Tăng cường các hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dự án xây dựng nhà chung cư tại công ty vinaconex 3 (Trang 101 - 108)

Hành động khắc phục là hành động nhằm loại bỏ những nguyên nhân gây ra sự không phù hợp trong hệ thống.

Hành động phòng ngừa là hành động nhằm loại bỏ những nguyên nhân gây ra sự không phù hợp tiềm ẩn khác để ngăn ngừa sự xuất hiện của chúng. Hành động phòng ngừa được thực hiện sẽ giảm bớt các hành động khắc phục.

Cải tiến là cơ hội để nâng cao hiêụ quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là cơ hội để giảm tải các hành động khắc phục phòng ngừa.

Hiện nay, Công ty chưa chú trọng vào lĩnh vực cải tiến, bởi lẽ do đặc thù của ngành xây dựng, công tác khắc phục có vẻ diễn ra nhiều hơn cải tiến. Hành động khắc phục, phòng ngừa và cải tiến của các đơn vị thi công phải diễn ra theo một thủ tục chung, có trình tự, chứ không thể chỉ phụ thuộc vào

94

cách thức từng đơn vị. Mặt khác, Công ty cần có phương pháp thống nhất cho việc thực hiện các hành động cải tiến, phòng ngừa, loại bỏ nguyên nhân của sự không phù hợp tiềm ẩn, từ đó đưa ra các biện pháp cải tiến hệ thống chất lượng của toàn Công ty, cải tiến quy trình xây dựng công trình xây dựng nói chung và dự án xây dựng nhà chung cư nói riêng. Theo đó, Công ty nên cử ra một nhóm (thuộc chuyên môn của phòng chất lượng), lấy mỗi người ở một bộ phận phòng ban khác nhau, sau dó đào tạo về chất lượng cho họ, để họ vừa nắm vững chuyên môn nghiệp vụ trước kia của mình, vừa hiểu, thực hiện được công việc phòng ngừa, cải tiến, khắc phục. Nhóm này sẽ nghiên cứu ở những bộ phận trước mà họ công tác (theo chuyên môn về chất lượng), tìm ra những điểm không phù hợp, để từ đó cùng với những cán bộ trong phòng chất lượng và nhóm mới của mình tìm ra biện pháp khắc phục, phòng ngừa, cải tiến. Sau đó trình lên Ban Lãnh đạo phê duyệt và thực hiện các biện pháp hành động (nếu được sự đồng ý của lãnh đạo). Sau khi thực hiện các hành động biện pháp khắc phục, phòng ngừa và cải tiến, cần xem xét kết quả và rút ra những kinh nghiệm. Thực hiện nguyên tắc cải tiến liên tục một cách nghiêm túc, có hiệu quả.

95

KẾT LUẬN

Các công trình xây dựng nhà chung cư là một phần không thể thiếu của diện mạo đô thị, đặc biệt là những đô thị lớn có dân số đông và quỹ đất hạn chế. Nhà chung cư được quy hoạch đồng bộ sẽ tạo nên điểm nhấn trong bộ mặt của mỗi đô thị. Một đô thị, đất nước có phồn vinh hay không được đánh giá qua cái nhìn bề ngoài, diện mạo của đô thị và đất nước đó. Vì vậy chất lượng dự án xây dựng nhà chung cư đóng vai trò rất quan trọng và một lần nữa lại được khẳng định ở đây. Vừa qua, một số vụ việc liên quan, ảnh hưởng không nhỏ đó chính là chất lượng nhà chung cư, tác động tới tâm lý, an toàn tính mạng của người dân, nên hơn bao giờ hết vấn đề chất lượng càng phải được quan tâm chú ý.

Quản lý chất lượng dự án xây dựng nhà chung cư là vấn đề lớn và phức tạp, liên quan đến nhiều chủ thể. Để nâng cao chất lượng công tác quản lý của dự án xây dựng nhà chung cư cần phải giải quyết nhiều nội dung một cách đồng bộ và bài bản, mỗi vấn đề đều có những tác động và ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả công tác quản lý. Nghiên cứu để tìm ra những nguyên nhân của sự hạn chế, tồn tại từ đó đề xuất những giải pháp cho vấn đề này không đơn giản. Do đặc thù của các dự án xây dựng nhà chung cư thường diễn ra trong khoảng thời gian dài, trong khi các cơ chế chính sách của Nhà nước thường hay thay đổi, vì vậy việc phân tích, đánh giá hoạt động quản lý chất lượng của dự án xây dựng nhà chung cư gặp nhiều khó khăn.

