Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra

Một phần của tài liệu hoàn thiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 29 - 36)

Do tính đặc thù của một số lĩnh vực quản lý đặc biệt là để kịp thời phát hiện và xử lý tội phạm ở những vùng biên giới hải đảo, rừng núi… nên theo Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 sửa đổi, bổ sung năm 2006 và 2009 thì bên cạnh những Cơ quan điều tra thuộc Công an nhân dân, Quân đội nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân tối cao còn có một số Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu như: Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm Lâm và Cảnh sát biển. Đây là những cơ quan mà chức năng chính của họ là Hành chính - quản lý Nhà nước trong một số lĩnh vực nhất định chứ không phải cơ quan tư pháp, nhưng trong lĩnh vực mà các cơ quan này quản lý thường xuyên xảy ra tội phạm, mà việc phát hiện và xử lý nếu giao cho Cơ quan điều tra thì sẽ gặp nhiều khó khăn, cho nên để đảm bảo yêu cầu phát hiện nhanh chóng và xử lý tội phạm kịp thời, nên pháp luật đã quy định các cơ quan trên được trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra ban đầu.

*Bộ đội biên phòng

Theo Điều 19 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2006 và 2009) quy định: Bộ đội biên phòng khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm thì có quyền tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định tại khoản 1, Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003; trong đó Cục trưởng Cục trinh sát biên phòng, Cục trưởng Cục phòng, chống tội phạm ma túy Bộ đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Trưởng đồn biên phòng có quyền tiến hành các hoạt động tố tụng đối với các tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 119, 120, 153, 154, 172, 180, 181, 188, 192, 193, 194, 195, 196, 230, 232, 236, 263, 264, 273, 274 và 275 của Bộ luật hình sự.Trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng, các cơ quan thuộc Bộ đội biên phòng có quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 30 SVTH: Bùi Long Hải

Để hiểu rõ hơn về thẩm quyền điều tra của Bộ đội biên phòng xin xem ví dụ sau7:

Ngày 25/2 tại ngã 3 đường Nguyễn Sinh Cung – Tôn Đức Thắng (tổ 30 phường Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng) lực lượng phòng chống mua túy Bộ đội biên phòng

phối hợp với Đồn biên phòng 248 đã bắt giữ đối tượng Hồ Minh Đạt (sinh năm 1991, quê

quán Cẩm Giang, Cẩm Thủy, Thanh Hóa) hiện đang thuê phòng trọ tại tổ 5 phường Hòa Minh, Liên Chiểu, Đà Nẵng vì hành vi buôn bán ma túy. Tang vật thu giữ gồm 2 gói nilon màu trắng, một gói chứa bột màu trắng được giám định là ma túy, một gói chứa tinh thể màu trắng được giám định là ma túy tổng hợp (hàng đá) tiến hành khám xét khẩn cấp nơi

ở của đối tượng, đơn vị đã thu giữ thêm một gói heroin, 2 tẩu dùng để sử dụng ma túy, 2

ống kim tiêm. Tổng số ma túy được phát hiện của đối tượng lên đến hơn 100 tép, 10 gam

hàng đá, 1 xe gắn máy, 1 điện thoại di động và 6 triệu đồng. Đồn biên phòng 248 đã ra

quyết định tạm giữ đối tượng ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, đồng thời chuyển toàn bộ hồ sơ vu án cho Cơ quan điều tra Công an quận Liên Chiểu tiếp tục xử lý theo thẩm quyền.

*Hi quan

Theo quy định của Luật Hải Quan năm 2001 (sửa đổi, bổ sung năm 2005) lực lượng Hải Quan có nhiệm vụ thực hiện kiểm tra, giám sát hàng hóa phương tiện vận tải, phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, tổ chức thực hiện pháp luật về thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Cơ quan Hải Quan trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các Điều 153, 154 của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì cơ quan Hải Quan có quyền tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định tại khoản 1, Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và theo khoản 2, Điều 20 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự 2004 (sửa đổi, bổ sung 2006, 2009). Cục trưởng Cục điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Chi cục trưởng Chi cục Hải Quan cửa khẩu có quyền trực tiếp

7

Công Bính: “Bộ đội biên phòng phá nhiều dường dây ma túy” - http://www.baomoi.com/Bo-doi-bien-phong-triet- pha-nhieu-duong-day-ma-tuy/104/7970174.epi. Truy cập ngày 23/9/2012.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 31 SVTH: Bùi Long Hải

và chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra, quyết định thay đổi hoặc hủy bỏ các quyết định của cấp phó không có căn cứ và trái pháp luật giải quyết tố cáo theo quy định của bộ luật tố tụng hình sự.

