viên phụ nữ nghèo
Thiếu kiến thức là lý do ảnh hưởng đến hiệu quả vay vốn của hội viên phụ nữ nghèo. Để các hội viên phụ nữ nghèo sản xuất kinh doanh có hiệu quả và trách được rủi ro, giúp các hội viên phụ nữ nghèo nắm được cách làm, cách sử dụng và quản lý tốt đồng vốn trong sản xuất kinh doanh trong điều kiện kinh tế thị trường thì cần phải nâng cao trình độ nhận thức, hiểu biết khoa học kỹ thuật của các hội viên phụ nữ nghèo. Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo cần phải kết hợp với cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư các cấp cần hính quyền cơ sở, đoàn thể địa phương tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật và kiến thức quản lý, cả về thị trường cho hội viên phụ nữ nghèo. Cần giúp cho các hội viên phụ nữ nghèo nắm vững các kiến thức khoa học kỹ thuật, đặc biệt kỹ thuật làm tăng năng suất lao động. Tuy nhiên cần chú ý đến mục đích vay của các hội viên phụ nữ nghèo để đáp ứng kiến thức mà họ đang cần nhằm giúp cải thiện kết quả sản xuất, tăng hiệu quả sử dụng vốn vay của hội viên phụ nữ nghèo và làm cho kết quả giảm nghèo bền vững hơn. Việc kết hợp cho vay vốn với những chương trình khuyến nông, lâm, ngư sẽ hạn chế rủi ro trong đầu tư, giúp phụ nữ nghèo sử dụng vốn hiệu quả góp phần tích cực vào giảm nghèo bền vững.
KIẾN NGHỊ
Về sản phẩm: Hiện tại Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo chưa được cấp phép hoạt động theo quy định của tổ chức tài chính vi mô (số 28/2005/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2005) vì vậy Quỹ mới chỉ có sản phẩm tiết kiệm bắt buộc và chưa được huy động tiết kiệm tự nguyện từ thành viên. Do vậy, nhằm huy động tối đa tiềm lực hiện có của các thành viên tại địa bàn hoạt động ngoài việc Quỹ cần sớm chuyển đổi theo hướng chuyên nghiệp hóa để có thể huy động được tiềm lực vốn có của thành viên. Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo đề xuất Bộ tài chính, Ngân hàng nhà nước có cơ chế phù hợp để cho phép Quỹ được huy động tiết kiệt tự nguyện từ thành viên để đáp ứng nhu cầu vay vốn của các chị em phụ nữ nghèo.
Về đối tượng cho vay, hiện tại Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo đang hoạt động theo Quyết định số 66/QĐ- BTC ngày 31 tháng 7 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài chính nên đối tượng cho vay được quy định là: phụ nữ nghèo, cận nghèo. Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy không chỉ phụ nữ nghèo, cận nghèo cần được tiếp cận nguồn vốn của Quỹ mà còn có cả các đối tượng phụ nữ đơn thân, khuyết tật, phụ nữ đã thoát nghèo nhưng chưa bền vững và có khả năng tái nghèo cao, phụ nữ chịu ảnh hưởng của chất độc màu da cam, phụ nữ mại dâm hoàn lương... cũng cần được sự hỗ trợ vốn vay của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo. Do đó, Quỹ kiến nghị, đề xuất Ngân hàng nàh nước, Bộ Tài chính cho phép Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo được mở rộng đối tượng cho vay với những đối tượng đã nếu trên.
Nhà nước, Chính phủ tiếp tục quan tâm và hỗ trợ nguồn lực vốn vay cho Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo để Quỹ có thêm nguồn vốn cung cấp tới các thành viên.
Ngân hàng nhà nước, Bộ tài chính tiếp tục quan tâm chỉ đạo hướng dẫn giúp đỡ về chuyên môn nghiệp vụ cho Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo, tổ chức các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ nhân viên của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo.
Ngân hàng nhà nước tiếp tục xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy với tinh thần khẩn trương, chất lượng vừa tuân thủ pháp luật, vừa phải đảm bảo các yêu cầu đặt ra của cuộc sống, tháo gỡ các vướng mắc, giảm bớt các thủ tục phiền hà, không cần thiết nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu an toàn hoạt động, nâng cao quyền tự chủ cho các Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo.
Ngân hàng nhà nước ban hành hệ thống cơ chế, quy chế tạo hành lang pháp lý đáp ứng được yêu cầu, một mặt vừa nâng cao trách nhiệm và quyền hạn tự chủ cho các Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo đối với các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, hạn chế và đi đến xoá bỏ sự can thiệp trái phép đối với quyền quyết định các khoản vay của các Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo.
