Nghị - Vinacomin
Như trong chương I đó nờu Trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - Vinacomin là đơn vị hành chính sự nghiệp có thu nhưng hoạt động tài chính vừa theo chế độ kế toán hành chính sự nghiệp có thu vừa theo chế độ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp, do đó hoạt động tài chớnh nhà trường có nhiều điểm khác biệt so với các đơn vị hành chớnh sự nghiệp có thu khác.
Những năm trước đây nguồn kinh phí của trường được ngân sách nhà nước và Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam cấp dựa trên chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm do Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam phân bổ. Chi phí hoạt động được thực hiện theo dự toán đã được cấp trên phê duyệt từ đầu năm, do đó nhà trường hoạt động quản lý tài chính hoàn toàn mang tính thụ động.
Từ năm 1998 thực hiện xã hội hoá giáo dục, NSNN đã cất giảm dần kinh phí chi thường xuyên đối với các đơn vị đào tạo nghề, nhà trường chuyển sang cơ chế hoạt động theo mô hình sự nghiệp có thu, tự bảo đảm một phần kinh phí và đến năm 2006 NSNN không cấp kinh phí chi thường xuyên cho hoạt động đào tạo nghề, Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Viờt Nam chỉ còn cấp kinh phí cho số học sinh đã tuyển từ năm 2006 trở về trước, nhà trường phải tự bảo đảm nguồn kinh phí chi thường xuyên.
Trước tình hình đó Nhà trường phải đổi mới phương thức quản lý, chủ động, phát huy mọi nguồn lực, tìm hướng đi mới cho riêng mình để có thể
đứng vững trong cơ chế thị trường hiện nay, nhà trường phải tìm hiểu nghiên cứu về nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp, cũng như xã hội, tìm kiếm thị trường, mở rộng đa ngành, đa nghề, đa loại hình đào tạo, đào tạo kết hợp với sản xuất, tăng cường các hoạt động dịch vụ, liên kết đào tạo … để tăng nguồn thu cho đơn vị.
Để phù hợp với yêu cầu quản lý chung của ngành nhà trường áp dụng chế độ quản lý tài chính theo quy định của Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam.
- Phần thu học phí, kinh phí đào tạo, lệ phí thực hiện quyết toán tài chính theo chế độ kế toán của đơn vị sự nghiệp (QĐ số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài Chính, về việc ban hành chế độ kế toán áp dụng đơn vị hành chính sự nghiệp).
- Phần thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh thực hiện quyết toán tài chính theo chế độ kế toán doanh nghiệp (QĐ số 15/2006/QĐ-BTC ngày 30 tháng 3 năm 2006 của Bộ Tài chính, về việc ban hành chế độ kế toán doanh nhgiệp) sau đó tổng hợp thành quyết toán chung của toàn trường.
Các nguồn thu của trường đều được phản ánh đầy đủ trung thực trong chứng từ, sổ sách kế toán và được lưu trữ theo đúng quy định của Nhà nước. Học phí được quản lý tại Kho bạc Nhà nước thành phố Uụng Bớ tỉnh Quảng Ninh, các khoản thu khác được cân đối gửi có kỳ hạn tại các ngân hàng trên địa bàn thành phố Uụng Bớ tỉnh Quảng Ninh.
Công tác quản lý tài chính của Trường thực hiện thống nhất trong toàn trường, được chuẩn hoá theo hai nội dung hoạt động đào tạo và sản xuất kinh doanh, được phân bổ, sử dụng hợp lý công khai, minh bạch và đúng quy định theo hướng dẫn của nhà nước và của tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam.
Kết quả hoạt động thu lớn hơn chi của hoạt động sự nghiệp sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước, nhà trường để lại bổ sung quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp và trích lập các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, sau khi thực hiện nghĩa vụ nộp thuế cho nhà nước nhà trường bổ sung nguồn vốn kinh doanh và các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi.
Kết quả hoạt động tài chính của nhà trường được sử dụng ưu tiên cho hoạt động đào tạo, nâng cao đời sống cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên, tiết kiệm chi phí để tăng chênh lệch thu lớn hơn chi đảm bảo tăng cường cơ sở vật chất phục vụ đào tạo tái đầu tư cơ sở vật chất phục vụ phát triễn bền vững nhà trường.
Thực hiện chế độ thủ trưởng (Hiệu trưởng) là chủ tài khoản, chịu trách nhiệm trực tiếp; thực hiện phân phối kết quả tài chính hàng năm, là người chịu trách nhiệm cao nhất trước Nhà nước và Pháp luật.
Công tác quản lý chi phí được nhà trường thực hiện theo dõi chi tiết theo từng chỉ tiêu kế hoạch, định mức đã được xây dựng hàng năm, và có sơ kết, đánh giá rút kinh nghiệm trong việc tổ chức thực hiện. Giúp cho Ban lãnh đạo kiểm tra, giám sát điều hành hoạt động quản trị chi phí, phân tích được hiệu quả kinh tế của từng chỉ tiêu, bộ phận từ đó có những quyết sách đúng đắn về chiến lược phát triển lâu dài của Nhà trường trong tương lai.