Chúng ta có số liệu về số lƣợng lao động và sự phân bố lao động tại Công ty cổ phần Cầu Xây trong các năm 2012, 2013 và 2014 qua một số bảng sau đây:
47
Bảng 3.2: Tổng số lao động và phân bố lao động ở các bộ phận
STT Bộ phận Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014
1 Ban Giám Đốc 3 3 3 2 Phòng Tổ chức - Hành chính 9 8 7 3 Phòng Kế hoạch- Kỹ thuật vật tƣ 8 8 7 4 Phòng Kinh doanh 4 4 3 5 Phòng Tài chính-Kế toán 5 4 4 6 Ban Phục vụ 14 14 14
7 Phân Xƣởng Cơ điện 5 4 4
8 Phân Xƣởng Chế biến 127 125 125
9 Phân xƣởng Nung 121 119 118
Tổng cộng 296 289 285
Bảng 3.3: Cơ cấu lao động theo giới tính
STT Giới tính
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng %
1 Nam 166 56% 165 57% 162 57%
2 Nữ 130 44% 124 43% 123 43%
Cộng 296 289 285
Bảng 3.4: Cơ cấu lao động theo tính chất công việc
STT Tính chất công việc
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % 1 Gián tiếp, QLPX 64 22% 62 21% 59 21% 2 Trực tiếp 232 78% 227 79% 223 79% Cộng 296 289 285 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
48
Qua các số liệu trên ta có thể thấy trong những năm gần đây tổng số lao động của Công ty duy trì khá ổn định và không có sự biến động nhiều qua các năm. Năm 2014, Công ty cổ phần Cầu Xây có tổng số 285 lao động và các lao động này đƣợc phân bổ trong 9 phòng ban, bộ phận khác nhau. Trong đó có 123 là lao động nữ (chiếm 43%) và 162 là lao động nam (chiếm 57%). Những lao động nữ này chủ yếu làm ở các phòng ban chuyên môn và làm tại phân xƣởng chế biến là phân xƣởng yêu cầu sự cẩn thận, khéo léo và ít nặng nhọc hơn so với các phân xƣởng khác. Trong đó, các lao động nam chủ yếu làm việc tại phân xƣởng cơ điện và phân xƣởng nung là phân xƣởng đòi hỏi cao về sức khỏe và môi trƣờng làm việc độc hại hơn. Mặc dù sự phân bổ lao động nam và nữ giữa các bộ phận là tƣơng đối phù hợp nhƣng nhìn về tổng thể thì tỷ lệ lao động nữ vẫn còn tƣơng đối cao. Công ty cổ phần Cầu Xây là doanh nghiệp chuyên sản xuất kinh doanh mặt hàng vật liệu xây dựng nên đặc thù công việc thƣờng là lao động nặng nhọc, cƣờng độ lao động cao và môi trƣờng độc hại, tổ chức lao động 3 ca/ngày nên với tỷ lệ lao động nữ cao nhƣ vậy sẽ khó có thể hoàn thành tốt công việc và điều này cũng gây trở ngại cho Công ty khi các lao động nữ lập gia đình và sinh con.
Xét theo tính chất công việc ta có thể thấy là tỷ lệ lao động gián tiếp của Công ty năm 2014 là 59 ngƣời chiếm 21% tổng số lao động của toàn đơn vị. Từ sau khi tách ra hoạt động độc lập theo mô hình Công ty cổ phần, ban lãnh đạo Công ty đã không ngừng điều chỉnh, cơ cấu lại tổ chức theo hƣớng tinh giảm, gọn nhẹ nhất là đội ngũ lao động gián tiếp nhằm giảm bớt gánh nặng chi phí tiền lƣơng cho doanh nghiệp.