KẾT LUẬN
Xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, nguồn vốn cho vay của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo đóng vai trò rất quan trọng và là một công cụ tài chính của chính phủ giúp xóa đói, giảm nghèo trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Tín dụng nói chung hay các khoản cho vay nhỏ của Quỹ nói riêng, đối với hộ nghèo là một trong những yếu tố vật chất quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình xóa đói giảm nghèo.
Việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hơn nữa đối với việc quản lý tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo tại các chi nhánh là việc làm có ý nghĩa rất thiết thực.
Qua nghiên cứu những lý luận khoa học kết hợp với thực tiễn, luận văn đã hoàn thành được một số vấn đề: hệ thống hóa lý luận về quản lý hoạt động tín dụng, sự cần thiết của hoạt động quản lý tín dụng và vai trò, tầm quan trọng của tín dụng đối với kinh tế và xã hội. Luận văn đã nêu lên khái quát về tình hình huy động tín dụng và cho vay tín dụng, phân tích thực trạng huy động và cho vay vốn cũng như hoạt động kiểm soát, kiểm tra giám sát tại Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo; đánh kết quả đạt được từ các hoạt động trên cũng như tác động giảm nghèo của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo đối với các địa bàn Quỹ đang hoạt động, nêu lên được những tồn tại và nguyên nhân trong 5 năm (2010 - 2014), và dựa trên định hướng hoạt động của Quỹ để từ đó làm cơ sở đưa ra các giải pháp thực hiện cho thời gian tới.
Từ những kết quả nghiên cứu được nêu trong luận văn, tác giả mong muốn góp thêm những ý kiến để nâng cao hơn nữa hiệu quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo góp phần thực hiện thành công chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Kim Anh, Lê Thanh Tâm (2013), Mức độ bền vững của các tổ chức
tài chính vi mô Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị, Nhà xuất bản Giao thông
Vận tải.
2. Nguyễn Kim Anh, Ngô Văn Thứ, Lê Thanh Tâm, Nguyễn Thị Tuyết Mai
(2013) Tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam – Kiểm định và so sánh, Nhà xuất
bản thống kê.
3. Võ Khắc Cường, Trần Văn Hoàng (2013) “Những vấn đề kinh tế & tăng
trưởng” Tài chính vi mô tại một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm nhằm
hạn chế đói nghèo tại Việt Nam, Tạp chí Phát triển và hội nhập.
4. Trần Huy Hoàng (2007), Quản trị ngân hàng, Nhà xuất bản Lao động và Xã
hội.
5. Hà Hoàng Hợp, Nguyễn Minh Hương, Ngô Thị Minh Hương (2003), Việt
Nam sau khi gia nhập WTO: Tài chính vi mô và tiếp cận tín dụng của người nghèo ở nông thôn, Báo cáo Trung tâm Phát triển và Hội nhập.
6. Đào Văn Hùng (2005), Phát triển hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam, Nhà
xuất bản Lao động và Xã hội.
7. Đỗ Quế Lương (2001), Phát triển hoạt động tài chính vi mô ở Việt Nam, nhà
xuất bản Lao động và xã hội
8. Sử Đình Thành, Vũ Thị Minh Hằng (2006), Nhập môn tài chính – tiền tệ,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
9. Ngân hàng nhà nước Việt Nam & nhóm công tác tài chính vi mô Việt Nam
(2012), Tài chính vi mô bền vững & biến đổi khí hậu tại Việt Nam, Báo cáo hội thảo về tài chính vi mô lần thứ IV.
10. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (2010, 2011, 2013, 2014), Báo cáo tổng kết.
11. Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo (2010, 2011, 2013, 2014), Báo cáo thường niên.
12. Các Nghị định Chính phủ: số 28/2005/NĐ-CP ngày 9 tháng 3 năm 2005; số 165/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2007; số 78/2002/NĐ-CP ngày 4 tháng 10 năm 2002; Quyết định 2195/QĐ-TTg ngày 6 tháng 12 năm 2001 quyết định về Phê duyệt và phát triển hệ thống tài chính vi mô tại Việt Nam đến năm 2020 và một số Nghị định, Quyết định khác Website: 13. http://www.hoiphunu.org.vn 14. http://www.gso.gov.vn 15. http://www..org.vn 16. http://www.tymfund.org.vn 17. http.//www.thuvienphapluat.vn
PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1
PHỤ LỤC 2 BẢNG CÂU HỎI
(Phục vụ đề tài ‘‘Quản lý hoạt động tín dụng Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo‘‘
- Dành cho cấp quản lý)
Họ và tên cán bộ được phỏng vấn:...
