8. Cấu trúc của luận văn
1.4.2. Sự điều hành, quản lý của cơ quan giáo dục cấp trên
Rà soát, bố trí, sắp xếp lại những giáo viên không đáp ứng yêu cầu bằng các giải pháp thích hợp như: Luân chuyển đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ, giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi, bố trí lại công việc phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ, đồng thời bố sung kịp thời lực lượng giáo viên đê có đủ điều kiện và năng lực đê tránh sự hụt hẫng. Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục trong các cơ sở giáo dục theo hướng chuyên nghiệp hoá.
Giải pháp đổi mới quản lý giáo dục trong Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 nêu rõ: "Đổi mới cơ bản tư duy và phương pháp quản lý giáo dục theo hướng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phân cấp mạnh mẽ nhằm phát huy tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các địa phương, của các co sở giáo. Theo quy định của nhà nước; Phòng Giáo dục là cơ quan chuyên môn trực thuộc ƯBND huyện có nhiệm vụ tham mưu cho ƯBND huyện và trực tiếp quản lý chỉ đạo phát triến sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện, trong đó có giáo dục tiểu học và HĐDH ở các trường tiểu học. Căn cứ quy định, để
1.4.3. Sự phối hợp của các lực lượng xã hội tham gia vào phát triến giáo dục
Trong sự phát triển nguồn nhân lực cho đất nước đang đổi mới hiện nay, rõ ràng nối lên yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng người lao động, đào tạo nhân tài, đào tạo con người có nhân cách phù hợp với xã hội mới. Đê hình thành được những con người như vậy cần có sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ và hỗ trợ giữa ba môi trường giáo dục : gia đình - nhà trường và xã hội, tác động mạnh vào việc phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ em. Muốn tạo ra mối hên kết chặt chẽ đó, nhà trường cần phải phát huy vai trò trung tâm, tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục của gia đình và các lực lượng trong xã hội.
Để thống nhất và tập họp được sức mạnh của toàn xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy giáo dục của toàn thể cán bộ giáo viên trong nhà trường. Mặt khác, phải phối hợp chặt chẽ với gia đình, với các tố chức xã hội hướng vào một số công việc cụ thể sau đây:
- Đưa nội dung, mục tiêu giáo dục trong nhà trường vào các tổ chức xã hội trong địa phương như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, câu lạc bộ những người cao tuổi...nhằm thống nhất định hướng tác động đối với quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
- Phối hợp với địa phương tổ chức cho học sinh tham gia tích cực vào các hoạt động văn hóa xã hội như: xóa đói giảm nghèo, dân số kế hoạch hóa gia đình, đền ơn đáp nghĩa, xây dựng gia đình văn hóa mới...nhằm góp phần cải tạo môi trường gia đình và xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
- Giúp địa phương theo dõi tiến trình, đánh giá kết quả của việc giáo dục thanh thiếu niên, phân tích các nguyên nhân, đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả và sự phối họp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục.
Nhà trường cũng cần phải tích cực và mạnh dạn hon nữa trong việc vận động các tố chức đoàn thể xã hội, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài địa phương hỗ trợ cho các hoạt động giáo dục, hoạt động tăng cường cơ sở vật chất của trường.
Kết luận chương 1
Nước ta đang tiến hành sự nghiệp đổi mới và phát triển GD, vấn đề trên đã đặt ra cho GD những cơ hội và thách thức mới. Qua nghiên cứu và hệ thống hoá cơ sở lý luận về QL, QLGD, QL trường học, QL hoạt động dạy học ở các trường tiếu học, chúng tôi nhận thức sâu sắc rằng: Người CBQLGD phải đối mới tư duy, biết kết họp nhuần nhuyễn giữa kinh nghiệm thực tiễn với việc vận dụng sáng tạo tri thức hiện đại vào công tác QL. Người CBQL phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học QL nói chung, QLGD nói riêng. Trong đó có nội dung, nguyên tắc QL nhà trường. Công tác QL trường tiểu học thực chất làQL hoạt động giảng dạy. Tăng cường hiệu quả QL là cách thứcchủ thể QL thực hiện tốt các chức năng của quá trình QL. Muốn GD phát triển thì tất yếu phải có hoạt động QLGD hiệu quả. Trong trường học, hoạt động trọng tâm của CBQL chính là QL hoạt động dạy học. điều này yêu cầu người quản lý phải có những hiểu biết sâu sắc về các nội dung QL hoạt động giảng dạy ở trường tiểu học, hiểu biết về đặc điểm lao động của người GV tiểu học. Tố chức các hoạt động của nhà trường nhằm thực hiện được các mục tiêu GD ĐT nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước đưa nền GD nước nhà ngang tầm với nền GD của khu vực và thế giới.