3.2.2.Độ tuổi của người lao động
Cơ cấu về độ tuổi của ngƣời lao động làm việc tại công ty đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng 3.5 sau đây:
49
Bảng 3.5: Cơ cấu lao động theo độ tuổi
STT Độ tuổi lao động Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng % 1 Dƣới 25 tuổi 28 9% 29 10% 32 11% 2 Từ 25 đến 29 tuổi 60 20% 62 21% 66 23% 3 Từ 30 đến 44 tuổi 152 51% 148 51% 142 50% 4 Từ 45 tuổi trở lên 56 19% 50 17% 45 16% Tổng cộng 296 289 285 (Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Nhìn vào cơ cấu độ tuổi ngƣời lao động tại Công ty cổ phần Cầu Xây ta có thể thấy lực lƣợng lao động ở đây chủ yếu trong độ tuổi từ 30 đến 44 tuổi (chiếm 50%) và từ 25 đến 29 tuổi (chiếm 23%). Có thể nói đây là hai nhóm độ tuổi có sức khỏe tốt và có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ tay nghề tƣơng đối vững vãng. Đây có thể coi là một nguồn lực lao động đang ở độ tuổi “vàng” có thể phục vụ rất tốt cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ở hiện tại cũng nhƣ trong tƣơng lai gần. Tuy nhiên, xét về mặt lâu dài thì ta có thể thấy một nguy cơ tiềm ẩn là với những lao động có tuổi ở tầm trung từ 45 tuổi trở lên (chiếm 16%) thì trong thời gian không xa sẽ có sự suy giảm khá lớn về thể lực hoặc nhiều lao động sẽ đến tuổi nghỉ hƣu nên việc bố trí xắp sếp lại lao động cũng nhƣ việc tuyển dụng mới nhân lực sẽ trở thành một áp lực tƣơng đối lớn đối với Công ty. Trong những năm gần đây, Công ty cổ phần Cầu Xây đã nhận thức rõ đƣợc điều này nên đã thực hiện kế hoạch trẻ hóa đội ngũ lao động bằng cách tuyển dụng các lao động có tuổi đời trẻ, có sức khỏe tốt và có đủ trình độ đáp ứng đƣợc các yêu cầu của hoạt động sản xuất – kinh doanh. Tuy nhiên con số đạt đƣợc còn khá khiêm tốn, tỷ lệ lao động trẻ dƣới 29 tuổi năm 2014 chỉ chiếm 34% tổng số lao động của Công ty (tăng 3% so với năm 2013 và tăng 4% so với năm 2012). Việc trẻ hóa đội ngũ lao động là xu thế tất yếu vì với lực lƣợng lao động trẻ có sức khỏe tốt, có đủ trình độ chuyên môn nghề nghiệp và đƣợc trang bị những kiến thức tiên tiến nhất về công nghệ sản
50
xuất sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
3.2.3.Trình độ chuyên môn nguồn nhân lực:
Bảng 3.6: Trình độ chuyên môn nguồn nhân lực
STT Trình độ Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số lƣợng % Số lƣợng % Số lƣợng %
1 Trên đại học (cử nhân) 2 1% 2 1% 2 1%
2 Đại học (Cử nhân) 7 2% 6 2% 8 3%
3 Đại học (Kỹ sƣ) 10 3% 12 4% 11 4%
4 Cao đẳng, trung cấp 18 6% 16 6% 18 6%
5 Công nhân kỹ thuật bậc 7/7 0 0% 2 1% 2 1%
6 Công nhân kỹ thuật bậc 6/7 9 3% 7 2% 8 3%
7 Công nhân kỹ thuật bậc 5/7 39 13% 40 14% 40 14%
8 Công nhân kỹ thuật bậc 4/7 40 14% 40 14% 42 15%
9 Công nhân kỹ thuật bậc 3/7 86 29% 80 28% 76 27%
10 Công nhân kỹ thuật bậc 2/7 52 18% 51 18% 48 17%
11 Công nhân kỹ thuật bậc 1/7 31 10% 31 11% 28 10%
12 Lái xe bậc 2/4 2 1% 2 1% 2 1%
Cộng 296 289 285
(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
Qua Bảng 3.4 ta có thể thấy các số liệu phản ánh trình độ chuyên môn nguồn nhân lực của Công ty cổ phần Cầu Xây năm 2014 nhƣ sau:
- Có 21 lao động đạt trình độ từ đại học trở lên (chiếm tỷ lệ 8%) trong đó có 11 kỹ sƣ (chiếm 4%). Những lao động này chủ yếu giữ các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Công ty (Ban giám đốc, trƣởng các bộ phận) và cán bộ các phòng ban chuyên môn. Nhìn vào con số này thì có thể nhận xét là trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty còn khá thấp, đặc biệt là đối với một đơn vị sản xuất kinh doanh vận
51
hành hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại tiên tiến thì số lao động có trình độ kỹ sƣ nhƣ vậy là khá khiêm tốn.
- Có 18 lao động đạt trình độ cao đẳng, trung cấp (chiếm 6%). Những lao động này chủ yếu giữ vị trí lãnh đạo tại các phân xƣởng và làm công tác tại các phòng ban chuyên môn hoặc công tác thống kê, kế toán phân xƣởng. Trong thời gian tới Công ty cần tích cực trong việc cử các cán bộ tham dự các lớp học để nâng cao trình độ chuyên môn và trình độ quản lý (ví dụ các lớp học đại học, thạc sỹ…)
- Có 168 lao động đạt trình độ công nhân kỹ thuật từ bậc 3 đến bậc 7 (chiếm 59%). Lực lƣợng lao động này có thâm niên, trình độ tay nghề cao và làm việc ở những khâu sản xuất chủ chốt tại các phân xƣởng, có tác động trực tiếp tới chất lƣợng sản phẩm của Công ty. Lực lƣợng lao động này vừa có thể tiến hành sản xuất vừa có thể kèm cặp cho ngƣời lao động học việc hoặc có tay nghề còn non kém hơn. Công ty cần phải có các chính sách lƣơng, thƣởng và chế độ đãi ngộ hấp dẫn để thu hút và giữ chân những lao động này.
- Có 76 lao động là công nhân kỹ thuật có trình độ từ bậc 2 trở xuống và công nhân chƣa qua đào tạo (chiếm 27%). Những lao động này rất cần đƣợc đào tạo và nâng cao tay nghề để có thể đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc và nâng cao năng suất lao động của Công ty. Việc đánh giá trình độ chuyên môn là một kênh thông tin quan trọng đối với các nhà quản trị để xem xét, bố trí lao động vào vị trí công việc thích hợp.