gồm cả tài sản không tham gia trực tiếp vào hoạt động tài chính như tài sản cố định. ROA là một chỉ tiêu quan trọng để phân tích khi nào cơ cấu của kỳ hạn cho vay và giá cho vay sẽ bị thay đổi.
Theo thông lệ quốc tế, ROA>2% là tổ chức tài chính vi mô đạt được mức độ hiệu quả tốt.
1.2.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tín dụng các Quỹ xã hội. hội.
1.2.7.1 Môi trườnng pháp lý
Các nhân pháp lý bao gồm các quy định, luật lệ, nghị định, chính sách kinh tế, chính sách thuế, các quy định về lãi suất của các tổ chức tài chính. Môi trường pháp lý ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động tín dụng của các Quỹ xã hội, các quy định về luật tổ chức tín dụng, về lãi suất cho vay, lãi suất huy động, tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro, xử lý rủi ro… được phép thực hiện các nghiệp vụ giống như hoạt động của ngân hàng cũng ảnh hưởng đến hoạt động quản lý tín dụng của các Quỹ xã hội.
Hiện nay, việc quản lý của nhà nước đối với các Quỹ xã hội còn thiếu đồng bộ, nhiều sơ hở chưa chặt chẽ đúng với chức năng của các Quỹ xã hội.
1.2.7.2. Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như các chính sách, cơ chế quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước, tổng sản phẩm quốc nội (GDP), yếu tố lạm phát, lãi suất, tỷ giá hối đoái, tiền lương, thu nhập… các yếu tố này có ảnh hưởng đến định hướng hoạt động quản lý tín dụng của các Quỹ xã hội.
Nhu cầu tín dụng trong nền kinh tế phụ thuộc rất nhiều vào sự tăng trưởng kinh tế. Khi nền kinh tế ổn định, môi trường kinh doanh thuận lợi, nhu cầu tiêu dùng tăng cao là cơ hội tốt cho các đối tượng của các Quỹ xã hội có nhu cầu tín dụng cao và rủi ro cũng thấp. Trái lại, nếu nền kinh tế trì trệ, lạm phát, thất nghiệp cao đầu tư không mang lại hiệu quả thì khách hàng không còn nhu cầu vay vốn nên hoạt động tín dụng của các Quỹ xã hội gặp khó khăn khả năng trả nợ của khách hàng cũng bị ảnh hưởng.
Ngoài ra hoạt động tín dụng của các Quỹ xã hội cũng bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế thế giới. Khi thị trường thế giới biến động mạnh thì cũng ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của khách hàng và ảnh hưởng đến việc hoàn trả của khách hàng.
1.2.7.3. Các nhân tố từ phía khách hàng
Người vay bị thất nghiệp nên không đảm bảo được mức thu nhập như đã dự kiến ban đầu.
Người vay gặp những sự cố bất thường trong cuộc sống
Người vay hoạch định ngân quỹ không chính xác, không dự tính được hết các khoản chi tiêu dẫn đến xác định sai thu nhập để có thể trả nợ cho Quỹ xã hội, kết quả kinh doanh của người vay gặp rủi ro và ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay. Nguyên dân do trình độ sản xuất kinh doanh còn kém, do những thay đổi bất ngờ ngoài ý muốn của các điều kiện kinh doanh hay những biến động về giá cả thị trường khách hàng sử dụng vốn sai mục đích không đúng với phương án kinh doanh đã đề ra hoặc sử dụng vốn vay vào những kế hoạch quá mạo hiểm, có rủi ro cao dễ dẫn đến không thể trả nợ cho khách hàng được. Tình trạng các khách hàng chiếm dụng vốn của nhau ở trên cùng một địa bàn dẫn đến không thể thanh toán được các món vay khi đến kỳ đáo hạn.
1.2.7.14. Trình độ phẩm chất của cán bộ
Khả năng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ tín dụng có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả của hoạt động tín dụng. Cán bộ tín dụng không chấp hành đúng quy trình cho vay, không tuân thủ đúng các chính sách tín dụng của Quỹ, làm việc thiếu tinh thần trách nhiệm, cố ý tham nhũng làm trái pháp luật thì sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng và ảnh hưởng đến uy tín của Quỹ xã hội.
Trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng cũng ảnh hưởng đến sự thành công của hoạt động tín dụng. Cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, có kỹ năng kinh nghiệm đánh giá xác đáng tính khả thi của món vay thì sẽ xác định được đúng năng lực thực sự của khách hàng.
Ngoài ra, cán bộ còn phải có sự hiểu biết về môi trường pháp luật, môi trường kinh tế xã hội, đường lối phát triển kinh tế của đất nước để từ đó có thể dự đoán được trước những biến động có thể xảy ra để tư vấn cho khách hàng xây dựng phương án kinh doanh phù hợp.
