đơn vị sự nghiệp có thu ở nước ta trong những năm gần đây
Trong những năm gần đây các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước chuyển dần sang hoạt động theo cơ chế quản lý phù hợp với kinh tế thị trường là lĩnh
vực vấp phải nhiều lúng túng ở nước ta. Mặc dù đầu những năm 90 Đảng và Nhà nước ta đó cú chủ trương xã hội hoá một phần các dịch vụ công của Nhà nước, nhưng quá trình xã hội hoá diễn ra chậm chạp. Gần đây, việc ban hành Nghị định 43 của Chính Phủ ta đã thể hiện quyết tâm đổi mới trong quản lý các đơn vị hành chính sự nghiệp. Để đánh giá và tỡm những giải pháp nhằm thực hiện chủ trương xã hội hoá các dịch vụ công của nhà nước, đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác quản lý tài chính :
1. Đề tài luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu một số giải pháp tăng cường quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu – Áp dụng cho trung tâm kiểm định chất lượng sản phẩm đo đạc bản đồ của tác giả Nguyễn Tuấn Dũng, được ấn bản năm 2009.
2. Đề tài luận văn thạc sĩ “Nghiờn cứu một số giải pháp đảm bảo tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp công lập – áp dụng cho Trường Cao đẳng nghề Công nghiệp Việt Bắc – TKV” của tác giả Nguyễn Thị Bích Thuỷ, được ấn bản năm 2009.
3. Đề tài luận văn thạc sĩ “Nghiờn cứu một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị chi phí trong điều kiện tự chủ hoàn toàn về tài chính của Trường Cao đẳng nghề mỏ Hồng Cẩm – TKV” của tác giả Nguyễn Thị Nhung, được ấn bản năm 2010.
Và cũn một số đề tài khác vv…
Các công trình đã nghiên cứu về công tác quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu, nội dung nghiên cứu của các công trình này đều mang tính đúng đắn của chủ trương xã hội hoỏ trờn cỏc mặt làm tăng quy mô và chủng loại dịch vụ, nhất là dịch vụ y tế và giáo dục, tăng ý thức trách nhiệm của mọi người, cung cấp lựa chọn, kiểm soát và trả phí theo chất lượng dịch vụ, đồng thời nghiên cứu về tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính trên cơ sở
thực hiện Nghị định 10, Nghị định 43 của Chính Phủ và đều áp dụng chế độ kế toán theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC của Bộ Tài chính.
Trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - Vinacomin là đơn vị sự nghiệp có thu nhưng hoạt động theo cả hai loại hình là : Đơn vị sự nghiệp có thu và đơn vị doanh nghiệp. Chế độ kế toán áp dụng vừa theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC vừa Quyết định số 15/2006-QĐ/BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Do đó công tác quản lý tài chớnh có phức tạp hơn, phải phõn loại quản lý tài chớnh theo từng lĩnh vực hoạt động :đào tạo nghề và hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy cần phải có sự linh hoạt hơn trong quá trình quản lý và huy động sử dụng các nguồn lực tài chớnh. Do đó tác giả lựa chọn đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại
trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - Vinacomin” để nghiên cứu. Đõy
chớnh là điểm khác biệt so với các công trình đã nghiên cứu về quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có thu trong những năm trước cũng như gần đây vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu đề cập tới.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ MỎ HỮU NGHỊ -VINACOMIN.
2.1 Khái quát chung về trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - Vinacomin.
2.1.1 Giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - Vinacomin
Năm 1975, sau khi đất nước thống nhất, một trong những nhiệm vụ trọng yếu là đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ công nhân kỹ thuật, chuẩn bị cho công cuộc kiến thiết đất nước. Và than được xác định là một ngành công nghiệp nhiên liệu mũi nhọn, nó đặc biệt quan trọng khi nước ta chưa có dầu lửa. Chính từ mục tiêu này, được sự giúp đỡ của Liờn Xụ, năm 1976, Trường công nhân kỹ thuật mỏ, tiền thân của Trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - vinacomin đã ra đời. Đến năm 2006 được nâng cấp thành Trường cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - TKV theo quyết định số 1993/QĐ-LĐTBXH ngày 29/12/2006 của Bộ lao động thương binh và xã hội. Cơ quan quản lý trực tiếp của trường là Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam và chịu sự quản lý Nhà nước về dạy nghề của Bộ Lao động thương binh và xã hội, Trường hoạt theo điều lệ trường Cao đẳng dạy nghề và những quy định hiện hành về dạy nghề.
Trải qua hơn 35 năm xây dựng và trưởng thành, từ hơn 200 học sinh khóa đầu tiên đến năm học 2009 – 2011, chỉ tiêu đào tạo của nhà trường là trên 1.650 học sinh ở 12 chuyên ngành đào tạo, những học sinh do trường đào tạo khi ra trường đã khẳng định được chuyên môn, tay nghề của mình. 100% học sinh ra trường đều có việc làm ngay, tự tin tiến sâu vào hầm lò, đến với những khai trường, nhà sàng của ngành Than và một số ngành trong xã hội.
Được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cơ quan cấp trên cũng như sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, giáo viên, công nhân viên và học sinh. Trong những năm qua nhà trường đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ cấp trên giao và đã vinh dự được nhận những phần thưởng cao quý của Đảng và Nhà nước, các Bộ, ngành Trung ương và địa phương khen thưởng với các thành tích nổi bật như :
Được Nhà nước tặng thưởng Huân chương độc lập hạng ba – Năm 2005
- Huân chương Lao động hạng Nhất, hạng Nhì, hạng Ba - các năm 2000; 1996; 1991
- Được Bộ công nghiệp tặng Cờ thi đua trong năm học 2001-2002 ; 2004- 2005
- Được Bộ Công nghiệp, Bộ Công thương tặng Bằng khen “Trường tiên tiến xuất sắc“ năm học 2005-2006; 2006-2007; 2007-2008
- Thủ tưởng chỉnh phủ tặng bằng khen cho 01 tập thể và 02 cá nhân năm 2005; 2008
- Được Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh tặng Cờ thi đua xuất sắc trong các năm học 2000-2001; 2002-2003; Bằng khen năm học 2003-2004
- Sở LĐTB và XH tỉnh Quảng Ninh tặng cờ đơn vị đạt giải ba hội thi tay nghề giỏi GVDN tỉnh Quảng ninh năm 2005.
Tên giao dịch của trường hiện nay :
Tên trường : Trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - Vinacomin
Tên giao dịch quốc tế : Vinacomin- Huunghi mining vocational
college
Địa điểm trụ sở chính : Phố Việt Xụ-P. Thanh Sơn–TP Uụng Bớ- tỉnh
Quảng Ninh