát ra từ phòng bà Khanh ngủ. Vui chạy sang thì thấy 2 thanh niên

đang dùng dao đâm bà Khanh, cướp tài sản, dìm đầu Vui vào bồn nước rồi tẩu thoát.

Khi nghe kể đến đây, bằng những kinh nghiệm phá án lâu năm cộng với việc quan sát hiện trường, những dấu vết để lại trên cơ thể nạn nhân, đặc biệt là hai bàn tay của Vui lại có vết xước, chảy nhiều máu, chiếc áo phông Vui đang mặc có dính máu người, cán bộ điều tra khẳng định đã hé lộ hung thủ gây ra vụ án mạng kinh hoàng. Sau đó Cơ

quan điều tra đã tiến hành xem xét dấu vết trên thân thể Vui và đã xác định hung thủ gây

án chính là nữ giúp việc Trần Thị Vui.

Sau khi xem xét hồ sơ vụ án, vì khi phạm tội bị cáo mới hơn 16 tuổi nên sau khi nghị án, Hội đồng xét xử quyết định hình phạt cao nhất theo quy định của pháp luật cho bị cáo Trần Thị Vui là 18 năm tù.

Một phần của tài liệu hoàn thiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 88 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)