KIỂM SÁT CÁC HOẠT ĐỘNG DUY TRÌ VÀ DIỄN BIẾN GIAI ĐOẠN

Một phần của tài liệu hoàn thiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 63 - 82)

TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ

Giai đoạn điều tra vụ án hình sự là bước tiếp theo của quá trình tố tụng hình sự, trong đó cơ quan có thẩm quyền điều tra tiến hành áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự do Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định, để chứng minh hành vi phạm tội đã xảy ra do ai thực hiện, tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi phạm tội đó. Đồng thời làm rõ động cơ, mục đích, nguyên nhân và điều kiện phạm tội trên cơ sở đảm bảo các chứng cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người, đúng tội và đúng pháp luật.

Pháp luật tố tụng hình sự nước ta quy định: Cơ quan điều tra có quyền áp dụng mọi biện pháp hợp pháp để xác định sự thật của vụ án một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, làm rõ những chứng cứ xác định có tội hoặc vô tội, những tình tiết tăng nặng và những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo (Điều 10, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003). Các biện pháp hợp pháp mà Cơ quan điều tra được áp dụng trong giai đoạn điều tra rất nhiều, tuy nhiên tựu chung lại có thể phân chia thành hai nhóm sau:

Th nht, các biện pháp tố tụng nhằm thu thập và kiểm tra chứng cứ gồm: hỏi cung bị can, lấy lời khai người làm chứng, lấy lời khai người bị hại, đối chất, khám

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 64 SVTH: Bùi Long Hải

nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, khám xét, thu giữ, giám định, nhận dạng… việc áp dụng các biện pháp tố tụng hình sự nêu trên để tiến hành điều tra vụ án hình sự của Cơ quan điều tra được gọi là các hoạt động điều tra.

Th hai, các biện pháp nhằm thực hiện các quyết định tố tụng quan trọng của các

cơ quan tiến hành tố tụng như: quyết định khởi tố bị can, áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp ngăn chặn (bắt, tạm giam, tạm giữ).

Các biện pháp nói trên khi được áp dụng, đều liên quan trực tiếp tới các quyền cơ bản của công dân, nên đòi hỏi việc áp dụng phải tuân thủ đúng về trình tự cũng như thủ tục do Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định. Do đó, việc giám sát chặt chẽ đảm bảo quá trình điều tra vụ án hình sự được thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 là trách nhiệm của Viện kiểm sát. Hoạt động kiểm sát quá trình điều tra vụ án hình sự là sự thể hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong giai đoạn điều tra, một trong những chức năng cơ bản của Viện kiểm sát nhằm đảm bảo các hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra được khách quan, toàn diện, việc áp dụng các biện pháp điều tra phải theo đúng quy định của pháp luật, phải có căn cứ và hợp pháp.

Nếu Viện kiểm sát không thực hiện tốt chức năng kiểm sát các hoạt động điều tra thì việc Cơ quan điều tra vi phạm thủ tục tố tụng và pháp luật tố tụng trong khi tiến hành điều tra là điều không tránh khỏi, dẫn đến việc xét xử vụ án sẽ kéo dài gặp nhiều khó khăn. Ví dụ: vụ án giết người và hiếp dâm trẻ em xảy ra ở Bình Phước đã gây xôn xao dư luận thời gian qua11. Bị cáo Lê Bá Mai bị tuyên hai lần tử hình nhưng bị hủy án, đến phiên tòa sơ thẩm lần hai được tuyên vô tội và trả tự do. Từ việc khởi tố bắt giam bị can, hỏi cung bị can, lấy lời khai nhân chứng, công tác khám nghiệm hiện trường, khám nghiệm tử thi, công tác thu thập và bảo quản vật chứng không những chưa triệt để, thiếu khách quan mà còn có nhiều sai sót, vi phạm pháp luật. Do vậy, chưa có căn cứ để kết luận Lê Bá Mai phạm tội giết người và hiếp dâm trẻ em. Sai sót của Cơ quan điều tra và hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát dẫn đến quá trình tố tụng đối với vụ án phải kéo dài hao tốn kinh phí của Nhà nước, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của những người tham gia tố tụng trong vụ án này, do vụ án kéo dài và qua nhiều lần xét xử mà vẫn chưa giải quyết triệt để làm mất lòng tin của người dân vào cơ quan Tư pháp.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 65 SVTH: Bùi Long Hải