Chức vụ: ...Độ tuổi: ...
Giới tính: ... Trình độ học vấn: ...
Trình độ lý luận chính trị: ...Cơ quan:...
Thâm niên công tác: ... năm. Vị trí chuyên môn nghiệp vụ:...
Ngày phỏng vấn... Mã số...
Anh/chị hãy điền thông tin vào những câu hỏi sau: 1. Những thuận lợi trong hoạt động cho phụ nữ nghèo vay vốn, thu tiết kiệm là gì?...
...
2. Anh/chị cho biết khó khăn và nguyên nhân cảu hoạt động trên là gì? ...
...
3. Anh/chị cho biết ý kiến về hoạt động quản lý tín dụng hiện nay của đơn vị anh/chị đang làm việc:
Nhận xét Sản phẩm
Ý kiến
đồng ý
Thời gian thẩm định món vay lâu Vốn vay
Thiếu thời gian thẩm định trước và sau khi phát vốn
Vốn vay
Khách hàng sử dụng vốn sai mục đích
Vốn vay
Lượng vốn vay không đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng
Vốn vay
Quy trình giải ngân, chi tiền chưa chặt chẽ
Vốn vay, tiết kiệm
Quy trình thu tiền phức tạp, phiền hà tới khách hàng
Vốn vay, tiết kiệm
4. Xin anh/chị cho biết để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng thì:
Khách hàng/thành viên cần phải làm gì:...
...
Nhà nước cần phải làm gì: ...
...
Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo cần phải làm gì:...
...
PHỤ LỤC 3
BẢNG CÂU HỎI
(Phục vụ đề tài ‘‘Quản lý hoạt động tín dụng Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo‘‘ - Dành cho khách hàng)
Họ và tên khách hàng/thành viên được phỏng vấn:...
Độ tuổi: ...Giới tính: ...
Mã Thành viên: ... thuộc đối tượng:...
Số năm tham gia vay vốn tại Quỹ:...Nghề nghiệp:...
Địa chỉ:...
1. Hiện nay bà/chị có đang vay vốn từ các tổ chức khác không? Nếu có, tổ chức nào? Mức vốn đang vay của tổ chức trên? Lãi suất? ...
2. Có ai đến gia đình bà/chị hỏi về việc vay vốn không?
3. Ai là người phát vốn cho chị? Hàng tháng chị nộp tiền gốc, lãi cho ai?
4. Hiện nay chị đang vay mấy loại vốn của Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo:
Mức vốn vay Lãi suất Thời hạn
Mục đích vay: 1. Sản xuất nông nghiệp/thủy sản, 2: Thủ công nghiệp, 3 Buôn bán, 4: Y tế, 5: Sửa nhà, mua sắm, 6: Trả nợ cũ.
Hình thức
hoàn trả
triệu
5-7 triệu
7-10 triệu
5. Xin bà/chị cho biết thêm ý kiến về:
Đánh giá
Sản phẩm
Vốn vay Tiết kiệm Tương trợ vốn vay
1.Mức tiền - Còn thiếu - Vừa đủ 2.Lãi suất Cao Vừa phải Thấp 3.Thời hạn vay Ngắn Vừa phải Dài 4.Hình thức hoàn trả Hợp lý Không hợp lý 5.Thủ tục vay Khó khăn/rường rà
Dễ dàng/đơn giản
6. Theo ông/bà các sản phẩm sau nên như thế nào?
Sản phẩm Đề nghị Vốn vay Mức vốn vay Lãi suất Thời hạn Thủ tục vay
Phương thức thanh toán
Tiết kiệm
Mức đóng tiết kiệm
Lãi tiết kiệm
Hình thức đóng tiết kiệm
Tương trợ vốn vay
Mức đóng
Quyền lợi được hưởng
7. Xin bà/chị cho biết tác động của nguồn vốn đối với cuộc sống gia đình ông/bà như thế nào?
Cải thiện Không thay đổi Tệ hơn trước
Lý do:...
8. Xin bà/chị cho biết để sử dụng nguồn vốn vay hiệu quả, đúng mục đích thì:
Khách hàng/thành viên cần phải làm gì: ...
...
Nhà nước cần phải làm gì: ...
...
Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo cần phải làm gì:...
... .