Môi trường bên trong

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cầu xây (Trang 39 - 42)

* Mục tiêu chiến lược và chính sách của tổ chức

Mục tiêu chiến lƣợc và chính sách của tổ chức đƣợc xem là những yếu tố quan trọng quyết định tất cả các hoạt động của tổ chức, trong đó có hoạt động quản trị nhân lực.Trong mỗi một mục tiêu, chiến lƣợc của tổ chức đều có những yêu cầu nhất định về sự phù hợp của số lƣợng, chất lƣợng nguồn nhân lực. Trong nhiều trƣờng hợp khi mục tiêu, chiến lƣợc, chính sách thay đổi thì những yêu cầu về đội ngũ lao động của tổ chức cũng thay đổi theo. Ví dụ: Trong trƣờng hợp doanh nghiệp có định hƣớng ứng dụng các công nghệ mới hay mở rộng lĩnh vực sản xuất thì đòi hỏi trình độ, kỹ năng của ngƣời lao động phải đƣợc nâng cao và phát triển tƣơng ứng. Để giải quyết vấn đề này thì doanh nghiệp có thể lựa chọn một số cách nhƣ: tuyển dụng mới hoặc thuê lao động từ bên ngoài. Tuy nhiên, cả hai cách này thƣờng đi kèm với chi phí cao và đôi khi việc thuê lao động ngoài không đảm bảo đƣợc tính bảo mật hoặc không phù hợp với tổ chức, gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp. Do đó, các chƣơng trình nhƣ đào tạo nâng cao, đào tạo mới hay phát triển kỹ năng cho ngƣời lao động nếu đƣợc sử dụng hợp lý sẽ là phƣơng thức hiệu quả nhất giúp tổ chức đạt đƣợc các mục tiêu của mình, nhất là trong dài hạn. Vì thế,

30

đào tạo và phát triển nguồn nhân lực trƣớc hết phụ thuộc vào mục tiêu, chiến lƣợc, chính sách của công ty.

* Đội ngũ lãnh đạo

Đội ngũ lãnh đạo ảnh hƣởng rất nhiều đến công tác quản trị nguồn nhân lực trong một doanh nghiệp thể hiện qua năng lực và quan điểm của nhà lãnh đạo đối với công tác quản trị nhân sự của tổ chức.

Ban lãnh đạo của một doanh nghiệp phải có đủ năng lực và những phẩm chất cần thiết của nhà lãnh đạo, đồng thời phải biết lựa chọn những cách thức quản lý phù hợp, khuyến khích thích hợp để tạo động lực làm việc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Và họ cần sử dụng linh hoạt các phƣơng pháp cùng nghệ thuật lãnh đạo để sử dụng nhân viên hợp lý với những với những điều kiện của công việc cũng nhƣ việc bố trí cho phù hợp với những chức năng, năng lực và trình độ của họ.

Mỗi ngƣời lãnh đạo đều có quan điểm riêng về công tác quản trị nhân sự nói chung và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực nói riêng. Những quan điểm này sẽ chi phối đến cách thức xây dựng, thực hiện quy trình đào tạo và phát triển. Sự quan tâm thích đáng của ngƣời lãnh đạo tới sự phát triển, đào tạo nguồn nhân lực sẽ góp phần hoàn thành các sứ mệnh, mục tiêu của tổ chức.

* Cơ cấu tổ chức:

Cơ cấu tổ chức là cách sắp xếp bộ máy phòng ban, các mối quan hệ, các luồng thông tin giữa các công việc, các cấp. Nó xác định các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn giữa những con ngƣời đảm nhận các công việc.

Cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp quy định cách thức quản trị nguồn nhân lực tại doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, dù cho thiết kế đƣợc một cơ cấu tổ chức tối ƣu mà không biết cách tuyển dụng những con ngƣời phù hợp, trao nhiệm vụ và quyền hạn cho họ để thực hiện công việc hoặc không kích thích, động viên họ làm việc thì cũng không đạt đƣợc các mục tiêu. Khi một cơ cấu tổ chức thay đổi, tăng hoặc giảm cấp bậc, mở rộng hoặc thu hẹp các chức năng, gia tăng quyền hạn hay thu hẹp bớt quyền hạn…thì công tác quản trị nguồn nhân lực cũng thay đổi.

31

* Đặc điểm nguồn nhân lực:

Nguồn nhân lực chi phối đến các hoạt động bố trí, phân công công việc, đào tạo - phát triển vì thế các đặc điểm nhƣ cơ cấu, số lƣợng, chất lƣợng của đội ngũ lao động là nhân tố quan trọng trong việc ra quyết định bố trí công việc cũng nhƣ công tác đào tạo phát triển.

Trong doanh nghiệp thì mỗi loại lao động có những đặc trạng riêng. Ví dụ: Lao động nữ chịu sự ràng buộc của gia đình nhiều hơn nên điều kiện, thời gian dành cho việc học khó khăn hơn lao động nam. Lao động lớn tuổi có bề dày kinh nghiệm và kỹ năng công việc thuần thục nhƣng khó có khả năng tiếp nhận các kiến thức, công nghệ mới trong khi lao động trẻ năng động, sáng tạo, tiếp thu nhanh thì kinh nghiệm còn non yếu. Lao động chất lƣợng cao thông thƣờng khả năng học tập nhanh và hiệu quả hơn lao động phổ thông

* Bầu không khí văn hóa của doanh nghiệp:

Bầu không khí văn hóa của doanh nghiệp tạo ra những nét đặc thù cá biệt, ảnh hƣởng đến phong cách làm việc và ứng xử của các thành viên trong doanh nghiệp. Bầu không khí văn hóa của doanh nghiệp chính là “linh hồn” của doanh nghiệp, nó đƣợc tạo ra từ mối quan hệ của các thành viên trong doanh nghiệp nhƣng đồng thời nó lại điều khiển các mối quan hệ đó. Bầu không khí văn hóa của doanh nghiệp cho phép mọi ngƣời biết cách cƣ xử với nhau, biết cách hành động nhƣ thế nào đối với các thành viên của mình và đối với ngƣời bên ngoài. Bầu không khí văn hóa của doanh nghiệp ảnh hƣởng đến sự hoàn thành công việc trong doanh nghiệp, ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn của nhân viên và cũng ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời trong các hoạt động của doanh nghiệp.

32

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần cầu xây (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)