Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng ở một số Quỹ xã hội tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo (Trang 35 - 37)

Nam

1.3.2.1 Kinh nghiệm quản lý hoạt động tín dụng của Quỹ hỗ trợ vốn cho lao động nghèo tự tạo việc làm (CEP) Tp. Hồ Chí Minh

Mục đích: giúp người lao động nghèo tự tổ chức các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ bằng số vốn nhỏ ban đầu do Quỹ tài trợ và có hoàn lại.

Đối tượng: ưu tiên phục vụ người nghèo, tập trung vào đối tượng nữ và cung cấp trực tiếp các dịch vụ tài chính và phi tài chính cho khách nhàng. Khách hàng được chia làm ba nhóm: nghèo nhất, nghèo và tương đối nghèo

Tại thời điểm năm 2014 mạng lưới phục vụ củ Quỹ CEP có 32 chi nhánh, 492 nhân viên, nguồn vốn đầu tư cho vay 1.824 tỷ đồng, số khách hàng là 12,2 triệu khách

Sản phẩm cho vay: gồm sản phẩm cho vay tạo thu nhập cơ bản, vay cải thiện nhà ở, vay cải thiện môi trường, xây nhà cho người lao động tái định cư.

Lãi suất đối với cán bộ công nhân viên chức là 0.9%, đối với người dân lao động là 1%/tháng.

Sản phẩm tiết kiệm: Các thành viên vay vốn đều phải đóng tiết kiệm bắt buộc. Tỷ lệ tiết kiệm là 1% trên tổng số vốn vay đối với tất cả các đối tượng. Ngoài ra thành viên còn có thể tham gia đóng sản phẩm tiết kiệm tự nguyện.

Quy trình cho vay vốn tại như sau:

Nhân viên tín dụng giới thiệu chương trình cho vay đến chính quyền địa phương tại khu vực có nhu cầu, kết hợp chọn lọc ra những khách hàng mục tiêu, ưu tiên phụ nữ nghèo. Sau đó cán bộ tín dụng sinh hoạt tập huấn cho các đối tượng này về tổ chức, phương thức cho vay, chia nhóm, lựa chọn nhóm trưởng, phát đơn và hướng dẫn thành viên làm thủ tục vay.

Cán bộ tín dụng đến tận nhà thành viên để khảo sát thực tế, quyết định mức cho vay và hoàn thiện hồ sơ khách hàng. Sau khi có quyết định cho vay của cấp trên, cán bộ tín dụng phát vốn trực tiếp đến từng khách hàng.

Hàng tuần/tháng cán bộ tín dụng đến thu tiền tại nhà cụm trưởng đồng thời kiểm tra việc sản xuất kinh doanh của khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả hay không.

1.3.2.2 Tổ chức tài chính Quy mô nhỏ trách nhiệm hữu hạn một thành viên Tình thương (Quỹ TYM)

Sứ mệnh của Quỹ TYM: nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống và cải thiện địa vị cho phụ nữ nghèo, nghèo nhất và gia đình họ thông qua các dịch vụ tài chính phù hợp cho các nhóm phụ nữ ở cộng đồng.

Về sản phẩm: Vốn vay thiết kế trên nguyên tắc không cần thế chấp, không tạo ra gánh nặng hoàn trả, đảm bảo cho người nghèo tập dượt kỹ năng quản lý sử dụng vốn hiệu quả. Mức vay tối thiểu là 1.000.000 đồng. Hình thức hoàn trả hàng tuần.

Sản phẩm tiết kiệm: sản phẩm tiết kiệm bắt buộc tối thiểu 10.000đ/tuần, ngoài ra TYM cũng có sản phẩm tiết kiệm tự nguyện.

Quỹ tương trợ: được xây dựng nhằm mục đích xây dựng tinh thần tương ái giữa các chị em trong Quỹ TYM.

Ngoài ra còn có sản phẩm phi tài chính như đào tạo kiến thức, kỹ năng cho thành viên.

Phương thức cho vay: các thành viên vay vốn được tập hợp thành một cụm gồm 30 - 40 thành viên, do cán bộ cụm lãnh đạo bao gồm: cụm trưởng, thư ký và thủ quỹ cụm. Hàng tuần họp cụm để trao đổi thông tin cũng như hoàn trả gốc lãi vốn vay và đóng tiết kiệm. Tất cả các dịch vụ của TYM đều được thực hiện tại cụm: xét duyệt đơn vay vốn, thu tiền gốc, lãi, tiết kiệm. Cụm cũng là nơi để các thành viên trao đổi kinh nghiệm, thông tin về sản xuất kinh doanh; để cán bộ TYM và các chuyên gia bên ngoài phổ biến, đào tạo kiến thức về gia đình, giới và các hoạt động xã hội.

Tính đến hết quý I năm 2015, toàn TYM có hơn 106.000 thành viên, tổng dư nợ vốn vay đạt trên 782 tỷ đồng, tỉ lệ hoàn trả là 99,98%; số dư tiết kiệm đạt 422 tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo Quỹ TYM quý I – 12015)

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động tín dụng của quỹ hỗ trợ phụ nữ nghèo (Trang 35 - 37)