TỒN TẠI PHÁP LÝ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN

Một phần của tài liệu hoàn thiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 100)

Trong tất cả những hoạt động của giai đoạn điều tra vụ án hình sự, thì mỗi một hoạt động được áp dụng một cách khác nhau và tùy vào từng đặc điểm riêng của từng vụ án, mà cách áp dụng cũng khác nhau, không thể nói biện pháp nào, hoạt động nào là quan trọng hơn cả, và đòi hỏi tất cả những biện pháp phải được sự kiểm sát chặt chẽ của Viện kiểm sát, nhưng trên thực tế do pháp luật tố tụng hình sự chưa quy định đầy đủ và cụ thể, nên hoạt động kiểm sát chưa thực sự phát huy được hết vai trò của nó. Qua khảo sát các văn bản vi phạm pháp luật và đối chiếu với thực tiễn áp dụng người viết mạnh dạn đưa ra những bất cập ở ba hoạt động điều tra sau, đó là: khám nghiệm hiện trường; hỏi cung bị can và trưng cầu giám định, vì hiện nay những sai lầm, thiếu sót của Cơ quan điều tra cũng như sự thiếu trách nhiệm, lơ là của Viện kiểm sát trong những hoạt động nói trên đã dẫn tới việc gây ra oan, sai gây hậu quả nghiêm trọng cho nhiều người trong nhiều vụ án, gây mất lòng tin của người dân vào cơ quan bảo vệ pháp luật, gây thiệt hại về vật chất và tinh thần cho người bị oan, sai cũng như gia đình họ, gây lãng phí thời gian, nguồn nhân lực vật lực của Nhà nước cho công tác bảo vệ pháp luật… điển hình như một số vụ án nổi bật sau: “kì án Vườn Điều” ở Bình Thuận, “kì án Vườn Mít” ở Bình Phước, vụ án 7 học sinh bị “án oan hiếp dâm và cướp của” ở Phú Yên, vụ án oan của 3 thanh niên ở Sóc Trăng can tội hiếp dâm và giết người, kì án “ là cha hay là ông ngoại” ở Tiền Giang…

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 101 SVTH: Bùi Long Hải

3.1.1. Khám nghim hiện trường

*Tồn tại

Th nht, theo như quy định tại Điều 150 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 thì việc khám nghiệm hiện tường được quy định như sau: “trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường” như vậy, quy định này được hiểu là: chỉ có trường hợp khám nghiệm hiện trường do Điều tra viên tiến hành thì mới thông báo cho Viện kiểm sát biết để Viện kiểm sát kiểm sát quá trình khám nghiệm, còn trường hợp khám nghiệm hiện trường do các cán bộ thuộc Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra (không phải Điều tra viên) tiến hành thì không cần phải thông báo cho Viện kiểm sát và cũng không cần phải có sự kiểm sát của Viện kiếm sát, do đó Viện kiểm sát không có trách nhiệm cử Kiểm sát viên đi để kiểm sát khám nghiệm hiện trường.

Ví dụ như vụ án sau32:

Vụ tai nạn giao thông xảy ra vào ngày 21/3/2009, M. đang chạy môtô trên đường đi ngã ba Bến Nhứt (thuộc huyện Giồng Riềng tỉnh Kiên Giang) thì gặp D và K mỗi người chạy một chiếc mô tô 110 cc M cho xe vượt lên ngang với D và K vừa rú ga vừa thách thức D và K đua xe đến ngã ba Bến Nhứt, ai thua sẽ phải trả tiền. Cả 3 chạy xe với

tốc độ cao, làm những người tham gia giao thông trên tuyến đường này hoảng sợ phải

nép sát vào lề đường. Chạy được một đoạn khoảng 5 km, khi vượt qua xe của D xe của M lao thẳng vào lề đường bên trái đụng thẳng vào vợ chồng anh S (và một đứa con nhỏ 6 tháng tuổi) đang dừng xe sát mép đường bên trái làm chết cả 3 người.

Đội Cảnh sát giao thông huyện Giồng Riềng đã tổ chức khám nghiệm hiện trường và thông báo cho Viện kiểm sát và Cơ quan điều tra nhưng Viện kiểm sát đã không cử Kiểm sát viên đến kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Do việc đánh giá chứng cứ không toàn diện nên Đội cảnh sát giao thông và Cơ quan điều tra huyện Giồng Riềng

32

Nguyễn Minh Sơn: hiện trường tai nạn giao thông: khám nghiệm qua loa xử lý bế tắc -

http://www.tinmoi.vn/hien-truong-tai-nan-giao-thong-kham-nghiem-qua-loa-xu-ly-be-tac-11585016.html. Truy cập ngày 30/10/2012.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 102 SVTH: Bùi Long Hải

thống nhất khởi tố M về tội “vi phạm các quy định về điều khiển các phương tiện giao thông đường bộ” D và K lại được xác định là người làm chứng. Lẽ ra hành vi của M, D và K đều cấu thành tội “đua xe trái phép” với hậu quả đặc biệt nghiêm trọng làm chết ba người thì cả ba phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 4, Điều 207, Bộ luật hình sự năm 1999, có khung hình phạt từ 12-20 năm tù. Vì vậy, khi nghiên cứu biên bản khám nghiệm hiện trường, hồ sơ vụ án và quyết định khởi tố, Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh đã yêu cầu Cơ quan điều tra điều tra xác minh lại để không bỏ lọt người phạm tội.

