Vốn kinh doanh của nhà trường là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tư liệu sản xuất được nhà trường sử dụng một cách hợp lý và có kế hoạch vào hoạt động đào tạo cũng như sản xuất kinh doanh nhằm đạt mục tiêu chất
lượng đào tạo và lợi nhuận. Vốn được hiện bằng tiền của tài sản hữu hình và tài sản vô hình
a. Quản lý vốn cố định và tài sản cố định
Vốn cố định là một bộ phận của vốn đầu tư của trường dung để đầu tư mua sắm TSCĐ mà đặc điểm của nó là luân chuyển dần dần từng phần trong nhiều chu kỳ sản xuất và hoàn thành một vòng tuần hoàn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng. Đặc điểm của vốn cố định thể hiện bằng đặc điểm của TSCĐ :
+ Tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh
+ Được luân chuyển từng phần trong các chu kỳ sản xuất
+ Sau nhiều chu kỳ sản xuất vốn ccố định mới hoàn thành 1 vòng luân chuyển
- Hàng năm nhà trường đều lập kế hoạch KH TSCĐ, TSCĐ được quản lý sử dụng theo quy định của Nhà nước và quy định của nhà trường, mọi TSCĐ đều có hồ sơ theo dõi, đánh số và phân loại
- Các TSCĐ đã khấu hao hết nhung vẫn còn sử dụng được hoặc TSCĐ chưa hết khấu hao nhưng đã bị hư hỏng phải thanh lý đều được nhà trường quản lý chặt chẽ
- Cuối mỗi năm nhà trường đều tiến hành kiểm kê, tìm nguyên nhân và các biện pháp xử lý đối với trường hợp thừa hoặc thiếu.
- Hạch toỏn đúng chi phí về nâng cấp và sửa chữa TSCĐ
- Thanh lập hội đồng mỗi khi giao nhận, thanh lý , nhượng bán TSCĐ và thực hạch toán theo đúng quy định của nhà nước.
Kết quả của công tác quản lý sử dụng vốn cố định và tài sản cố định.
Bảng 2.7 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và TSCĐ phục vụ cho đào tạo của trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - Vinacomin.
Thông qua bảng 2.2a ta thấy việc đầu tư, đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác đào tạo được nhà trường rất chú trọng. Nguyên giá TSCĐ tăng cao qua các năm, chủ yếu việc đầu tư này được nhà trường tập trung cho việc xây dựng các công trình hạng mục quan trong phục vụ cho đào tạo học sinh như nhà xưởng, khu rèn luyện thể chất, nhà ở ký túc xá học sinh vv….Nhà trường không có TSCĐ thuê tài chính và TSCĐ vô hình.
Vốn cố đình là giá trị bằng tiền của toàn bộ TSCĐ của nhà trường, việc nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố đinh tất yếu phải nghiên cứu hiệu quả sử dụng tài sản cố định.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định ở bảng phân tích phản ánh nhà trường bỏ ra một đồng TSCĐ sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu thuần.. Chỉ tiêu này nhà trường sử dụng có biến động tăng dần năm 2008 là 0,44 đồng, năm 2009 là 0,58 đồng, năm 2010 là 0,63 đồng, năm 2011 là 0,74 đồng. Như vậy ta thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ của nhà trường hàng năm có tăng nhưng không đáng kể, hiệu suất sử dụng TSCĐ của nhà trường so với các loại hình doanh nghiệp là khá thấp. TSCĐ của nhà trường chủ yếu là nhà xưởng, công trình rèn luyện thể chất, phương tiện vận tải, nhà ở ký túc xá học sinh và có giá trị rất lớn, không giống các doanh nghiệp kinh doanh thương mại , giá trị TSCĐ để phục vụ cho hoạt động SXKD nhỏ và hiệu suất sử dụng TSCĐ tương đối cao.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định cũng có hình thái biến động như hiệu suất của TSCĐ. Tuy nhiên chỉ tiêu này phản ánh rõ bản chất của việc sử dụng vốn cố định hơn là vì giá trị vốn cố định là giá trị TSCĐ sau khi đã trừ đi giá trị hao mòn luỹ kế. Vì vậy chỉ tiêu này phản ánh sát thực hơn tính hiệu quả của TSCĐ đưa vào hoạt động đào tạo. Năm 2011, hiệu suất sử dụng vốn
cố định đạt cao nhất 1,23 đồng nghĩa là với 1 đồng VCĐ bình quân đưa vào hoạt động đào tạo ra 1,23 đồng doanh thu trong năm. Những năm còn lại giá trị của chỉ tiêu thấp doanh thu tạo ra trong năm không đủ bù đắp lượng VCĐ bỏ ra để sử dụng.