Ví dụ8:

Năm 2009 Đội kiểm soát Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng đã phát hiện và bắt

giữ được vụ buôn lậu ngà voi lớn nhất cả nước và thuộc diện lớn nhất thế giới, tổng khối lượng ngà voi thu giữ được là 5.646,7 kg với 993 chiếc ngà và 186 khúc lẻ. Ước tính khối lượng này tương đương một đàn voi 2000 con bị sát hại. Từ ngày 20/2/2009 khi nhận được nguồn tin báo nghi ngờ có ngà voi trong container hàng đến ngày 27/3/2009 Cục Hải quan Thành phố Hải Phòng đã ký quyết định khởi tố vụ án số 902/QĐ-HQHP với tội danh “vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới” theo Điều 154 Bộ luật hình sự năm 1999.

*Kim lâm

Cơ quan Kiểm lâm khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình mà phát hiện tội phạm quy định tại các điều 175, 189, 190, 191, 240 và 272 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 thì có quyền tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định tại khoản 1, Điều 111 và căn cứ theo khoản 1, 2 Điều 21 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004, Cục trưởng Cục Kiểm lâm, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản có quyền: trực tiếp tổ chức và chỉ đạo các hoạt động điều tra, quyết định phân công hoặc thay đổi cấp phó trong việc điều tra vụ án hình sự, kiểm tra các hoạt động điều tra quyết định thay đổi hoặc quyết định hủy bỏ các quyết định không có căn cứ và trái pháp luật của cấp phó, giải quyết tố

8

Tùng Giang: “Quyết tâm tập thể và cá nhân qua vụ phát hiện buôn lậu ngà voi lớn nhất cả nước”

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 32 SVTH: Bùi Long Hải

cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự. Để hiểu rõ hơn về thẩm quyền điều tra của các cơ quan Kiểm lâm, xin xem ví dụ sau9:

Ngày 9/3/2012 ông Phạm Thanh Lâm Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Quảng Nam cho biết: Hạt Kiểm lâm Bắc Trà My đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Thịnh về tội hủy hoại rừng. Trước đó người dân đã phản ánh tình trạng ngang nhiên phá rừng, để làm đường dẫn vào khu khai thác khoáng sản trái phép, tại địa bàn thôn 3 (xã Trà Ka, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam giáp ranh với xã Trà Xinh, huyện Trà Tây, tỉnh Quảng Ngãi. Sau khi nhiều cơ quan báo chí phản ánh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân ông Lê Phước Thanh đã có công văn chỉ đạo Hạt Kiểm lâm Bắc Trà My phối hợp với cơ quan chức năng và chính quyền địa phương xã Trà Ka tiến hành kiểm tra thực tế. Kết quả kiểm tra đã phát hiện diện tích rừng bị thiệt hại là: 6500 m2, khối lượng gỗ bị thiệt hại là 10,5 m3. Trước đó rừng Trà Ka với nhiều loại gỗ quý như chò, lim, sến… đã bị cày xới để mở tuyến đường dài hơn 5km, rộng 3m để dẫn vào khu vực khai thác vàng ở thượng nguồn sông Lon, trong số đó có những cây

có đường kính gần 1m. Theo điều tra ban đầu toàn bộ việc san ủi để khai thác khoáng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sản khu vực chỉ do Công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Thịnh địa chỉ xã Trà Khê, Tây Trà, Quảng Ngãi thực hiện. Theo Hạt Kiểm lâm Bắc Trà My vụ phá rừng tự nhiên trái pháp luật trên đã vượt quá mức xử lý hành chính, nên đơn vị đã quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội “hủy hoại rừng” theo Điều 189 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ

sung năm 2009). Hiện Hạt Kiểm lâm Bắc Trà My đã chuyển hồ sơ vụ án cho Công an

huyện Bắc Trà My tiếp tục điều tra vụ việc theo quy định.

*Cnh sát bin

Các đơn vị thuộc lượng Cảnh sát biển khi thực hiện nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý của mình có quyền tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định tại khoản 1, Điều 111 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, đối với các tội phạm quy định tại chương Chương XI và các điều 153, 154, 172, 183, 188, 194, 195, 196, 212, 213, 221, 223, 230, 231, 232,

9

Công Bính: Khởi tố một công ty hủy hoại rừng - http://dantri.com.vn/phap-luat/khoi-to-mot-cong-ty-huy-hoai- rung-573342.htm. Truy cập ngày 23/09/2012.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 33 SVTH: Bùi Long Hải

236, 238, 273 và 274 của Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) xảy ra trên các vùng biển và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do lực lượng Cảnh sát biển quản lý. Theo đó Cục trưởng, Chỉ huy trưởng Vùng, Hải đoàn trưởng, Hải đội trưởng và Đội trưởng Cảnh sát biển có quyền hạn quy định tại khoản 1, Điều 22 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự đối với các tội phạm quy định tại Chương XI và các điều 153, 154, 172, 183, 188, 194, 195, 196, 212, 213, 221, 223, 230, 231, 232, 236, 238, 273 và 274 của Bộ luật hình sự. Còn Trưởng phòng phòng, chống tội phạm ma túy, Cụm trưởng Cụm đặc nhiệm phòng, chống tội phạm ma túy thì có quyền hạn quy định tại khoản 1, Điều 22 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự đối với các tội phạm quy định tại các điều 194, 195 và 196 của Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009.