Trong vụ án này, Viện kiểm sát đã không cử Kiểm sát viên tham gia và kiểm sát khám nghiệm là vi phạm điều kiện bắt buộc do luật quy định. Tuy nhiên, do luật quy định việc khám nghiệm hiện trường của Điều tra viên mới bắt buộc sự có mặt của Kiểm sát viên, cho nên việc để xảy ra sai sót trong vụ án này Viện kiểm sát vẫn có lý do để từ bỏ trách nhiệm. Việc quy định như vậy là không đảm bảo để Viện kiểm sát cử Kiểm sát viên đến kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường dẫn đến nhiều thiếu sót của Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khi tiến hành việc khám nghiệm hiện trường, làm kéo dài thời gian giải quyết vụ án, bỏ lọt tội phạm, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan bảo vệ pháp luật.

Và ở Điều 20 của Quy chế công tác thực hành quyền Công tố và kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc điều tra các vụ án hình sự (ban hành kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-VKSTC ngày 02/01/2008 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) sau đây gọi tắt là “quy chế kiểm sát điều tra” cũng quy định như sau: “Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều tra phân công Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường đối với tất cả các vụ việc mà Cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm” điều này có thể hiểu là Kiểm sát viên kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường đối với tất cả các vụ việc mà Cơ quan điều tra tiến hành khám nghiệm, còn việc khám nghiệm hiện trường do Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra như: Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy… thì Quy chế kiểm sát điều tra lại không quy định sự kiểm sát của Kiểm sát viên.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 103 SVTH: Bùi Long Hải

Th hai, ở khoản 2, Điều 150 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định như

sau: “Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành khám nghiệm, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường”. Việc quy định như vậy là rất chung chung, mơ hồ chưa làm rõ được công việc cụ thể của Kiểm sát viên, dẫn đến trường hợp Kiểm sát viên chỉ đứng “chứng kiến” việc khám nghiệm hiện trường của Điều tra viên rồi kí vào biên bản khám nghiệm hiện trường cho xong công việc. Chứ không biết phải làm những công việc gì? Ở giai đoạn nào? Khâu nào?

Thật ra, khi nói việc quy định công việc của Kiểm sát viên trong việc khám nghiệm hiện trường một cách chung chung như vậy cũng chưa thật chính xác, vì ở Quy chế kiểm sát điều tra khoản 2, Điều 20 có quy định như sau: “Trước khi khám nghiệm

hiện trường, Kiểm sát viên phải chủ động nắm tình hình, yêu cầu Điều tra viên thông báo

sự việc xảy ra để tham gia ý kiến vào việc chuẩn bị khám nghiệm, chủ động yêu cầu Điều tra viên tiến hành khám nghiệm hiện trường và lập biên bản khám nghiệm hiện trường theo đúng quy định tại Điều 150 và Điều 154, Bộ luật tố tụng hình sự....Kiểm sát viên có thể chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, xem xét tại chỗ dấu vết, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, lấy lời khai và ghi âm lời khai của người bị hại, người làm chứng... Các tài liệu này được lưu trong hồ sơ kiểm sát”. Tuy nhiên, suy cho cùng đây cũng chỉ là Quy chế hướng dẫn thực hiện trong ngành, nó chỉ mang tính chất hướng dẫn công việc nội bộ chứ chưa phải là một văn bản ở tầm văn bản quy phạm pháp luật có đối tượng điều chỉnh rộng. Do đó, cần phải “luật hóa” các quy định này thành những quy định của Bộ luật tố tụng hình sự một cách cụ thể.

*Giải pháp

Để nâng cao chất lượng kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường, cần quy định cụ thể hơn điều 150 của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau:

Khoản 1: Điều tra viên và những người có thẩm quyền điều tra thuộc những Cơ

quan được được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra quy định tại Điều 111

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 104 SVTH: Bùi Long Hải

hiện dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có ý nghĩa đối với vụ án.

Khoản 2: Khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự.Trong mọi trường hợp, trước khi tiến hành khám nghiệm, những người quy định tại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

khoản 1 Điều này phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có

mặt để kiểm sát việc khám nghiệm hiện trường. Khi tiến hành khám nghiệm, phải có người chứng kiến, có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm.