Theo Điều 113, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Điều 14, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 quy định: “Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn kiểm sát

hoạt động điều tra. Vai trò của Viện kiểm sát trong khi kiểm sát các hoạt động tư pháp ở

giai đoạn điều tra tiếp tục được thể hiện qua các quy định về thẩm quyền, trách nhiệm

của Viện kiểm sát trong quá trình tiến hành các hoạt động điều tra cụ thể”.

2.2.1. Kim sát khám nghim hiện trường

Hiện trường vụ án hình sự là nơi xảy ra tội phạm hoặc nơi phát hiện tội phạm. Hiện trường vụ án có ý nghĩa rất quan trọng trong việc làm sáng tỏ các tình tiết có liên quan đến vụ án, bởi bất cứ một hành vi phạm tội nào cũng để lại dấu vết. “Vì cũng như các quá trình vật chất khác, các vụ phạm tội và các vụ mang tính hình sự cũng gây ra những biến đổi ảnh hưởng đến môi trường vật chất xung quanh làm hình thành các phản ánh chứa đựng thông tin về quá trình đã xảy ra”21. Có thể khẳng định rằng: không có tội phạm nào mà không để lại dấu vết, vấn đề là có biết cách phát hiện ra chúng hay không mà thôi.

Khám nghiệm hiện trường là một hoạt động điều tra nhằm phát hiện, xem xét ghi nhận các dấu vết của tội phạm, vật chứng và làm sáng tỏ các tình tiết có liên quan đến vụ án trên hiện trường vụ án. Vì vậy, nếu làm tốt việc khám nghiệm hiện trường sẽ giúp Cơ quan điều tra xác định đúng hướng trong quá trình điều tra vụ án, giúp Điều tra viên xây dựng đúng giả thuyết điều tra về đối tượng phạm tội, phương thức, thủ đoạn phạm tội…Với tính chất quan trọng của hoạt động khám nghiệm hiện trường, nên pháp luật tố tụng hình sự quy định khá cụ thể về trình tự, thủ tục khám nghiệm trong đó có quy định sự bắt buộc tham gia của Viện kiểm sát đối với hoạt động khám nghiệm hiện trường (khoản 2, Điều 150, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003). Việc khám nghiệm hiện trường còn lấy cơ sở làm căn cứ xác định dấu hiệu của tội phạm, để từ đó có căn cứ quyết định khởi tố vụ án hình sự, nên Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động khám

21

Tiến sỹ Bùi Kiên Điện, Giáo trình khoa học điều tra hình sự - Chương 2 “dấu vết hình sự”, Trường Đại học luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2004, trang 23.

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 66 SVTH: Bùi Long Hải

nghiệm hiện trường, bên cạnh việc bảo đảm hoạt động khám nghiệm được tiến hành khách quan, toàn diện và đúng pháp luật mà còn có thể nắm rõ tình tiết liên quan tới vụ án ngay từ ban đầu khi tội phạm xảy ra, để làm cơ sở cho hoạt động kiểm sát tiếp theo như kiểm sát khởi tố vụ án, kiểm sát khởi tố bị can…

Theo Điều 150, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “khám nghiệm hiện trường có thể tiến hành trước khi khởi tố vụ án hình sự. Trong mọi trường hợp, trước khi khám nghiệm hiện trường, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát hoạt động khám nghiệm hiện trường”. Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động khám nghiệm phải đảm bảo các nội dung sau:

+Hoạt động khám nghiệm hiện trường phải có tính khách quan: để bảo đảm cho

hoạt động khám nghiệm hiện trường được khách quan Viện kiểm sát phải kiểm tra đầy đủ sự có mặt của những người chứng kiến trước khi tiến hành khám nghiệm, trong trường hợp cần thiết có thể để cho bị can, người bị hại, người làm chứng và mời nhà chuyên môn tham dự việc khám nghiệm. Đồng thời kiểm sát tính trung thực của biên bản khám nghiệm bảo đảm cho người tham gia khám nghiệm nghe lại biên bản, được quyền bổ sung nhận xét về biên bản và nhận xét đó cũng phải được ghi nhận vào biên bản.

