Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng của các Quỹ xã

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo (Trang 26 - 29)

các Quỹ xã hội

1.2.6.1 Các chỉ số đánh giá rủi ro cho vay

Tỷ lệ nợ quá hạn (PAR)

Dư nợ cho vay chậm trả trên 30 ngày

PAR>30 ngày = ---

Tổng vốn đầu tư cho vay

Chỉ tiêu này cho thấy khẳ năng thu hồi nợ của tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính vi mô (Quỹ xã hội) đối với các khoản vay của mình. Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng cho vay cũng như rủi ro cho vay. Nếu chỉ số PAR tăng cao thể hiện chất lượng dư nợ cho vay càng kém và hiệu quả quản lý hoạt động tín dụng yếu và tiềm ẩn rủi ro có khả năng xảy ra nợ xấu cao.

Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay

Nợ xấu là những khoản nợ quá hạn trên 90 ngày, mà không đòi được và không được tái cơ cấu. Tại Việt Nam nợ xấu bao gồm những khoản nợ quá hạn có hoặc không thể thu hồi, nợ liên quan đến các vụ án chờ xử lý và những khoản nợ quá hạn không được chính phủ xử lý rủi ro.

1.2.6.2 Một số chỉ số tài chính sử dụng đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của các Quỹ hỗ xã hội

Thứ nhất, chỉ số tự bền vững về hoạt động (Operational selfsustainability) hay còn được gọi là OSS.

Tỷ số tự bền vững về hoạt động (OSS) thể hiện mối quan hệ giữa hoạt động thu nhập và tổng chi phí (bao gồm cả khấu hao và dự phòng rủi ro). Các nhà tài trợ và nhà quản lý tổ chức tài chính vi mô sử dụng tiêu chuẩn này để đánh giá xem tổ chức tài chính vi mô đã tự trang trải được các chi phí hoạt động bằng thu nhập từ hoạt động hay chưa.

Thu nhập hoạt động

OSS = ---

Tổng chi phí hoạt động

Trong đó: Tổng chi phí hoạt động = Chi phí hoạt động + chi phí tài chính + Dự phòng mất vốn.

Tổ chức tài chính vi mô được coi là đảm bảo bền vững về hoạt động nếu OSS>100%, tuy nhiên thông lệ quốc tế cho thấy, để đạt độ bền vững hoạt động lâu dài thì OSS nên lớn hơn 120%.

Thứ hai, tự bền vững về tài chính (Financial selfsustainability) hay còn được gọi là FSS.

Tỷ số tự bền vững về tài chính (FSS) cũng đo lường xem mức độ thu nhập trang trải các chi phí hoạt động của tổ chức tài chính vi mô có điều chỉnh theo lạm phát và loại bỏ tác động của trợ cấp. Các điều chỉnh này nhằm làm rõ tình hình tài chính của một tổ chức tài chính vi mô sẽ như thế nào nếu không có các khoản trợ cấp, khi vốn được huy động trên thị trường thương mại thay vì nguồn viện trợ hoặc tài trợ ưu đãi của các nhà tài trợ, và khi tính tới chi phí từ lạm phát. FSS được tính bằng công thức sau:

Thu nhập hoạt động

FSS=---

Tổng chi phí hoạt động

Trong đó:

Tổng chi phí hoạt động được điều chỉnh = Chi phí hoạt động + Chi phí tài chính + Chi phí dự phòng mất vốn + Chi phí vốn

Chi phí vốn = (Tỷ lệ lạm phát * (Vốn tự có trung bình – Tổng tài sản cố định trung bình) + (Nợ trung bình * Lãi suất thương mại của các nguồn vốn nợ) – Chi phí tài chính thực tế)

Tương tự như OSS, tổ chức tài chính vi mô được coi là tự bền vững về tài chính nếu FSS>100%

Thứ ba, thu nhập ròng trên tổng tài sản bình quân (Return on Average Assets) hay còn được gọi là ROA

Chỉ tiêu này đo lường mức độ sinh lời trên tổng tài sản bình quân của Quỹ xã hội. ROA được tính bằng công thức sau:

Thu nhập ròng

ROA=---

Tổng tài sản bình quân

Trong đó: thu nhập ròng = (tổng thu - tổng chi) * (1- thuế suất thu nhập nếu có).

Tài sản bình quân được sử dụng, vì tổ chức sẽ được đo lường trên tổng các hoạt động tài chính, bao gồm các quyết định đầu tư tài sản cố định hay đất đai, nhà cửa (nói cách khác, sử dụng vốn vào mọi hoạt động đầu tư có thể sinh lời). Tỷ lệ này càng cao,

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo (Trang 26 - 29)