Các công cụ được sử dụng

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo (Trang 45)

Phiếu khảo sát câu hỏi (đính kèm)

Cách thức thu thập thông tin qua nghiên cứu tài liệu:

- Nguồn tài liệu từ thư viện, thư viện online

- Nguồn tài liệu từ các tổ chức quốc tế, tổ chức trong nước và hiệp hội

- Nguồn tài liệu từ các chi nhánh thuộc Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo

- Nguồn tài liệu từ các phương tiện truyền thông

Xử lý thông tin: số liệu độc lập, bảng số liệu, biểu đồ, đồ thị

- Cách tính số liệu, chuẩn hóa số liệu về năm gốc lựa chọn

- Xử lý sai số

Nhập và xử lý số liệu trên phần mềm

- Xử lý số liệu trên Excel

CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG

CỦA QUỸ HỖ TRỢ PHỤ NỮ NGHÈO 3.1 Tổng quan về Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo

3.1.1 Lịch sử hình thành, tầm nhìn, sứ mệnh, nguyên tắc hoạt động

Sự ra đời và phát triển

Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo được thành lập ngày 6/3/2007 theo Quyết định số 132/QĐ - ĐCT của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Quỹ có tư cách pháp nhân và hoạt động theo Quyết định số 66/QĐ- BTC ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính cung cấp dịch vụ tín dụng vi mô cho phụ nữ nghèo tại Việt Nam.

Tầm nhìn:

Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo sẽ trở thành tổ chức TCVM bền vững, hoạt động trên các tỉnh/ thành của cả nước.

Sứ mệnh

Góp phần thực hiện mục tiêu Chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo và việc làm, thực hiện công bằng xã hội, cải thiện đời sống, nâng cao địa vị kinh tế cho phụ nữ và thúc đẩy bình đẳng giới; góp phần củng cố, phát triển tổ chức Hội.

Nguyên tắc hoạt động của Quỹ

- Hoạt động của Quỹ đặt dưới sự chỉ đạo, quản lý của Đoàn Chủ tịch Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Bộ Tài chính và các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.

- Quỹ hoạt động phải bảo toàn vốn và không vì mục tiêu lợi nhuận.

- Quỹ cho phụ nữ nghèo, cận nghèo, khó khăn vay không cần tài sản thế chấp để phát triển kinh tế gia đình.

- Quỹ được huy động vốn từ tiền gửi tiết kiệm của phụ nữ, hội viên tự nguyện tham gia Tổ phụ nữ vay vốn - tiết kiệm.

Giá trị cốt lõi:

“Thuận tiện, sáng tạo, hiệu quả”

3.1.2 Các chi nhánh hoạt động của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo

Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo hoạt động trên địa bàn 14 tỉnh: Bình Thuận; Bình Phước, Cần Thơ, Điện Biên, Đắk Lắk, Lâm Đồng, Lạng Sơn, Ninh Thuận, Quảng Ninh, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Tây Ninh, Sơn La, Vĩnh Long. Địa hình trải rộng trên 14 tỉnh nên các khách hàng của Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo có đa dạng về ngành nghề kinh doanh và có mục đích sử dụng nguồn vốn đa dạng. Đồng thời, đây cũng là trở ngại trong công tác kiểm tra giám sát các hoạt động của Quỹ.

Khí hậu của các tỉnh trên mang tính chất đa dạng theo khí hậu ba miền Bắc – Trung – Nam và ở miền Bắc, miền Trung thì các tỉnh trên có khí hậu khắc nghiệt và gây khó khăn, trở ngại trong phát triển kinh tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo)

Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo

3.1.4 Các sản phẩm chủ yếu

Với phương châm phục vụ người nghèo bằng các sản phẩm phù hợp chất lượng dịch vụ thân thiện và gần gũi, Quỹ luôn nghiên cứu và thiết kế các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người nghèo về mục đích sử dụng và khả năng hoàn trả.

