*Tồn tại
Trưng cầu giám định là biện pháp điều tra do Cơ quan điều tra thực hiện bằng cách ra quyết định yêu cầu những người có kiến thức chuyên môn nghiên cứu, xem xét và kết luận về các vấn đề có ý nghĩa đối với hoạt động điều tra vụ án mà Cơ quan điều tra nêu trong yêu cầu giám định, qua đó để phát hiện, thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm phục vụ cho yêu cầu điều tra vụ án33. Việc trưng cầu giám định là biện pháp hữu hiệu để phát hiện thu thập chứng cứ, chứng minh tội phạm, xác định tỉ lệ thương tích, tình trạng tâm thần… và ý nghĩa của biện pháp này là hết sức quan trọng đối với việc xác định có tội phạm xảy ra hay không? Năng lực trách nhiệm hình sự của bị can… giúp giải quyết nhanh chóng vụ án, cho nên cần phải được đặt dưới sự kiểm sát chặt chẽ của Viện kiểm sát, nhưng trong Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, tại Điều 153 lại không thấy quy định về sự kiểm sát của Viện kiểm sát ở đâu cả, cụ thể Điều 153 như sau:
1. Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
33
Phó giáo sư - Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Anh (chủ biên): Bình luận khoa học Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 – Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2009, trang 332, 333.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 106 SVTH: Bùi Long Hải
2. Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ
tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền
và nghĩa vụ của người giám định quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.
3. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc
khả năng lao động;
b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;
c) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;
d) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
đ) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả.
Việc quy định như trên dẫn đến nhiều trường hợp Cơ quan điều tra lơ là, thiếu trách nhiệm trong việc trưng cầu giám định hoặc quyết định trưng cầu giám định một cách vô căn cứ hoặc không trưng cầu giám định trong những trường hợp luật bắt buộc phải trưng cầu giám định, nguyên nhân bởi vì không có cơ chế kiểm sát của Viện kiểm sát trong hoạt động này. Điều này ảnh hưởng đến rất lớn đến việc giải quyết vụ án, có thể gây ra oan, sai hoặc để lọt tội phạm.
Ví dụ như vụ án sau34:
Bị cáo Nguyễn Văn Đặng (24 tuổi, ngụ tại xã Đức Hòa Hạ - huyện Đức Hòa - Long An) can tội “vi phạm quy định về việc điều khiển phương tiện giao thông đường bộ”. Phiên tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tỉnh Long An xét xử Nguyễn Văn Đặng diễn ra ngày 28/9, với bản án đối với bị cáo Đặng là: 2 năm tù treo và 4 năm thử thách.
34
Theo nguoiduatin.vn : “tòa xử một người dị dạng ngớ ngẩn từ nhỏ” - http://www.nguoiduatin.vn/toa-xu-mot- nguoi-di-dang-ngo-ngan-tu-nho-a14877.html. Truy cập ngày 30/10/2012.
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 107 SVTH: Bùi Long Hải
Ngày 28/9, Tòa án nhân dân tỉnh Long An đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án mà bị cáo có khuôn mặt dị dạng, tóc lưa thưa, không có răng, bị ngớ ngẩn từ nhỏ. Khi chủ tọa hỏi: “Bị cáo là Đặng phải không?”. Đặng gãi đầu, ậm ừ gì đó không ai nghe được. Tòa lại hỏi: “Bị cáo sinh năm 1987 phải không?”. Đặng cũng ậm ừ rồi lí nhí gì đó.
Lúc này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa phải kêu ông Nguyễn Thành Lâm (cha của Đặng) 65 tuổi lên trả lời thay cho Đặng. Đứng trước vành móng ngựa cùng con, ông Lâm nói: “Tui là cha cháu Đặng, có gì tòa cứ hỏi tui. Con tui bị ngu ngơ từ nhỏ, nó không hiểu và cũng không biết trả lời gì đâu”.
Theo hồ sơ vụ án như sau: Ngày 1/5/2010 trong lúc không có ai canh chừng, Đặng lén lấy xe máy của gia đình chạy ra tỉnh lộ 825. Vừa đi được 4km, Đặng lấn lề trái gây tai nạn cho anh L.V.H., khiến anh này bị chấn thương sọ não và gãy xương hàm,
thương tật 51%.
Nguyễn Văn Đặng đã bị Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa xử sơ thẩm ngày
28/6/2011, tuyên phạt 3 năm tù về tội “vi phạm quy định về việc điều khiển phương tiện
giao thông đường bộ” và phải bồi thường cho nạn nhân hơn 78 triệu đồng.
Bà Mỹ mẹ Đặng cho biết gia đình có hai con trai từ khi sinh ra đã có dấu hiệu chậm phát triển trí tuệ. Những lúc trời nắng nóng, Đặng thường bị lên cơn cáu giận, co giật, bấn loạn... bà phải xối nước lạnh lên người thì Đặng mới tỉnh lại. Đau lòng nhất là khi gặp lại con ở tòa, bà Mỹ hỏi thăm con những ngày ở tù thế nào, Đặng lí nhí: “Ở tù là gì?”. Đặng bị thần kinh từ nhỏ, cảấp Bình Điền 1 ai cũng biết. Chính quyền địa phương cũng đã xác nhận.
Theo như quy định tại khoản 1, Điều 13, Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì “người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự; đối với người này, phải áp dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh”.
Thế mà, trong quá trình điều tra vụ án trên Cơ quan điều tra lại không ra quyết định trưng cầu giám định lại để giám định tình trạng tâm thần cho bị cáo Đặng, chỉ có người nhà của Đặng yêu cầu và Bệnh viện đa khoa tỉnh Long An đã giám định lần đầu
GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 108 SVTH: Bùi Long Hải
với kết quả bình thường và dẫn đến Tòa án nhân dân huyện Đức Hòa đã tuyên bản án như trên.
*Giải pháp
Từ vụ án trên cho thấy, do thiếu cơ chế kiểm sát của Viện kiểm sát trong hoạt động trưng cầu giám định nên dẫn đến việc gây hậu quả nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án nói trên, để nâng cao hiệu quả của công tác kiểm sát của Viện kiểm sát trong hoạt động trưng cầu giám định Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 cần bổ sung vào quy định tại khoản 1, Điều 155 như sau: “Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.Viện kiểm sát kiểm sát chặt chẽ quyết định trưng cầu giám định của cơ quan điều tra, đảm bảo sự cần thiết của quyết định trưng cầu giám
định đó.Trong trường hợp quyết định trưng cầu giám định của Cơ quan điều tra có căn
cứ thì xem xét phê chuẩn, nếu có căn cứ cho rằng Cơ quan điều tra không ra quyết định
trưng cầu giám định trong những trường hợp bắt buộc thì yêu cầu Cơ quan điều tra ra
quyết định hoặc tự mình ra quyết định trưng cầu giám định”.