Ngược lại chỉ tiêu hệ số huy động vốn cố định là chỉ tiêu nghịch đảo của hiệu suất sử dụng vốn cố định, ở thời điểm năm 2011, hàm lượng VCĐ là 0,81 đồng cho thấy để tạo ra một đồng doanh thu nhà trường chỉ phải sử dụng 0,81 đồng VCĐ.
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định bằng lợi nhuận thuần chia cho vốn cố định bình quân. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong kỳ. Qua bảng tính ta thấy chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ đạt 0,22 đồng năm 2008 có nghĩa là mỗi đồng VCĐ tạo ra 0,22 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là năm có trị số cao nhất trong giai đoạn này. Những năm tiếp theo đầu tư cho TSCĐ tăng cao lợi nhuận sau thuế chưa nhiều đã làm cho tỷ suất lợi nhuận VCĐ giảm xuống thấp nhất là năm 2009.
Cũng giống như tỷ suất lợi nhuận VCĐ, suất hao phí của TSCĐ cũng có chiều hướng biến động ngược lại, Năm 2008 suất hao phí của TSCĐ đạt 7,92 đồng nghĩa là để tạo ra một đồng lợi nhuận sau thuế cần 7,92 đồng tài sản. Đây là năm quản lý tốt nhất trong giai đoạn này, những năm sau có chiều hướng tăng do do nhà trường cần phải quan tâm công tác quản lý và sử dụng TSCĐ.
Bảng 2.8 Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định và TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh của trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - Vinacomin.
Qua bảng 2.2b ta thấy việc đầu tư, đổi mới công nghệ, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho công tác sản xuất được nhà trường rất chú trọng. Nguyên giá TSCĐ tăng cao qua các năm, chủ yếu việc đầu tư này được nhà trường tập trung cho việc xây dựng các công trình hạng mục quan trong phục vụ cho sản xuất như mở rộng diện sản xuất, trang bị máy móc, thiết bị vv...
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định phục vụ cho sản xuất kinh doanh trong giai đoạn này cao hơn so với hiệu suất sử dụng TSCĐ phục vụ cho đào tạo ở cùng kỳ chứng tỏ nhà trường đã quan tâm, chú trọng hơn trong công tác quản lý TSCĐ phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Chỉ tiêu này nhà trường sử dụng có biến động tăng dần năm 2008 là 1,25 đồng, năm 2009 là 0,78 đồng, năm 2010 là 1,4 đồng, năm 2011 là 1,32 đồng.
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định cũng có hình thái biến động như hiệu suất của TSCĐ. Năm 2010, hiệu suất sử dụng vốn cố định đạt cao nhất 1,75 đồng nghĩa là với 1 đồng VCĐ bình quân đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra 1,75 đồng doanh thu trong năm.
Ngược lại chỉ tiêu hệ số huy động vốn cố định là chỉ tiêu nghịch đảo của hiệu suất sử dụng vốn cố định. ở thời điểm năm 2010, hàm lượng VCĐ là 0,57 đồng cho thấy để tạo ra một đồng doanh thu nhà trường chỉ phải sử dụng 0,57 đồng VCĐ.
Chi tiêu tỷ suất lợi nhuận VCĐ đạt 0,23 đồng năm 2011 có nghĩa là mỗi đồng VCĐ tạo ra 0,23 đồng lợi nhuận sau thuế. Đây là năm có trị số cao nhất trong giai đoạn này. Những năm trước đầu tư cho TSCĐ tăng cao lợi nhuận sau thuế chưa nhiều đã làm cho tỷ suất lợi nhuận VCĐ giảm xuống thấp nhất là 0.009 vào năm 2009.