Tất cả các dịch vụ của Quỹ đều được cung cấp tại các buổi họp tổ hàng tháng. Đây là nơi xét duyệt đơn xin vay vốn, thu tiền hoàn trả và tiết kiệm. Tổ cũng là nơi để

Phòng vận hành - nhân sự Phòng tài chính - kế toán Phòng kiểm soát nội bộ BAN ĐIỀU HÀNH CẤP TỈNH

BAN ĐIỀU HÀNH CẤP HUYỆN

Tổ vay vốn Tổ vay vốn Tổ vay vốn Tổ vay vốn BAN ĐIỀU HÀNH TƯ

các thành viên trao đổi kinh nghiệm thông tin về sản xuất kinh doanh, để cán bộ và các chuyên gia bên ngoài phổ biến đào tạo kiến thức về gia đình giới và các vấn đề khác là nơi tiến hành các hoạt động xã hội. Trong thời gian từ 2010 – 2014 Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo cung cấp 2 loại vốn vay, một sản phẩm tiết kiệm bắt buộc, một sản phẩm tương trợ vốn vay. Đặc tính các sản phẩm như sau:

Sản phẩm vốn vay

Bảng 3.1 Bảng sản phẩm vốn vay của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo

Loại vốn Mức vốn Lãi suất Thời hạn

Phương thức hoàn trả gốc/lãi Vốn chính Vòng 1 Vòng 2 Từ 1.000.000 - 7.000.000 (chẵn triệu) Từ 1.000.000 - 10.000.000 (chẵn triệu) 1%/tháng /dư nợ vốn vay 12 tháng Trả dần hàng tháng, gồm cả gốc và lãi Vốn bổ sung: Từ 1.000.000 - 3.000.000 (chẵn triệu)

TVVV được vay vốn bổ sung 01 lần trong 1 vòng vốn, ít nhất sau 3 tháng sử dụng vốn chính 1%/tháng 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng

(Nguồn Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo – 2014)

Lãi suất cho vay

- Lãi suất: 1%/tháng/dư nợ vốn vay, áp dụng cho tất cả các loại vốn. - Lãi suất quá hạn bằng 130% lãi suất trong hạn.

Các thành viên tham gia Quỹ nộp một mức tiền tiết kiệm, tối thiểu là 20.000 đồng/thành viên/tháng. Mức tiền tiết kiệm có thể thay đổi do các thành viên trong tổ cùng quyết định.

Lãi suất huy động tiết kiệm: 1,2 %/ năm (0.1%/tháng).

3.2. Thực trạng quản hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo

Hoạt động tín dụng là nghiệp vụ chính của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo. Với sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên, tình hình quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo luôn hoàn thành các mục tiêu theo kế hoạch kinh doanh hàng năm đề ra, qua đó từng bước ổn định nguồn vốn và phát triển.

3.2.1 Thực trạng quản lý huy động nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo

Vốn là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các thành phần kinh tế nên bất kỳ một tổ chức nào muốn hoạt động tốt đem lại hiệu quả kinh tế cao thì điều trước tiên là phải có nguồn vốn dồi dào đặc biệt là các tổ chức Quỹ xã hội. Ngay cả khi hoạt động nhiều về phúc lợi xã hội thì Quỹ Hỗ trợ phụ nữ nghèo muốn hoạt động được thì trước hết phải có vốn. Vì vậy muốn cho Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo hoạt động ổn định thì điều kiện trước tiên là nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo phải đủ lớn mới đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho các thành viên vay vốn.

Huy động vốn và cho vay luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau, tác động qua lại lẫn nhau. Có huy động được vốn mới có nguồn để cho vay, ngược lại mở rộng và nâng cao chất lượng sử dụng vốn thì huy động mới có hiệu quả. Trên cơ sở đó Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo luôn quan tâm tích cực chủ động phát triển hoạt động huy động vốn dưới mọi hình thức, để đảm bảo quy mô nguồn vốn tăng trưởng theo kế hoạch đã xác định.

phủ hoặc hỗ trợ từ các tổ chức phi chính phủ. Nhờ biết chủ động khai thác nguồn vốn huy động tại chỗ nên vốn huy động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo trong thời gian qua tăng trưởng khá ổn định.

Bảng 3.2 Tình hình huy động vốn của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo từ năm 2010 - 2014.