Chương 2
THựC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
DẠY HỌC Ở CÁC TRƯỜNG TIỀU HỌC HUYỆN QUẢNG XƯƠNG, 2.1. Khái quát về điều kiện tụ’ nhiên, tình hình kinh tế - xã hội GD&ĐT của huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
2.1.1. Khái quát về điểu kiện tự nhiên
Quảng Xương là huyện đồng bằng ven biển, diện tích tự nhiên là 225,56 km2, nằm về phía đông - đông nam tỉnh Thanh Hóa. Phía bắc và tây - tây bắc giáp với thành phố Thanh Hóa, phía đông bắc giáp huyện Hoàng Hóa và thị xã Sầm Sơn, phía tây nam giáp huyện Nông cống, phía nam giáp huyện Tĩnh Gia, toàn bộ phía đông và đông nam giáp Biến Đông.
Thực hiện Nghị quyết 05/NQ-CP ngày 29/02/2012 của Chính phủ và kế hoạch số 43/KH-ƯBND ngày 25/05/2012 của ƯBND tỉnh Thanh Hóa, từ 01/7/2012 một phần diện tích và dân số với 27,36 km2 và 37.308 người của 5 xã thuộc huyện Quảng Xương được chuyển sáp nhập về thành phố Thanh Hoá. Sau khi chia tách địa giới, diện tích huyện Quảng Xương còn 198,2 km2, với 35 xã và 1 thị trấn.
Là huyện đồng bằng với những cánh đồng màu mỡ được bồi đắp bởi phù sa của 3 con sông lớn: sông Mã ở phía bắc, vốn là gianh giới tự nhiên ngăn cách với huyện Hoang Hóa, sông Yên là gianh giới tự nhiên ngăn cách
không ít bom đạn trong những năm tháng chiến tranh chống Mỹ círu nước, những cơn bão hàng năm đố vào từ phía Biển đã tạo nên những nét rất riêng trong tính cách, ý chí của con người và văn hóa Quảng Xương.
Huyện Quảng Xương có 41 xã-thị trấn, dân số thời điểm tháng 12/2011 là 271.862 người, đến thời điểm tháng 7/2012 là 227.971 người, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2012 xấp xỉ 1.19%. Tôn giáo trên địa bàn huyện gồm Phật giáo,Thiên chúa giáo.
Năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế 17%, thu nhập bình quân đầu người/năm đạt 17 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo còn 15.55%, giải quyết việc làm cho 6.000 lao động, đào tạo nghề cho 1.100 người, triển khai 18 lớp dạy nghề cấp thẻ cho 630 lao động. Tỷ lệ lao động được bồi dưỡng, đào tạo nghề, chuyển giao kĩ thuật, nghề tại các Trung tâm học tập cộng đồng đạt 38%.
Nhân dân Quảng Xương có truyền thống cần cù, hiếu học. Chất lượng giáo dục trong những năm qua được củng cố và từng bước nâng cao, đã tạo được niềm tin của Đảng bộ và nhân dân huyện nhà.
2.1.2. Khái quát tình hình giáo dục và đào tạo của huyện Quảng Xương
2.1.2.1. Quy mô, mạng lưới trường lớp các cấp học, bậc học
- Trước năm học 2012-2013: Quy mô mạng lưới 41 trường Mầm non bán công, 42 trường Tiểu học, 42 trường THCS, 1 Trung tâm GDTX-DN. Riêng xã Quảng Nham có 2 trường Tiểu học và Thị trấn Quảng Xương có 2 trường THCS. Có 14 trường Mầm non, 36 trường Tiểu học và 11 trường THCS đạt Chuẩn quốc gia.
Cơ sở vật chất trường lớp không ngìmg được cải thiện trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn 2008-2012:
Ngành học Mầm non đến thời điểm tháng 6/2012 có 38/41 trường có ít nhất một nhà lóp học kiên cố cao tầng. Có 258 phòng học kiên cố, chiếm 73.09%. Số phòng học nhờ mượn nhà dân, nhà văn hóa thôn còn 52 phòng.
Khối hành chính quản trị có 37 phòng(chủ yếu là phòng hiệu trưởng, phòng họp giáo viên) đáp ứng 22,6% nhu cầu tối thiểu(cần 164 phòng). Có 17 trường đồng thời chưa có phòng làm việc cho BGH và phòng hợp hội đồng.
100% các trường Tiểu học có ít nhất một nhà lớp học kiên cố cao tầng; có 458 phòng học thường kiên cố, 71 phòng học bán kiên cố; phòng học các bộ môn Tin học, Ngoại ngữ, giáo dục nghệ thuật có 47 kiên cố và 13 phòng cấp 4. Có 48 trên tổng số 67 phòng thư viện, thiết bị kiên cố.
