8. Cấu trúc của luận văn
1.3.7. Quản lý bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Ở mọi lĩnh vực, con người là nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại trong việc tổ chức thựchiện các quyết định QL.
Đặc biệt đối với GD thì GV là nhân tố quyết định chất lượng của sản phẩm GD.
Bồi dưỡng đội ngũ GV vừa là mục tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển bền vững của nhà trường. Đây là yêu cầu thường xuyên, liên tục và là giải pháp then chốt góp phần tích cực thực hiện sự nghiệp đổi mới GD phố thông.
Nội dung QL vến đề này bao gồm:
- Bồi dưỡng thường xuyên theo chu kì chương trình của Bộ GD&ĐT, bồi dưỡng chuấn hoá và bồi dưỡng nâng cao trình độ.
- Với nghề dạy học, việc bồi dưỡng CM nghiệp vụ cho đội ngũ GV là một yêu cầu thường xuyên và liên tục. Nội dung chủ yếu của hình thức bồi dưỡng này là cập nhật kiến thức, hướng dẫn rèn luyện kĩ năng trong các môn học, hướng dẫn đổi mới phương pháp và hình thức tố chức dạy học.
- Việc đào tạo chuẩn hoá và nâng chuẩn đội ngũ GV là yêu cầu cấp bách nhằm đáp ímg nhu cầu giảng dạy trong giai đoạn hiện nay.
- Muốn QL bồi dưỡng đội ngũ GV, người CBQL phải chủ động xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ GV, người CBQL phải chủ động xây dựng chương trình, kế học bồi dưỡng hợp lý để từng bước nâng cao năng lực CM, nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ GV thuộc đơn vị mình QL.
Để QL tốt phương tiện và các điều kiện hỗ trợ hoạt động giảng dạy hiệu trưởng cần đảm bảo cho GV có đủ phương tiện giảng dạy bằng việc khai thác triệt đê các nguồn cung cấp và hàng năm cần có kế hoạch mua sắm, bổ sung trang thiết bị dạy học, đồng thời tăng cường tố chức khai thác, sử dụng các phương tiện phục vụ cho công tác giảng dạy. Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ CM tổ chức các chuyên đề về sử dụng các phương tiện dạy học, thi sử dụng đồ dùng dạy học. Hiệu trưởng chỉ đạo cụ thể cho việc sử dụng thiết bị dạy học thành nề nếp và tự giác của GV. Việc sử dụng thiết bị dạy học của GV phải được kiểm tra, đánh giá và có hình thức khen thưởng kịp thời. Đồng thời chỉ đạo tổ chức, kiểm kê, đánh giá, kiêm tra việc GV sử dụng, bảo quản và bổ sung TBDH.
1.4. Các yếu tố tác động đến công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường tiểu học
1.4.1. Vai trò chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chỉnh quyền
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách phát triển giáo dục, trong đó đặc biệt quan tâm đến vấn đề quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng dạy học và chuấn hoá đội ngũ giáo viên. Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “ Phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh ứiần của người Việt Nam; phát triển đội ngũ giáo viên, coi trọng chất lượng và đào tạo sư phạm, cải thiện chế độ đãi ngộ. Bảo đảm về cơ bản đội ngũ giáo viên đạt chuấn quốc gia và tỷ lệ giáo viên so vói học sinh theo yêu cầu từng cấp học”.[6]
Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu: “ Đổi mới cơ cấu tổ chức, cơ chế quản lý, phương pháp quản lý giáo dục theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá”.
Chỉ thị số 40 CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã chỉ rõ: “ Tố chức điều tra, đánh giá đúng thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, về tình hình tư tưởng, đạo đức, trình độ chuyên môn
nghiệp vụ, phương pháp giảng dạy, năng lực quản lý trong nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục các cấp”.[7]
Trên cơ sở kết quả điều tra, căn cứ vào chiến lược phát triển giáo dục, Bộ giáo dục và đào tạo, ƯBND các tỉnh, thành phó tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, đảm bảo đủ số lượng, nâng cao chất lượng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn, đáp ímg yêu cầu của thời kỳ mới.