Đơn vị: nghìn đồng

Năm Nguồn cấp từ chính Phủ

Huy động từ tiết kiệm của khách hàng Vay vốn từ tổ chức khác Tổng cộng 2010 10.000.000 1.070.000 11.070.000 2011 10.000.000 1.200.000 12.200.000 2012 20.000.000 6.409.000 26.409.000 2013 50.000.000 12.070.200 62.070.200 2014 32.000.000 30.500.000 10.000.000 72.500.000 Tổng cộng 110.000.000 53.249.200 10.000.000

Nguồn: Báo cáo Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo năm 2010-2014 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Do hoặt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo mang tính đặc thù nên ngoài nguồn vốn do chính phủ cấp thì Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo còn huy động từ các nguồn khác. Nhìn vào Bảng 3.3 ta thấy tốc độ huy động vốn qua các năm tăng rất nhanh, điều đó chứng tỏ hoạt động của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo ngày càng phát triển, cụ thể:

Năm 2011 tăng 11.093 triệu đồng so với năm 2010, xấp xỉ tăng 10,7%. Năm 2012 tăng 14.209 triệu đồng so với năm 2011, xấp xỉ tăng 11,6%. Năm 2013 tăng 35.661 triệu đồng so với năm 2012, xấp xỉ tăng 135%. Năm 2014 tăng 10.430 triệu đồng so với năm 2013, xấp xỉ tăng 17%.

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy từ năm 2010 - 2014 tổng nguồn vốn tăng liên tục qua các năm trên 10%. Trong các năm từ 2010-2012 thì nguồn vốn có sự sụt giảm là do các dự án tài trợ của các tổ chức đến hạn hoàn trả vì vậy tổng nguồn vốn huy động có sự sụt giảm. Đến năm 2013 tổng nguồn vốn bắt đầu tăng trở lại với tổng là 62.070.200 tăng 135% so với năm 2012. Đến năm 2014 tổng nguồn vốn tăng cao nhất 72.500.000 nghìn đồng nguyên nhân chủ yếu là do tăng lên nguồn hỗ trợ của Chính phủ và vốn huy động từ các hội viên phụ nữ 30.500.000 nghìn đồng. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng tổng nguồn vốn khá cao giai đoạn 2010-2012 trung bình là 11.15%, giai đoạn 2013-2014 là 76%. Chính phủ: 63% Tiết kiệm 31% Khác 6%

Tỷ lệ nguồn vốn huy động qua các năm 2010 -2014

Chính phủ Tiết kiệm Khác

Nguồn: Báo cáo Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo năm 2010-2014

Hình 3.2: Tỷ lệ nguồn vốn huy động qua các năm 2010 -2014

Nhìn vào Bảng 3.4 trên ta thấy nguồn vốn tự vận động từ thành viên chiếm tỷ lệ khá cao trung bình 31% so với tổng nguồn vốn huy động. Thông qua các tổ vay vốn tiết kiệm Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo đã huy động được nhiều chị em phụ nữ tham gia tạo

Sự tăng trưởng vốn huy động hằng năm của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo xuất phát từ nhu cầu về vốn của các thành viên tham gia Quỹ ngày càng tăng và Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo ngày càng mở rộng phạm vi cho vay do đó Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo cần phải khơi tăng nguồn vốn hoạt động của mình để đáp ứng nhu cầu vay vốn của thành viên. Đặc biệt trong năm 2013, sau nhiều năm nỗ lực hoạt động có hiệu quả Quỹ đã được chính phủ cấp thêm nguồn vốn để hoạt động nên số tiền huy động vốn của Quỹ tăng lên đột biến, tạo điều kiện cho Quỹ có thêm nguồn vốn để phát trển thêm các thành viên và hỗ trợ được nhiều chị/em hội viên có thêm thu nhập, tạo việc làm và dần dần thoát nghèo.

Hình thức thực hiện: ngoài nguồn vốn huy động từ Chính phủ, các tổ chức

chính phủ thì Quỹ còn huy động nguồn vốn từ các thành viên tham gia Quỹ. Thông qua sản phẩm tiết kiệm nhằm mục đích tạo dựng thói quen tiết kiệm cho thành viên giúp cho thành viên lập kế hoạch trong cuộ sống đồng thời tạo nguồn bảo lãnh vốn vay cũng như tạo nguồn tại chỗ nhằm phát huy nguồn lực của Quỹ.

Để xây dựng vốn tự có và giáo dục thói quen tiết kiệm, Quỹ yêu cầu mọi thành viên tham gia tiết kiệm phải đóng tiết kiệm 20.000đ/tháng, tiết kiệm bắt buộc có lãi suất 0.1%/tháng và có thể rút ra sau khi thành viên đạt số dư tối thiểu theo quy định hoặc khi thành viên không còn tham gia Quỹ.