Cấp THCS có 392 phòng học thường kiên cố, 40 phòng cấp 4. số phòng phục vụ học tập( thư viện, thiết bị, GDTC, đa năng) là 124 phòng, trong đó có 111 phòng kiên cố. Các phòng học bộ môn có 76 phòng kiên cố(27 phòng Tin học, 4 phòng NN, 16 phòng Lý-CN, 16 phòng hóa sinh, 13 phòng nghe nhìn) đạt 45% nhu cầu tối thiểu, tăng 13% so với cùng kỳ kế hoạch.
Các trường THPT và GDTX DN: có 200 phòng học thường và 35 phòng học bộ môn kiên cố, 17 phòng học và phòng bộ môn bán kiên cố.
- Từ năm học 2012 - 2013, sau khi chuyến giao 5 xã về thành phố Thanh Hóa từ 01 tháng 7 năm 2012; thực hiện Quyết định số 402/QĐ-ƯBND ngày 09/02/2012 của Chủ tịch ƯBND tỉnh Thanh Hóa về việc chuyển đổi loại hình trường mầm non bán công sang trường mầm non công lập, mạng lưới trường của huyện Quảng Xương có những biến động:
Ngành học Mầm non có 36 trường mầm non công lập. Trong đó 28 trường hạng 1 và 8 trường hạng 2. Có 11 trường Mầm non được công nhận Chuân quốc gia mức độ 1. Quy mô 350 nhóm lớp với 10.266 cháu.
Bậc Tiểu học có 37 trường công lập, trong đó có 14 trường hạng 2 và 23 trường hạng 3. Có 27 trường đạt chuấn mức độ 1, có 5 trường Tiểu học đạt Chuân quốc gia mức độ 2. Quy mô 575 lớp với 17.196 học sinh, trong đó có 03 học sinh người dân tộc thiểu số, 237 HS khuyết tật hòa nhập, số lớp học 2
buổi/ngày là 379 lớp với 11.341 học sinh. Trường có quy mô nhỏ nhất là Tiểu học Quảng Phúc với 7 lớp, 186 học sinh; trường có quy mô lớn nhất là Tiểu học Quảng Nham 1 với 26 lớp, 841 học sinh, số học sinh 5 tuổi vào lớp 1 đạt 99.8% trẻ trong độ tuổi.
Bậc THCS có 37 trường công lập, trong đó có 1 trường hạng 2, 36 trường hạng 3. Có 11 trường THCS đạt trường Chuẩn quốc gia. Quy mô 359 lớp với 12.517 học sinh. Có 81 HS khuyết tật học hòa nhập. Trường có quy mô nhỏ nhất là THCS Thị trấn với 5 lớp, 150 học sinh; trường có quy mô lớn nhất là THCS Quảng Nham với 18 lớp, 730 học sinh.
Có 01 trung tâm GDTX, 6 trường THPT công lập, 01 trường trung cấp Nghề vừa thành lập, đang trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng. Quy mô 9 lớp, 308 học sinh. Khối THPT gồm 6 trường với quy mô 218 lớp, 10.175 học sinh. Tuyển sinh lớp 10 THPT công lập năm 2012 đạt 100% chỉ tiêu; tuyển sinh và GDTX đạt 22% chỉ tiêu kế hoạch đề ra.
- Tỷ lệ huy động các cháu nhà trẻ ra lớp đạt 16.5%; mẫu giáo đạt 93.1% tăng 6.7% so với năm học trước. Học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6 đạt 100%. Số học sinh tuyển mới lóp 10 THPT công lập là 2925 học sinh; tuyển mới 50HS vào lớp 10 bổ túc THPT. Có 3608 học sinh trên tổng số 3941HS lớp 9 tốt nghiệp THCS dự thi vào lớp 10 THPT đạt 91.5%, trong đó đậu thắng vào lớp 10 THPT công lập đạt 81.1%.
Từ thực trạng trên, có thê thấy, các trường Tiểu học có số phòng học thường cơ bản đáp ứng nhu cầu phòng học, tuy nhiên phòng thư viện thiết bị còn thiếu 7 phòng; đa số các phòng giáo dục nghệ thuật, phòng giáo dục âm nhạc, phòng Tin học chỉ đáp ứng về số lượng, không đảm bảo chuấn về diện tích và trang thiết bị phục vụ dạy học. Có 31 thư viên đạt chuẩn, thư viện tiên tiến trong 33 trường đạt Chuân quốc gia nhưng lại chỉ có 3 nhân viên được đào tạo chuyên ngành thư viện thiết bị trong biên chế.
