Một số bài học kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng cho Quỹ Hỗ trợ phụ nữ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo (Trang 37 - 39)

trợ phụ nữ nghèo

Từ những bài học kinh nghiệm về quản lý hoạt động tín dụng của ngân hàng Grameen Bangladesh, nhóm tương hỗ Châu Mỹ La tinh, Quỹ hỗ trợ vốn cho lao động nghèo tự tạo việc làm (Quỹ CEP), Tổ chức tài chính Quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn

một thành viên Tình thương (Quỹ TYM) rút ra những bài học kinh nghiệm đối với Quỹ Hỗ trợ Phụ nữ nghèo:

Các ngân hàng/Quỹ hỗ trợ trên đều có mục tiêu và chính sách hoạt động: thương mại hay xã hội; lợi nhuận hay phi lợi nhuận. Dù mục tiêu, tính chất là gì thì tổ chức tài chính vi mô vẫn là phương tiện hữu hiệu để giảm nghèo, có thể thích ứng và phát triển theo cơ chế thị trường.

Các tổ chức tài chính nói trên đã phần nào phản ánh sự đa dạng trong cấu trúc tổ chức, hoạt động tín dụng, quản lý vốn vay và phát triển sản phẩm cũng như phát triển tổ chức. Về phương pháp cho vay: các tổ chức trên đều cho vay theo nhóm/cụm và có sự ràng buộc trách nhiệm giữa các thành viên trong nhóm/cụm. Vì vậy cần thúc đẩy để tạo nên các nhóm liên đới trách nhiệm, cung cấp cho đơn vị quản lý kiến thức về khả năng quản lý sổ sách, giám sát món vay tới từng thành viên của nhóm... từ đó tổ chức hạch toán vay theo từng nhóm chứ không tới từng thành viên nữa.

Để tổ chức Quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo đến được với những người nghèo khó nhất dưới đáy xã hội, cần khuyến khích mô hình tài chính phi lợi nhuận bên cạnh mô hình tài chính thương mại. Mặt khác cho hộ nghèo vay gặp rất nhiều rủi ro, rủi ro về nguồn vốn. Do vậy cần có sự giúp đỡ của nhà nước phải có chính sách cấp bù những khoản tín dụng bị rủi ro mất vốn, bất khả kháng mà không thu hồi được. Ngoài ra, Nhà nước có thể nâng đỡ người nghèo thông qua chính sách miễn, giảm thuế cho các tổ chức tài chính phi lợi nhuận mà không cần trợ cấp.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo (Trang 37 - 39)