Các tổ thực hiện đóng tiết kiệm theo một mức đồng nhất trong tổ, tối thiểu là 20.000đ/thành viên/tháng. Tính đến năm 2014, các thành viên chủ yếu thực hiện đóng tiết kiệm tối thiểu 20.000đ/tháng chiếm 85%, số lượng thành viên đóng trên 20.000đ/tháng chiếm 15% tổng số thành viên. Trong 5 năm Quỹ đã thành lập được 958 tổ vay vốn tiết kiệm. Tính đến cuối năm 2014 toàn Quỹ hiện có 1.231 tổ vay vốn tiết kiệm với 37.600 thành viên. Nhờ vậy nguồn vốn tự vận động trong hội viên liên tục được duy trì và phát huy. Tốc độ tăng trưởng tiết kiệm trong 5 năm trung bình là 7%. Các nguồn vốn này đã kịp thời hỗ trợ vốn đến cho các thành viên của Quỹ.

Hiện tại Quỹ chưa được cấp phép hoạt động theo quy định của tổ chức tài chính vi mô vì vậy Quỹ mới có sản phẩm tiết kiệm bắt buộc và chưa được huy động tiết kiệm tự nguyện. Do vậy nghiệp vụ huy động vốn của Quỹ chưa huy động hết tiềm lực hiện có của các thành viên tại địa bàn hoạt động. Do vậy Quỹ cần sớm chuyển đổi theo hướng chuyên nghiệp hóa để có thể huy động được tiềm lực vốn có của thành viên.

Trong tương lai gần khi Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo được cấp phép hoạt động theo nghị định 28/2005/NĐ-CP, Nghị định 165/2007/NĐ-CP của chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ chức tài chính vi mô tại Việt Nam, Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo dự định đưa ra một số sản phẩm tiết kiệm tự nguyện toàn diện với đối tượng hưởng lợi không chỉ là khách hàng của Quỹ mà cả những phụ nữ nghèo ở cộng đồng (không vay vốn của Quỹ). Đơn vị: tỷ đồng 0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 2010 2011 2012 2013 2014 Thành viên tham gia Dư nợ tiết kiệm

(Nguồn: Theo báo cáo Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo năm 2010 - 2014)

Năm 2013-2014, số khách hàng tham gia Quỹ tăng đột biến (26.091 thành viên) do Quỹ được chính phủ cấp thêm nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu của các thành viên vay vốn. Do đó, số tiền tiết kiệm huy động được từ thành viên cũng tăng nhanh, dư nợ tiết kiệm năm 2014 tăng 17% so với năm 2013. Đặc biệt, phong trào tiết kiệm đã được toàn thể thành viên các tổ, cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, cán bộ Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo đồng loạt hưởng ứng. Số tiền huy động được đã giúp cho gần 4000 thành viên hội phụ nữ nghèo tiếp cận với nguồn vốn.

Như vậy ta thấy tỉ lệ vốn huy động/vốn vay tăng dần qua các năm. Điều đó chứng tỏ Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo đang từng bước phát huy sức mạnh tiềm lực từ các thành viên trong hoạt động huy động vốn của mình. Đạt được điều này là nhờ sự nỗ lực mạnh dạn của hội Ban giám đốc đã có kế hoạch kinh doanh linh hoạt và phù hợp trong việc huy động vốn. Đây cũng là kết quả tốt mà Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo đã đạt được trong thời gian qua. Vì vậy đã phàn nào chủ động được vốn để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành viên. Tuy nhiên nguồn vốn huy động được từ tiết kiệm của thành viên chỉ chiếm mưc nhỏ có 31% trong tổng tổng nguồn vốn huy động được, còn nguồn vốn do Chính phủ cấp vẫn chiếm phần lớn tới 63%. Do đó, để có thể huy động được nhiều vốn hơn nữa cho hoạt động Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo cần tiến hành một số biện pháp như:

Đa dạng hoá các hình thức huy động

Áp dụng lãi suất khuyến khích khi huy động vốn đối với các tổ vay vốn có mức gửi tiền tiết kiệm cao và trong thời gian dài, nghĩa là trong cùng một thời gian gửi tiền với số tiền lớn sẽ có mức lãi suất cao hơn gửi món tiền nhỏ.

Tăng cường tiếp cận với đối tượng không tham gia vay vốn mà chỉ có nhu cầu tham gia gửi tiết kiệm

Nhân viên giao dịch tiếp xúc với khách hàng phải năng động, sáng tạo, thân

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo (Trang 45)