2.1.2.2. Chất lượng dạy và học bậc Tiếu học
- Giai đoạn 2006-2011
Tỷ lệ bình quân trẻ 6 tuổi vào lớp 1 tăng từ năm đầu kỳ đạt 95.7% lên 98%; tỉ lệ học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học lần 1 đạt từ 98,5%; tỷ lệ lên lớp toàn cấp đạt 94.5% đến 97.6%. Có 41/41 xã, thị trấn giữ vững tỉ lệ PCGD tiểu học đúng độ tuổi, số học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6 đạt trên 99.6%; học sinh lớp 9 tốt nghiệp THCS đạt bình quân 97.2%;
Chất lượng học sinh giỏi: Trong 5 năm từ 2006-2011 đã có 1453 học sinh Tiểu học đạt giải HSG cấp huyện. Có 25 học sinh Tiểu học đạt giải học sinh giỏi các môn văn hoá cấp tỉnh, có 3 học sinh đạt giải tại kỳ thi Tin học không chuyên cấp Tỉnh. Đội tuyển dự thi Olympic toán tuổi thơ toàn quốc và đoạt cúp Đồng với 4 học sinh Tiểu học đạt huy chương, 03 học sinh đạt giải Giải toán qua mạng Internet cấp quốc gia.
- Kết quả năm học 2011-2012
Bậc Tiếu học giữ vững và nâng cao chất lượng phổ cập GDTH và phố cập GDTH đúng độ tuổi, tỷ lệ huy động trẻ 6 tuổi vào lớp lđạt 99.8%. Có 16 trường tổ chức 100% số lớp học 2 buổi/ngày. số trẻ từ 11 đến 14 tuổi hoàn thành chương trình Tiểu học đạt tỷ lệ 99.7%. Có 37/37 trường dạy tiếng Anh bắt buộc từ lớp 3 theo chương trình tự chọn 2 tiết /tuần với 447 lớp, 13.347 học sinh, có 90 lớp học chương trình tiếng Anh tăng cường theo Quyết định 1773/QĐ-UBND ngày 06/06/2011 của ƯBND Tỉnh Thanh Hóa. Có 14 trường với 83 lớp, 2727 học sinh được học tự chọn Tin học.
* Chat lượng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu:
Khối Tiểu học có 139 học sinh đạt giải trong kỳ thi HSG lớp 5 cấp Tỉnh, trong đó có 11 học sinh được Sở GD&ĐT vinh danh, toàn đoàn xếp thứ
cúp đồng. Đoàn học sinh dự thi ATGT cấp quốc gia được xếp giải "đặc biệt xuất sắc". Có 4 HS đạt giải Quốc gia ở môn tiếng Anh tiểu học, Olympic tiếng Anh qua mạng và giải toán qua mạng Internet.
2.1.2.3. Đội ngũ giáo viên tiểu học
- Số lượng giáo viên trong những năm qua không tăng, tuy nhiên cơ cấu bộ môn có sự thay đổi lớn do chính sách điều chuyển giáo viên Ngoại ngữ, Thê dục, mỹ thuật từ THCS xuống dạy Tiểu học. Cơ cấu trình độ đào tạo sự thay đổi mạnh mẽ, cơ cấu độ tuổi chuyển dịch theo hướng “già hóa”.
- Chất lượng đội ngũ không ngừng tăng lên theo các chỉ số: Giai đoạn 2007-2012 có 297 lượt giáo viên đã đạt giải tại kỳ thi Giáo viên giỏi cấp huyện, 54 lượt giáo viên giỏi cấp Tỉnh trong (Không kế số giáo viên đã được đề bạt CBQL). Đến hết năm 2012 có 84.3% giáo viên trình độ trên chuẩn. Giáo viên đặc thù(kể cả hợp đồng) có 85.8% trên chuẩn. Có 46.29% CBGV có chứng chỉ bồi dưỡng Tin học theo chương trình bồi dưỡng 100 tiết của Sở GD&ĐT. Số giáo viên là đảng viên chiếm 41.5%.
Năm học 2010 - 2011, có 51 giáo viên có SKKN đạt giải cấp Huyện,
trong đó xếp loại A: 6, loại B: 13 và 32 loại C; có 13 CBGV có SKKN đạt cấp
Tỉnh. Năm học 2011-2012 có 192 giáo viên có SKKN đạt giải cấp Huyện,
trong đó có 52 SKKN xếp loại B,10 SKNN xếp loại C; có 27 CBGV có
SKKN đạt cấp Tỉnh.
2.1.2.4. Công tác xã hội hỏa giáo dục