Khoản 3: Trước khi khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải chủ động nắm tình hình, yêu cầu Điều tra viên thông báo sự việc xảy ra để tham gia ý kiến vào việc chuẩn bị khám nghiệm, Kiểm sát viên kiểm tra tư cách pháp lý của các thành viên trong

Hội đồng khám nghiệm gồm: Điều tra viên hoặc người có thẩm quyền của Cơ quan khác

được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Giám định viên, Kỹ thuật viên và những người tham gia khám nghiệm gồm: người chứng kiến, bị can, người làm chứng, người bị hại, chủ động yêu cầu Điều tra viên tiến hành khám nghiệm hiện trường và lập biên bản khám nghiệm hiện trường theo đúng quy định tại Điều 150 và Điều 154 Bộ luật tố tụng hình sự.

Nếu thấy người làm chứng, người bị hại hoặc bị can có thể chết hoặc mất khả năng khai báo, thì Kiểm sát viên phải yêu cầu Điều tra viên lấy lời khai và ghi âm lời khai của họ.

Trong quá trình khám nghiệm hiện trường, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ các hoạt động khám nghiệm. Kiểm sát viên cần chủ động trao đổi, thống nhất với Điều tra viên về đánh giá tính chất của hiện trường vụ án xem hiện trường đó còn nguyên vẹn

hay đã bị xáo trộn, hiện trường giả hay thật… trên cơ sở đó, Kiểm sát viên yêu cầu Điều

tra viên thực hiện việc phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên tham gia hoạt động khám nghiệm. Kiểm sát viên có thể chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, xem xét tại chỗ dấu vết, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án, lấy lời khai và ghi âm lời khai của

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 105 SVTH: Bùi Long Hải

Sau khi khám nghiệm, Kiểm sát viên phải báo cáo Viện trưởng, Phó Viện trưởng hoặc Lãnh đạo đơn vị kiểm sát điều tra về kết quả khám nghiệm hiện trường để có ý kiến chỉ đạo; trong khi kiểm sát việc khám nghiệm hoặc sau khi kết thúc khám nghiệm, nếu thấy việc khám nghiệm chưa đầy đủ, vi phạm các quy định tại Điều 150 và Điều 154 Bộ luật tố tụng hình sự thì yêu cầu Điều tra viên khắc phục.

Khoản 4: Khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên tiến hành chụp ảnh, vẽ sơ đồ, mô tả hiện trường, đo đạc, dựng mô hình, thu lượm và xem xét tại chỗ dấu vết của tội

phạm, đồ vật, tài liệu có liên quan đến vụ án; ghi rõ kết quả xem xét vào biên bản khám

nghiệm hiện trường. Trong trường hợp không thể xem xét ngay được thì đồ vật và tài liệu

thu giữ phải được bảo quản, giữ nguyên trạng hoặc niêm phong đưa về nơi tiến hành điều tra.

3.1.2. Trưng cầu giám định

*Tồn tại

Trưng cầu giám định là biện pháp điều tra do Cơ quan điều tra thực hiện bằng cách ra quyết định yêu cầu những người có kiến thức chuyên môn nghiên cứu, xem xét và kết luận về các vấn đề có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra vụ án mà Cơ quan điều tra nêu trong yêu cầu giám định, qua đó để phát hiện, thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm phục vụ cho yêu cầu điều tra vụ án33. Việc trưng cầu giám định là biện pháp hữu hiệu để phát hiện thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm, xác định tỉ lệ thương tích, tình trạng tâm thần… và ý nghĩa của biện pháp này là hết sức quan trọng đối với việc xác định có tội phạm xảy ra hay không? Năng lực trách nhiệm hình sự của bị can… giúp giải quyết nhanh chóng vụ án, cho nên cần phải được đặt dưới sự kiểm sát chặt chẽ của Viện kiểm sát, nhưng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, tại Điều 153 lại không thấy quy định về sự kiểm sát của Viện kiểm sát ở đâu cả, cụ thể Điều 153 như sau:

1. Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

33

Phó giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên): Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2009, trang 332, 333.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 106 SVTH: Bùi Long Hải

2. Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ

tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền

và nghĩa vụ của người giám định quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.

3. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc

khả năng lao động;

b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

c) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;

d) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

đ) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả.

Việc quy định như trên dẫn đến nhiều trường hợp Cơ quan điều tra lơ là, thiếu trách nhiệm trong việc trưng cầu giám định hoặc quyết định trưng cầu giám định một cách vô căn cứ hoặc không trưng cầu giám định trong những trường hợp luật bắt buộc phải trưng cầu giám định, nguyên nhân bởi vì không có cơ chế kiểm sát của Viện kiểm

Một phần của tài liệu hoàn thiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 100)