Cũng giống như tỷ suất lợi nhuận VCĐ, suất hao phí của TSCĐ cũng có chiều hướng biến động ngược lại, Năm 2009 suất hao phí của TSCĐ đạt
532,19 đồng nghĩa là để tạo ra một đồng lợi nhuận sau thuế cần 532,19 đồng tài sản. Đây là năm quản lý VCĐ kém nhất trong giai đoạn này, những năm sau có chiều hướng giảm xuống chứng tỏ rằng nhà trường đã quan tâm quản lý sát sao trong công tác sử dụng vốn.
b. Quản lý tài sản ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn của nhà trường là một bộ phận tài sản đầu tư của trường dùng để đầu tư, mua sắm tài sản ngắn hạn dùng cho sản xuất và lưu thông để đảm bảo cho quá đào tạo, sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục.
Trong các giai đoạn của chu kỳ đào tạo, hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên tồn tại một lượng TSLĐ nhất định bao gồm các khoản dự trữ nguyên vật liệu, sảm phẩm dở dang, thành phẩm và nợ phải thu từ khách hàng. Những TSLĐ này được gọi là TSLĐ thường xuyên. Bộ phận TSLĐ thường xuyên phần lớn do nguồn vốn lưu động thường xuyên đảm bảo.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = Tổng nguồn vốn thường xuyên - Giá trị TSCĐ của doanh nghiệp
Nhu cầu vốn lưu động hàng năm được nhà trường xác định theo phương pháp trực tiếp : Nghĩa là căn cứ vào nhu cầu đào tạo, sản lượng sản xuất, định mức tiêu hao, giá cả vật tư, giá thành sản xuất, chu kỳ sản xuất, số ngày dự trữ thành phẩm để xác định nhu cầu vốn cho từng khâu, dự trữ, sản xuất và lưu thông.
* Công tác quản lý vốn bằng tiền
Do tính hoạt động của nhà trường là đào tạo chủ yếu học sinh thuộc các đơn vị trong ngành than, kinh phí đào tạo chủ yếu là do các doanh nghiệp trả, mặt khác sản phẩm than bán cho khách hàng do Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam chỉ đạo phải qua công ty than Vàng Danh, do đó hầu
hết các khoản thu tiền bán hàng, trả tiền mua cho nhà cung cấp đều được thông qua hình thức thu chi tiền mặt đối với những khoản thanh toán ≤ 10.000.000 đồng, các khoản lớn hơn thanh toán bằng hình thức chuyển khoản qua tài khoản tại ngân hàng.
Các khoản thu chi được nhà trường quản lý chặt chẽ theo nguyên tắc chi tiêu đã được nhà trường xây dựng : Các khoản thu, chi bằng tiền mặt đều phải thông qua quỹ, có phân công trách nhiệm rõ ràng trong quản lý tiền mặt, giữa thủ quỹ và nhân viên kế toán tiền mặt. Việc xuất, nhập quỹ tiền mặt hàng ngày do thủ quỹ tiến hành trên cơ sở các phiếu thu chi tiền mặt hợp thức và hợp pháp. Số dư tiền mặt tại quỹ nhà trường chỉ để ở mức tối thiểu cần thiết, số tiền trong ngày vượt quá mức cần thiết sẽ kịp thời gửi vào ngân hàng. Bên cạnh đú cỏc khoản cán bộ, công nhân viên tạm ứng bằng tiền mặt được nhà trường quản lý rất chặt chẽ, trên cơ sở kế hoạch được duyệt và kết quả và tiến độ thực hiện kế hoạch và hoàn tạm ứng.
* Công tác quản lý vốn tồn kho dự trữ
Công tác quản lý vốn tồn kho dự trữ được nhà trường rất quan tâm chú trọng từ khâu mua hàng được thực hiện theo kế hoạch phục vụ cho đào tạo hoặc sản xuất đã được Hiệu trưởng duyệt mới mua về nhập kho, do đó số ngày vật tư, nguyên liệu lưu trong kho đến khi xuất ra để sử dụng là tương đối ngắn, công tác giao nhận hàng cũng được nhà trường quản lý rất chặt chẽ. Khi nhận hàng mua, nhà trường có hội đồng nghiệm thu kiểm nghiệm số lượng, chất lượng, phẩm cấp của hàng mua trên cơ sở hợp đồng đã ký kết giữa hai bên, sau đó nhập kho và bảo quản hàng trong kho cẩn thận và an toàn. Định kỳ hàng tháng kế toán tập hợp phiếu nhập kho, phiếu xuất kho và lập báo cáo nhập xuất tồn.
