dự án khác
Sự hoạt động riêng biệt hay chồng chéo, đan xen về phương thức cho vay giữa các chương trình, dự án tín dụng làm cho các hoạt động cho vay hỗ trợ người nghèo đạt hiệu quả không cao. Vì vậy cần phải kết hợp các chương trình này lại với nhau sao cho nâng cao hõn nữa hiệu quả của các hoạt động cho vay hỗ trợ người nghèo trong công tác xóa đói, giảm nghèo tại địa phương. Sự tập trung vào các tổ chức, cơ quan quản lý có chuyên môn nghiệp vụ tín dụng sẽ giúp cho hoạt động cho vay hỗ trợ người nghèo chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Việc kết hợp đầu tư thông qua các chương trình lồng ghép cũng là sự kết hợp mang lại hiệu quả và hỗ trợ rất đắc lực cho công tác xóa đói, giảm nghèo. Thông qua các đòn bẫy tín dụng thúc đẩy các phong trào phát triển kinh tế, đời sống nông dân và nông thôn, hạn chế được nguyên nhân gây đói nghèo, giúp công tác giảm nghèo hiệu quả quả hơn. Vì vậy, cần chú ý hơn nữa việc thực hiện các chương trình lồng ghép, kết hợp giữa các chương trình, dự án với nhau. Chẳng hạn, một số lĩnh vực cụ thể như:
+ Đầu tư lồng ghép với chương trình dân số và kế hoạch hóa gia đình, nhằm thông qua đòn bẩy tín dụng để thúc đẩy chương trình phát triển, hạn chế sinh đẻ, giải quyết được một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo.
+ Đầu tư lồng ghép với chương trình phụ nữ “nuôi con khỏe, dạy con ngoan”,
“phụ nữ xây dựng gia đình hạnh phúc”, “5 không, 3 sạch”, nhằm thông qua đòn bẩy
tín dụng để thúc đẩy phụ nữ chăm lo xây dựng gia đình hạnh phúc, dạy dỗ con tiến bộ để sau này trở thành người có ích. Từ đó, góp phần thúc đẩy đời sống xã hội phát triển,
+ Đầu tư lồng ghép với phong trào “nông dân sản xuất giỏi”, nhằm thông qua
đòn bẩy tín dụng để thúc đẩy nông dân sản xuất giỏi, làm động lực cho sự phát triển kinh tế, đời sống nông dân và nông thôn, hạn chế phát sinh đói nghèo. Phương thức đầu tư cho các chương trình lồng ghép là ký hợp đồng liên tịch với các ngành, hội, đoàn thể có liên quan, qui định rõ trách nhiệm của mỗi bên để thực hiện chương trình và đầu tư tín dụng.