+Hoạt động khám nghiệm hiện trường phải toàn diện: mục đích của hoạt động khám nghiệm là không bỏ qua bất kỳ dấu vết và vật chứng nào liên quan đến vụ án cho dù dấu vết hay vật chứng đó là nhỏ nhất cũng góp phần giúp cho Cơ quan điều tra củng cố, đánh giá toàn diện về vụ án và đưa ra chứng cứ chắc chắn để chứng minh tội phạm và người phạm tội. Do vậy, Kiểm sát viên khi tham gia kiểm sát hoạt động khám nghiệm hiện trường cần quan tâm và chú trọng tính toàn diện của hoạt động khám nghiệm, vì nếu để xảy ra sai sót khi khám nghiệm sẽ dẫn đến khó khăn trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện hành vi phạm tội.

+Hoạt động khám nghiệm hiện trường phải đúng quy định của pháp luật: trong suốt quá trình khám nghiệm hiện trường Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ để đảm bảo hoạt động của những người tiến hành và tham gia khám nghiệm tuân thủ đúng những quy định của pháp luật. Ví dụ như: những người được tham gia khám nghiệm đã ký vào biên bản khám nghiệm chưa, Điều tra viên đã mô tả một cách toàn diện các đặc điểm của hiện

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 67 SVTH: Bùi Long Hải

trường trong biên bản khám nghiệm hay chưa, nếu còn thiếu mục nào thì Kiểm sát viên cần yêu cầu Điều tra viên bổ sung kịp thời hoặc khi thu giữ được các vật chứng tại hiện trường cần tiến hành niêm phong, bảo quản tuân theo đúng quy định của pháp luật về niêm phong vật chứng.

Như vậy, Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động khám nghiệm hiện trường là để góp phần nâng cao chất lượng hoạt động điều tra, bảo đảm hạn chế những vi phạm của Cơ quan điều tra ngay từ đầu, để từ đó có cơ sở vững chắc cho hoạt động điều tra, truy tố và xét xử vụ án hình sự sau này. Nếu để xảy ra sai sót hay vi phạm trong việc khám nghiệm hiện trường sẽ rất khó khăn cho hoạt động chứng minh tội phạm của các cơ quan tiến hành tố tụng. Dưới đây xin dẫn chứng một vụ án mà việc khám nghiệm hiện trường của Cơ quan điều tra cũng như trách nhiệm của Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát đã để xảy ra những sai phạm, thiếu sót nghiêm trọng dẫn đến vụ án phải điều tra kéo dài.

Cụ thể như nội dung vụ án tai nạn giao thông xảy ra tại Quốc lộ 80 thuộc thị trấn Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp, tỉnh Kiên Giang22. Môtô do T. điều khiển chở Th. Ngồi phía sau va chạm với Môtô do anh L. chạy chiều ngược lại. Anh L. bị gãy chân, còn người ngoài phía sau là anh H. Chết do chấn thương não. Xét đây là vụ tai nạn giao thông gây hậu quả rất nghiêm trọng, Cảnh sát giao thông kết hợp cùng Điều tra viên Công an huyện khám nghiệm hiện trường có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Cả T. và Th. đều khẳng định xe của mình đi đúng phần đường bên phải, không hiểu sao xe của anh L lại đụng vào. Về phía anh L anh trình bày do xe T chạy với

tốc độ nhanh, đánh võng từ phải sang trái nên đụng vào bên phải xe của anh. Vụ tai nạn

xảy ra khoảng 2 giờ sáng nên không có một nhân chứng nào, trong khi đó biên bản khám nghiệm hiện trường đều thể hiện cả 2 xe đều nằm ở phần đường bên trái của mình. Trong

hồ sơ vụ án không có biên bản khám nghiệm phương tiện khám nghiệm dấu vết thương

tích của người liên quan đến vụ tai nạn 13.