Nhà trường đã xây dựng quy chế quản lý nợ phải thu, xác định rõ trách nhiệm cho các bộ phận kế toán theo dõi, mở sổ theo dõi ghi chép phản ánh các khoản nợ phải thu theo từng hợp đồng, từng đối tượng khách hàng, thời hạn thanh toán, chuẩn bị các chứng từ cần thiết đối với các khoản nợ sắp đến kỳ hạn thanh toán. Thực hiện kíp thời các thủ tục và đôn đốc khách hàng thanh toán các khoản nợ đến hạn, chủ động áp dụng các biện pháp thích hợp để thu hồi các khoản nợ quá hạn và hàng quý thực hiện đối chiếu công nợ với từng khách hàng.
Kết quả của việc quản lý sử dụng tài sản ngắn hạn
Qua bảng 2.9 đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn cho thấy chỉ tiêu “Số vòng quay hàng tồn kho” phản ánh trong 4 năm qua việc luân chuyển hàng tồn kho có nhiều chiển biến tích cực, chỉ tiêu này liên tục tăng từ 9,95 vũng/năm năm 2009; 18,09 vũng/năm 2010; 34,63 vũng/năm 2011. Trong giai đoạn này giá cả thị trường các nguyên vật liệu, nhiên liệu, gỗ chống lò, điện năng vv... thường xuyên bị trượt giá làm cho giá vốn của trường không ngừng tăng ảnh hưởng đến kết quả đào tạo, sản xuất kinh doanh. Nhưng công tác quản lý hàng tồn kho hiệu quả giúp nhà trường tháo dỡ được khó khăn khi lượng hàng tồn kho giảm qua các năm, chỉ tăng trong 2 năm đầu cũn các năm tiếp theo giảm trong khi đó doanh số thực hiện năm sau cao hơn năm trước.
Số vòng quay các khoản phải thu có chiều biến động ngược lại, giảm từ 12,91 vũng/năm 2008 còn 6,8 vũng/năm 2009, còn 5,29 vũng/năm 2010, còn 5,23 vòng/năm 2011… Nguyên nhân và các khoản khoản phải thu kinh phí đào tạo cho các công ty thuộc Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam thực hiện theo hàng quí do đó đến ngày 31 tháng 12 hàng năm mới xác định được số phải thu kinh phí quí IV hàng năm để hạch toán trên sổ sách sau đó sang đầu năm sau mơi thu được tiền. Mặc dù số vòng quay các khoản phải thu giảm nhưng tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của số vốn bị
chiếm dụng đó là thực trạng tài chính tốt, tuy nhiên nhà trường cần có biện pháp để giảm bớt khoản phải thu để tăng nhanh vòng quay các khoản phải thu.
Kỳ thu tiền trung bình có sự biến động trái ngược với số vòng quay các khoản phải thu nghĩa là nhà trường cũng cần nhiều thời gian hơn để thu hồi vốn nợ của khách hàng. Kỳ thu tiền trung bình liên tục tăng từ 27,89 ngày/năm 2008 lên đến 52,98 ngày/năm 2009; 68,05 ngày/năm 2010 và 68,78 ngày/năm 2011. Cũng giống vòng quay các khoản phải thu kỳ trung bình thu tiền của nhà trường bị chiếm dụng vốn khá lớn.
Vòng quay vốn lưu động chỉ tồn tại ở khoản 1,68 ữ 2,66 vũng/năm. Chỉ tiêu này bằng doanh thu thuần/vốn lưu động bình quân, cho thấy vốn lưu động được sử dụng ở trường tuy có thấp nhưng luôn ở mức ổn định và tăng đều, do sự trượt giá của nguyờn, nhiờn vật liệu, sắt thép, gỗ chống lò vv.. Đi đôi với nó là doanh thu thuần cũng tăng với tốc độ tương đương.
Mức đảm nhiệm vốn lưu động là chỉ tiêu nghịch đảo của vòng quay vốn lưu động nên cũng không có nhiều biến động. Chỉ tiêu này đạt thấp nhất năm 2011
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh rõ nét nhất về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của nhà trường trong thời gian này. Chỉ tiêu này có sự giảm sút trong năm 2009 do vốn lưu động tăng cao trong khi lợi nhuận sau thuế lại giảm so với năm 2008. Chỉ tiêu này những năm sau có sự chuyển dịch tăng dần nhưng không đáng kể, vì vậy nhà trường cần quan tâm hơn nữa công tác quản lý vốn lưu động để phục vụ tốt cho công tác đào tạo và sản xuất kinh doanh được điều hoà và hợp lý hơn.