Trong quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng, lực lượng Cảnh sát biển được quyền tiến hành các hoạt động điều tra theo quy định của pháp luật.

Ví dụ10:

Cuối năm 2006 từ các nguồn tin mật của Phòng phòng, chống tội phạm ma túy Cục Cảnh sát biển và Phòng Cảnh sát điều tra về tội phạm ma túy - Công an tỉnh Quảng

Ninh đã phát hiện một đường dây vận chuyển ma túy từ Bắc Giang, Bắc Cạn xuống Hải

Phòng, Quảng Ninh để bán ra nước ngoài. Một ban chuyên án mang bí số 107-H đã được thành lập. Sau gần 2 tháng tung trinh sát bí mật theo dõi, ban chuyên án quyết định bủa vây, khoảng 10 giờ 30 phút, ngày 23/01/2007 tổ trinh sát bất ngờ ập vào một khách

sạn trên đường Triều Dương (phường Trần Phú thị xã Móng Cái, Quảng Ninh tạm giữ

Đỗ Thị Hoàn (Hoa gù) người môi giới mua bán ma túy, thường trú tại Hải Hà, Quảng

Ninh và Lục Thị Giang (thường trú tỉnh Bắc Cạn), khám người Giang trinh sát thu được 2 bánh heroin, cùng lúc một tổ trinh sát khác cũng bắt nóng Nguyễn Văn Diễn (thường trú Bắc Giang) tại khu vực gần chợ móng cái, Diễn bất ngờ lòn tay vào thắt lưng định móc súng ra bắn chống trả ngay tức khắc hai trinh sát đã khóa tay Diễn lấy khẩu K54 bên trong còn 6 viên đạn. Qua khai thác tại chỗ, ban chuyên án quyết định điều tổ trinh

10

Thái Bình: Cảnh sát biển – kỳ 2 – phá án - http://vietbao.vn/Phong-su/Canh-sat-bien-Ky-2-Pha- an/40210996/264/. Truy cập ngày 23/9/2012.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 34 SVTH: Bùi Long Hải

sát đến một khách sạn ở phường Ka Long (Móng Cái) để bắt nhóm xã hội đen theo bảo

vệ Diễn. Tại đây, các trinh sát thu giữ được thêm 3 dao Thái lan và một thanh kiếm dài

60 cm. Qua đấu tranh bọn chúng khai nhận: sau khi Hoa và Giang mua bán ma túy xong

thì nhóm “xã hội đen” này sẽ tổ chức cướp lại tiền và hàng theo lệnh của Diễn. Ngoài thành công của chuyên án 107-H lực lượng phòng, chống tội phạm ma túy của Cảnh sát biển còn phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy Công an tỉnh Quảng Ninh thực hiện nhiều chuyên án khác như : 307-H, 806CSB-QN, KT01-CSB…

Qua ví dụ trên, có thể thấy được nhiệm vụ và quyền hạn của Cảnh sát biển ngoài việc bảo vệ chủ quyền quốc gia, việc đấu tranh phòng chống tội phạm cũng là một nhiệm vụ quan trọng, đặc biệt là các tội buôn lậu, vận chuyển mua bán trái phép chất ma túy, chống cướp biển... phối hợp với các lực khác giữ vững an ninh - chính trị và trật tự xã hội.

*Các cơ quan khác của Công an nhân dân và Quân đội nhân dân

Theo quy định tại khoản 2, Điều 111 và theo Điều 23, 24 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2006 và 2009) và theo Thông tư số 41/2009/TT-BCA ngày 02/7/2009 thì quyền hạn điều tra của các Cơ quan khác thuộc lực lượng Cảnh sát và An ninh trong Công an nhân dân cụ thể như sau:

+Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục Cảnh sát môi trường, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Phòng Cảnh sát môi trường, Trại tạm giam, Trại giam trong khi làm nhiệm vụ của mình mà phát hiện sự việc có dấu hiệu tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra quy định tại Điều 11 của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2006 và 2009) thì Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Cục trưởng Cục Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Cục trưởng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 35 SVTH: Bùi Long Hải

Cục Cảnh sát môi trường, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Trưởng Phòng Cảnh sát giao thông đường thuỷ, Trưởng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy, Trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Trưởng Phòng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp, Trưởng phòng Cảnh sát môi trường, Giám thị trại tạm giam, Giám thị trại giam ra quyết định khởi tố vụ án, lấy lời khai, khám nghiệm hiện trường, khám xét, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ án, chuyển hồ sơ vụ án cho Cơ quan Cảnh sát điều tra có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố vụ án.

+Các cục An ninh, các phòng An ninh ở Công an cấp tỉnh trực tiếp đấu tranh

Một phần của tài liệu hoàn thiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 29 - 36)