Qua nghiên cứu đề tài “Quản lý chất lƣợng dự án xây dựng nhà chung cƣ tại Công ty Vinaconex 3” tác giả đã tập trung giải quyết một số

nội dung chính sau đây:

Làm rõ khái niệm, vai trò, đặc điểm, quá trình hình thành phát của nhà chung cư ở Việt Nam, nội dung công tác quản lý chất lượng của các dự án đầu tư xây dựng công trình nói chung và dự án xây dựng nhà chung cư tại

96

Công ty Vinaconex 3 nói riêng. Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản pháp quy hiện hành về quản lý đầu tư xây dựng và quản lý chất lượng công trình xây dựng của Việt Nam, luận văn phân tích vai trò, trách nhiệm của các chủ thể như chủ đầu tư, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, nhà thầu thi công trong công tác quản lý chất lượng khi thực hiện các hoạt động xây dựng. Thông qua các tài liệu, các kết quả nghiên cứu để làm rõ vấn đề cần nghiên cứu.

Trên cơ sở phân tích, làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chất lượng và đánh giá công tác quản lý chất lượng của dự án xây dựng nhà chung cư tại Công ty Vinaconex 3, tác giả đã chỉ ra những tồn tại, những vấn đề còn hạn chế về khuôn khổ pháp lý, cơ cấu hệ thống tổ chức, trình độ năng lực chuyên môn cũng như năng lực quản lý điều hành công tác quản lý chất lượng của dự án xây dựng nhà chung cư. Đồng thời tác giả cũng đưa ra một số giải pháp nhằm nhằm hoàn thiện công tác quản lý chất lượng của dự án xây dựng nhà chung cư tại Công ty Vinaconex 3 như sau:

1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000.

2. Tăng cường giám sát, kiểm tra chất lượng của dự án xây dựng nhà chung cư.

3. Quán triệt thực hiện trong toàn Công ty nguyên tắc “làm đúng ngay từ đầu”.

4. Thực hiện tốt nguyên tắc “định hướng khách hàng”.

5. Tăng cường công tác tuyển dụng và đào tạo cho đội ngũ cán bộ công nhân viên.

6. Áp dụng các phương pháp đo lường chất lượng. 7. Tăng cường trao đổi thông tin nội bộ.

8. Nâng cao quản lý chất lượng thi công.

97

Với thời gian nghiên cứu có hạn, trong khi vấn đề nghiên cứu rộng và phức tạp. Mặc dù đã được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của PGS.TS. Hà Văn Hội và giúp đỡ của các đồng nghiệp, nhưng do hiểu biết của bản thân còn hạn chế, chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý chia sẻ của các thầy giáo, cô giáo và những người quan tâm đến lĩnh vực quản lý chất lượng dự án xây dựng nhà chung cư để đề tài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Với đề tài nghiên cứu giới hạn trong một doanh nghiệp có quy mô trung bình là Công ty Vinaconex 3 nên tác giả mới chỉ trình bầy được một cách khái quát nhất, chỉ ra những điểm riêng biệt về công tác quản lý chất lượng của dự án xây dựng nhà chung cư tại Công ty Vinaconex 3. Và trong thời gian tới khi điều kiện cho phép, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về công tác quản lý chất lượng của dự án xây dựng nhà chung cư theo hướng chia thành dự án nhóm A, B, C hoặc trong riêng từng giai đoạn như: Quản lý chất lượng khảo sát của dự án xây dựng nhà chung; Quản lý chất lượng thiết kế của dự án xây dựng nhà chung cư; Quản lý chất lượng thi công của dự án xây dựng nhà chung cư.

Để xây dựng một công trình nhà chung cư đảm bảo chất lượng phải trải qua những khâu, những giai đoạn và xuyên suốt cả quá trình. Cũng như mọi lĩnh vực khác, hoạt động quản lý chất lượng của dự án xây dựng nhà chung cư phải được thực hiện ở tất cả các khâu, từ khảo sát thiết kế, thi công xây dựng và khai thác công trình, mọi hoạt động đều cần thiết phải đảm bảo nguyên tắc “làm đúng ngay từ đầu”. Với sứ mệnh và tầm nhìn của mình, Công ty Vinaconex 3 sẽ tiếp tục phát triển và cho ra đời các sản phẩm nhà chung cư có chất lượng cao, thoả mãn nhu cầu của khách hàng, ngày càng không ngừng khẳng định uy tín và thương hiệu của mình. Và để làm được điều này, Công ty Vinaconex 3 cần đặc biệt quan tâm đến công tác quản lý chất lượng của dự án xây dựng nhà chung cư đang và sẽ triển khai thực hiện.

98

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt

1.Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 16/2010/TT-BXD hướng dẫn thi hành Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà , Hà Nội.

2.Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 10/2013/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội.