22

Nguyễn Minh Nhơn: Hiện trường tai nạn giao thông: khám nghiệm qua loa, xử lý bế tắc - http://tuoitre.vn/Chinh- tri-Xa-hoi/455590/Hien-truong-tai-nan-giao-thong-Kham-nghiem-qua-loa-xu-ly-be-tac.html. Truy cập ngày

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 68 SVTH: Bùi Long Hải

Do không có đủ cơ sở kết luận, nên vụ việc kéo dài hơn một năm vẫn chưa được giải quyết, mẹ của anh H người đã chết trong vụ tai nạn liên tục khiếu nại đến Công an và Viện kiểm sát cấp huyện rồi đến cấp tỉnh yêu cầu truy cứu trách nhiệm hình sự bên gây ra tai nạn và yêu cầu bồi thường thiệt hại. Những sai sót trên của Cơ quan điều tra không được Kiểm sát viên cùng cấp phát hiện kịp thời nên kéo dài thời gian xử lý vụ án gây bức xúc trong người dân.

Qua vụ án này thấy rằng, việc tiến hành khám nghiệm hiện trường ban đầu của Cơ quan điều tra là quá sơ sài và dẫn đến sai sót nên việc chứng minh tội phạm sẽ hết sức khó khăn. Do đó Viện kiểm sát cần phải quan tâm trong việc thực hiện chức năng kiểm sát khám nghiệm hiện trường, để đảm bảo có đủ chứng cứ nhằm giải quyết vụ án được nhanh chóng và chính xác.

2.2.2. Kim sát khi t b can

Khởi tố bị can là việc đưa ra quyết đinh của Cơ quan điều tra đối với một người, khi đã có đủ căn cứ xác định người đó thực hiện hành vi phạm tội. Quyết định khởi tố bị can là cơ sở pháp lý để áp dụng các biện pháp ngăn chặn cần thiết và tiến hành điều tra đối với người bị khởi tố bị can.

Sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, Cơ quan điều tra tiến hành các hoạt động điều tra để thu thập các tài liệu, chứng cứ nhằm chứng minh người đã thực hiện hành vi phạm tội. Trên cơ sở đánh giá khách quan và xem xét toàn diện các chứng cứ đã thu thập được, nếu có đủ căn cứ để xác định chính xác người đã thực hiện hành vi phạm tội thì Cơ quan điều tra ra quyết định khởi tố bị can đối với người đó để làm rõ hành vi phạm tội. Vì vậy, về nguyên tắc chỉ được khởi tố bị can sau khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, trừ những trường hợp phạm tội quả tang thì đối tượng phạm tội bị phát hiện và bị bắt ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội hoặc ngay sau khi thực hiện hành vi phạm tội và Cơ quan điều tra trên cơ sở xác định dấu hiệu của tội phạm (cấu thành tội phạm) ra đồng thời quyết định khởi tố vụ án hình sự và quyết định khởi tố bị can đối với người bị bắt.

Việc ra quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra với mục đích là nhằm xác nhận về mặt pháp lý một con người cụ thể đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội

GVHD: Nguyễn Chí Hiếu Trang 69 SVTH: Bùi Long Hải

được coi là tội phạm và quyết định khởi tố bị can đó sẽ trực tiếp hạn chế một số quyền và lợi ích hợp pháp, nhân thân người bị khởi tố. Do đó, để nhằm hạn chế vi phạm pháp luật của Cơ quan điều tra trong việc khởi tố bị can đảm bảo việc việc khởi tố là có căn cứ đúng người và đúng tội. Viện kiểm sát phải kiểm sát chặt chẽ quyết định khởi tố bị can của Cơ quan điều tra.

Tại Điều 126, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: “trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố bị can, Cơ quan điều tra phải gửi quyết định khởi tố bị can và các tài liệu liên quan cho Viện kiểm sát cùng cấp để xét phê chuẩn việc khởi tố” tiếp đó, theo nội dung của Điều 113, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 và Điều 14, Luật tổ

Một phần của tài liệu hoàn thiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp của viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (Trang 63 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)