1.2.7.5 Chất lượng công tác thẩm định hồ sơ vay vốn
Cán bộ phải thẩm định hồ sơ vay vốn nhằm rút ra những kết luận chính xác về tính khả thi, khả năng trả nợ và những rủi ro có thể xảy ra của các phương án kinh doanh để từ đó đưa ra các quyết định về việc phê duyệt cho khách hàng vay vốn hay từ chối cho vay. Mặt khác, thẩm định hồ sơ vay vốn là cơ sở để Quỹ xã hội xác định số tiền cho vay, thời gian cho vay, lãi suất, mức thu nợ hợp lý, tạo điều kiện cho dự án hoạt động hiệu quả tối ưu. Việc thẩm định hồ sơ vay vốn cũng gắn trách nhiệm của các bên liên quan trong công tác quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ, vì trong trường hợp xảy ra nợ chậm trả, tùy theo nguyên nhân thì các bên liên quan (tổ trưởng, hội phụ nữ cấp xã, chính quyền địa phương cấp xã/thị trấn) đều phải vào cuộc xử lý các trường hợp trên.
Do đó công tác thẩm định hồ sơ vay vốn nếu được thực hiện một cách nghiêm túc, chặt chẽ, cẩn thận với chất lượng cao sẽ mang lại quyết định chính xác, hạn chế được rủi ro đảm bảo khả năng thu hồi vốn cho vay và lợi nhuận cho Quỹ xã hội. Trái lại nếu chỉ thẩm định một cách qua loa, hình thức, thiếu cẩn thận, thiếu trách nhiệm sẽ dẫn đến cho vay những dự án khả năng hoàn trả vốn thấp, nhất là những thành viên sẵn sàng vay vốn với lãi suất cao bởi vì kèm theo đó là những phương án đầu tư rủi ro cao. Những thành viên đó sẽ trở lên giàu có rất nhanh chóng nếu thực hiện thành công một công cuộc đầu tư rủi ro cao, nhưng nếu thất bại thì Quỹ xã hội sẽ không được thanh toán các khoản nợ đó.
Một sai lầm khác thường gặp khi thẩm định hồ sơ vay vốn là cán bộ thẩm định không thẩm định trực tiếp tại nhà thành viên mà chỉ thẩm định qua tổ trưởng tổ vay vốn và cho vay. Như vậy sẽ rất tiềm ẩn rủi ro vay hộ, vay ké, xâm tiêu, chiếm dụng vốn của Quỹ xã hội.
1.2.7.6. Kiểm soát nội bộ
Nếu cán bộ tín dụng không nắm vững và tuân thủ các quy định, quy trình, các chính sách và nguyên tắc hoạt động tín dụng của Quỹ xã hội thì sẽ gây tổn thất, ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Do đó, công tác kiểm soát nội bộ giúp cho cán bộ tín dụng làm đúng cơ chế, đúng pháp luật nếu có phát hiện sai sót, lệch lạc sẽ có biện pháp hạn chế hoặc ngăn ngừa tổn thất. Ngoài ra hoạt động kiểm soát nội bộ cũng góp phần cảnh báo các rủi ro có thể xảy ra, ngăn ngừa các phát hiện đó xảy ra cũng như đưa ra các giải pháp kịp thời để xử lý các vấn đề còn tồn tại trong quản lý tín dụng.
Qua hoạt động kiểm soát nội bộ cũng phát hiện ra các chính sách tín dụng không hợp lý, thể lệ quy trình nghiệp vụ cho vay có những sơ hở và còn chưa chặt chẽ. Do đó để hạn chế khách hàng lợi dụng những thiếu sót nhằm chiếm đoạt nguồn vốn của Quỹ xã hội thì cần tăng cường hệ thống kiểm soát nội bộ.
Ngoài kiểm soát hoạt động của khách hàng, cán bộ quản lý, hoạt động kiểm soát nội bộ cũng cần kiểm soát người bảo lãnh vốn vay của thành viên vì nếu người bảo lãnh thực hiện bảo lãnh cho nhiều thành viên trong cùng một thời điểm và không có khả năng thanh toán cho người vay khi người vay không có khả năng trả nợ. Vì vậy hoạt động kiểm soát nội bộ cũng ảnh hưởng rất nhiều đến quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ xã hội.
1.2.7.7 Sự phát triển của khoa học công nghệ
Công nghệ và khoa học kỹ thuật có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động quản lý tín dụng của các Quỹ hỗ trợ, nhất là trong thời đại khoa học công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay. Một Quỹ xã hội được sử dụng công nghệ tiên tiến được trang bị kỹ thuật phương tiện công nghệ hiện đại chất lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vay vốn. Đó cũng là tiền đề để các các Quỹ xã hội thu hút thêm khách hàng mở rộng tín dụng và giúp quản lý tín dụng hiệu quả hơn. Sự hỗ trợ của các phương tiện thông tin hiện đại còn giúp cho việc thu thập thông tin chính xác, nhanh chóng, công tác lập kế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng hiệu quả hơn cũng như có thể ngăn chặn các gian lận của khách hàng lợi dụng sơ hở của Quỹ xã hội để xâm tiêu, chiếm dụng vốn hoặc vay ké, vay hộ…