2.1.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Để có cơ sở tiến hành nghiên cứu về công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty cổ phần Cầu Xây, công việc đầu tiên là tác giả đọc và nghiên cứu các tài liệu, sách, giáo trình, các thông tin trên internet … của một số tác giả để nắm bắt các kiến thức mang tính lý luận về công tác quản trị nguồn nhân lực nhƣ các khái niệm về nguồn nhân lực, các thuyết về quản trị nguồn nhân lực, các nội dung của quản trị nguồn nhân lực…Để có cái nhìn tổng quát về hoạt động quản trị nhân sự của Công ty, tác giả đã kết hợp những kiến thức mang tính lý luận đã thu thập và tìm hiểu đƣợc với một số tài liệu thực tế có liên quan đến hoạt động quản trị của Công ty. Các thông tin này có thể là các bảng báo cáo tổng hợp của Công ty (Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, biên bản họp hội đồng cổ đông…) và một số báo cáo, tài liệu khác thu thập từ các bộ phận nghiệp vụ khác nhau nhƣ Báo cáo về tình hình nhân sự của phòng Tổ chức nhân sự, Báo cáo tài chính của phòng Kế hoạch- Tài chính, Báo cáo thống kê của các phân xƣởng hoặc các thông tin trên trang web của Công ty…
2.1.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Bên cạnh những hiểu trên góc độ chủ quan của ngƣời nghiên cứu và những nhận xét căn cứ vào số liệu thực tế có sẵn, tác giả còn trình bày những đánh giá mang tính khách quan căn cứ vào số liệu điều tra khảo sát thực tế thông qua bảng hỏi và phỏng vấn đối với cấp lãnh đạo và nhân viên của Công ty.
* Phương pháp điều tra, khảo sát thông qua bảng hỏi:
Phƣơng pháp sử dụng bảng câu hỏi tuy mất nhiều thời gian nhƣng có thể cung cấp nhiều thông tin định tính, giúp đánh giá đƣợc tình hình tổ chức, doanh nghiệp thể hiện suy nghĩ, quan niệm, thái độ, ý muốn… của các cá nhân trong tổ chức.
33
Một trong những mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phân tích thực trạng quản trị nguồn nhân lực hiện nay tại Công ty, từ đó có thể chỉ ra đƣợc những điểm hạn chế và các nguyên nhân của nó nhằm đƣa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực của Công ty. Đối tƣợng đƣợc khảo sát bao gồm cả hai nhóm đối tƣợng là nhà quản trị và nhân viên của Công ty. Nội dung khảo sát hƣớng đến việc đánh giá mức độ thực hiện các nội dung, phƣơng pháp quản trị nguồn nhân lực trong Công ty và so sánh quan điểm của hai nhóm đối tƣợng trên về hiệu quả của quản trị nguồn nhân lực.
- Chọn mẫu điều tra:
+ Đối tƣợng tham gia trong nghiên cứu này là toàn thể ban lãnh đạo và nhân viên tại Công ty cổ phần Cầu Xây không phân biệt chức danh, giới tính, độ tuổi, thu nhập…
+ Kích thƣớc mẫu: Tác giả đã tiền hành điều tra khảo sát toàn bộ 285 cán bộ công nhân viên trong Công ty. tổng số phiều phát ra là 285 phiều, tổng số phiếu thu về là 279 phiếu, trong đó có 3 phiếu không hợp lệ.
- Nội dung bảng hỏi đƣợc thiết kế gồm 2 phần chính sau (Phụ lục 01):
+ Phần thứ nhất: Bao gồm các câu hỏi khảo sát thông tin liên quan đến cá nhân ngƣời đƣợc khảo sát (giới tính, độ tuổi, trình độ văn hóa, bộ phận công tác…).
+ Phần thứ hai: Bao gồm các câu hỏi nhằm thu thập các thông tin liên quan đến thực trạng công tác quản trị nguồn nhân lực tại Công ty
* Phương pháp thảo luận và phỏng vấn
Bên cạnh việc điều tra khảo sát thông qua bảng hỏi, tác giả luận văn còn sử dụng kỹ thuật thảo luận và phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt thông qua bảng hỏi mở.
Phỏng vấn là phƣơng pháp cụ thể để thu thập thông tin của nghiên cứu xã hội thông qua việc tác động tâm lý – xã hội trực tiếp giữa ngƣời đƣợc hỏi và ngƣời đƣợc hỏi nhằm thu thập thông tin phù hợp với mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài nghiên cứu. Kỹ thuật phỏng vấn sâu chỉ tập trung vào một số đại diện rất nhỏ của tổng thể nghiên cứu chứ không dựa trên một mẫu lớn nhƣ trong kỹ thuật điều tra khảo sát thông qua bảng hỏi.
34 - Chọn mẫu phỏng vấn:
+ Đối tƣợng đƣợc phỏng vấn là Lãnh đạo Công ty và các bộ phận chức năng và nhân viên của Công ty.
+ Kích thƣớc mẫu: tác giả tiến hành phỏng vấn 10 lãnh đạo và nhân viên của Công ty, cụ thể nhƣ sau:
- Ban lãnh đạo: 02 ngƣời (1 Giám đốc, 1 Phó giám đốc) - Phòng kế toán: 01 ngƣời (Kế toán trƣởng)
- Phòng kinh doanh: 01 ngƣời (Nhân viên kinh doanh) - Phòng Tổ chức hành chính: 01 ngƣời (Trƣởng phòng)
- Phân xƣởng: 05 ngƣời (1 quản đốc, 1 tổ trƣởng, 3 nhân viên)
+ Địa điểm và thời gian phỏng vấn: Tác giả liên hệ trƣớc với các đối tƣợng dự định phỏng vấn để thống nhất lịch hẹn về thời gian và địa điểm phỏng cho phù hợp và thoải mái nhất đối với đối tƣợng đƣợc phỏng vấn.
+ Thời lƣợng phỏng vấn: Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn thƣờng kéo 15 đến 30 phút tùy vào đối tƣợng đƣợc phỏng vấn, không khí buổi phỏng vấn
- Nội dung phỏng vấn:
Tác giả sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp với bảng câu hỏi dạng kết hợp cả câu hỏi dạng đóng và câu hỏi dạng mở. Các câu trả lời đƣợc tác giả lĩnh hội và ghi lại thành một bản ghi (Phụ lục 02, 03).
Trong quá trình phỏng vấn, tác giả luận văn luôn cố gắng tránh thể hiện các quan điểm riêng của mình đối với vấn đề nghiên cứu với một thái độ khách quan nhất có thể. Bên cạnh đó, tác giả cũng tập trung ghi chép lại đầy đủ, khách quan nhất nội dung và diễn biến cuộc phỏng vấn ra giấy. Ngoài ra tác giả cũng để ý quan sát các biểu hiện trên khuôn mặt và sự cởi mở của ngƣời đƣợc phỏng vấn.