3.Bộ Xây dựng (2013). Thông tư số 12/2013/TT-BXD quy định tổ chức giải thưởng về chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.Bộ Xây dựng (2013), Thông tư số 13/2013/TT-BXD quy định về thẩm tra, thẩm định và phê duyệt thiết kế công trình xây dựng, Hà Nội.

5.Chính phủ (2004), Nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội.

6.Chính phủ (2008), Nghị định số 49/2008/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội.

7.Chính phủ (2010), Nghị định số 114/2010/NĐ-CP về kiểm định chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội.

8.Chính phủ (2013), Nghị định số 15/2013/NĐ-CP về quản lý chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội.

9.Chính phủ (2015), Nghị định số 46/2015/NĐ-CP về quản lý quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng, Hà Nội.

10.Chính phủ (2015), Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng, Hà Nội.

11.Chính phủ (2010), Nghị định số 71/2010/NĐ-CP về hướng dẫn thi hành Luật nhà ở 2005, Hà Nội.

12.PGS.TS. Trần Chủng (2003), Quản lý chất lượng công trình xây dựng và quản lý tiến độ hướng tới hội nhập quốc tế, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Hà Nội.

99

13.PGS.TS. Trần Chủng (2009), Chuyên đề 5 Chương trình bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, Học viện cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, Hà Nội.

14.PGS.TS. Trần Chủng (2015), Góp ý dự thảo Nghị định về quản lý chất lượng công trình xây dựng theo Luật xây dựng số 50/2014/QH13. Hà Nội.

15.Công ty Vinaconex 3 và Công ty kiểm toán độc lập (2010 – 2014), Báo cáo sản xuất kinh doanh và Báo cáo kiểm toán một số dự án nhà chung cư hoàn thành đưa vào sử dụng, Hà Nội.

16.Trần Ngọc Hùng (2009), Quản lý chất lượng công trình xây dựng: Thực trạng và giải pháp, Tạp chí người xây dựng số 5/09, Hà Nội.

17.PGS.TS. Đỗ Văn Hứa (2013), Một số ý kiến về quản lý xây dựng công trình, Tạp chí Hội đập lớn và nguồn nước Việt Nam, Hà Nội.

18.Quốc hội khóa X (2001), Luật Xây dựng. Hà Nội. 19.Quốc hội khóa XIII (2014), Luật Xây dựng. Hà Nội. 20.Quốc hội khóa XI (2005), Luật Nhà ở. Hà Nội. 21.Quốc hội khóa XIII (2014), Luật Nhà ở. Hà Nội.

22.Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 2127/QĐ-TTg phê duyệt chiến lược phát triển nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà Nội.

23.Thủ tướng Chính phủ (2014), Quyết định 996/QĐ-TTg phê duyệt chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2012-2020 và định hướng đến năm 2030, Hà Nội.

24.Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội (2013), Quyết định số 49/QĐ- UBND quy định trách nhiệm quản lý chất lượng công trình xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội.

25.Nguyễn Thanh Xuyên (2013), Xã hội hóa trong quản lý chất lượng công trình xây dựng, thực trạng ở Việt Nam và một số nước khác, Sở Xây dựng thành phố Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh.

PHỤ LỤC

MẪU THEO DÕI ĐÁNH GIÁ NHÀ THẦU PHỤ

CÔNG TY VINACONEX CỘNG HÕA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM --- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---

PHIẾU THEO DÕI ĐÁNH GIÁ NHÀ THẦU PHỤ

Từ ngày 18/10/2013 đến 30/4/2014

Tên nhà thầu phụ: Công ty TNHH đầu tƣ xây dựng và thƣơng mại Trần

Anh 279

Địa chỉ: Số 29 ngõ 71 đường Hoàng Mai, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội

Loại hợp đồng giao nhận thầu: thi công phần trần thạch cao và sơn bả nhà 17T1-CT2 dự án khu nhà ở 304 Trung Văn, Từ Liêm, Hà Nội.

Thời gian hoàn thành: Đạt/Không đạt Chất lượng sản phẩm: Đạt/Không đạt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhận xét của Chỉ huy trưởng công trình: Tốt/Không tốt, đề nghị tiếp tục ký kết hợp đồng/không tiếp tục ký kết hợp đồng.

Nhận xét của Phó Tổng Giám đốc kỹ thuật: Tốt/Không tốt, đề nghị tiếp tục ký kết hợp đồng/không tiếp tục ký kết hợp đồng.

Chỉ huy trưởng Phó TGĐ

Một phần của tài liệu Quản lý chất lượng dự án xây dựng nhà chung cư tại công ty vinaconex 3 (Trang 101 - 108)