a. Công tác quản lý chi phí
* Quản lý chi phí nguyên liệu, vật liệu
Công tác mua sắm, sử dụng nguyên liệu, vật liệu được tiến hành theo kế hoạch đào tạo và sản xuất đã được Hiệu trưởng duyệt hàng tháng, quý, năm và được thực hiện theo quy trình sau :
- Khảo sát thị trường;
- Lấy báo giá nguyên liệu, vật liệu cần mua trình duyệt hội đồng tư vấn giá nhà trường để lựa chọn đơn vị cung ứng vật tư, hàng hoá;
- Lập quyết định duyệt giá. Báo cáo Hiệu trưởng và Hội đồng thư vấn giá kiểm tra và ký quyết định duyệt giá.
- Thông báo với đơn vị được chọn cung cấp hàng hoá, vật tư chuẩn bị vật tư, hàng hoá theo danh mục trong quyết định duyệt giá.
- Yêu cầu đơn vị cung cấp hàng hoá thông qua hợp đồng mua bán.
- Lập biên bản nghiệm thu kiểm nghiệm số lượng chất lượng hàng theo đúng quy cách, phẩm cấp nhà trường yêu cầu, ký nhận hoá đơn GTGT, sau đó làm thủ tục nhập kho.
- Căn cứ vào phiếu xin lĩnh nguyên liệu, vật liệu của từng bộ phận, phòng, khoa, phân xưởng, phòng Kế hoạch vật tư viết phiếu xuất kho, gửi phòng kế toán tài chính. Phòng Kế toán tài chính nhà trường căn cứ vào đối tượng sử dụng để hạch toán vào chi phí giá thành đào tạo (hoặc) chi phí giá thành sản xuất kinh doanh.
* Quản lý chi phí về nhiên liệu, năng lượng, động lực
Căn cứ kế hoạch hàng tháng, định mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng cho từng từng thiết bị, bộ phận đã được Hiệu trưởng duyệt. Ngày cuối cùng
hàng tháng các bộ phận tiến hành nghiệm thu số km xe cơ giới hoạt động, giờ thiết bị máy móc hoạt động để tính tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, động lực để hạch toán vào giá thành đào tạo (hoặc) chi phí giá thành sản xuất kinh doanh.
* Quản lý lao động, tiền lương
- Công tác quản lý tổ chức lao động : Trong những năm qua Nhà trường đã thực hiện tốt phương án bố trí, sắp xếp lại tổ chức tại các bộ phận, phòng ban, khoa nghề của Nhà trường, vận động người lao động nghỉ hưu trước tuổi đối với các cán bộ, viên chức chưa đến tuổi nghỉ chế độ nhưng có nguyện vọng nghỉ theo quy chế quản lý và sử dụng quỹ sắp xếp đổi mới cơ cấu, chất lượng lao động trong Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam. Kết quả từ năm 2008 đến năm 2011 Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam đã phê duyệt cho 24 cán bộ, giáo viên, công nhân viên của nhà trường được nghỉ hưởng chế độ hưu trí trước tuổi. Thay thế lớp cán bộ nghỉ hưu, nhà trường đã tổ chức tuyển chọn đội ngũ cán bộ, giáo viên trẻ được đào tạo đúng chuyên ngành, năng động và có khả năng áp dụng trình độ khoa học tiến tiến vào thực hiện công tác giảng dạy cũng và chuyên môn của mình.
- Công tác quản lý tiền lương, tiền công của người lao động : + Quản lý quỹ tiền lương :
Quỹ tiền lương nhà trường hàng năm được xác định theo tiêu chí sau: Tổng quỹ tiền lương của nhà trường = Quỹ tiền lương phục vụ cho đào tạo + Quỹ tiền lương phục vụ cho sản xuất than +
Quỹ tiền lương phục vụ cho SX kinh doanh
khác
Quỹ tiền lương phục vụ cho đào tạo : Tiền lương được tính theo doanh thu hoạt động đào tạo nhân với đơn giá tiền lương được Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam phê duyệt.
Quỹ tiền lương phục vụ cho sản xuất than : Tiền lương được tính theo doanh thu hoạt động sản xuất than nhân với đơn giá tiền lương được Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam phê duyệt.
Quỹ tiền lương phục vụ cho sản xuất khác : Tiền lương được tính theo doanh thu hoạt động sản xuất khỏc nhõn với đơn giá tiền lương cho Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam phê duyệt.
Tổng quỹ tiền lương được thực hiện hàng năm tớnh trờn doanh thu nhưng phải đảm bảo các chỉ tiêu kế hoạch và lợi nhuận đã được giao đầu năm. Nếu không đạt chỉ tiêu (hoặc) vượt chỉ tiêu kế hoạch hàng năm thì quỹ tiền lương cũng bị giảm theo tương ứng.
+ Phân phối tiền lương :
Hàng năm, Nhà trường đều tiến hành xây dựng quy chế quản lý và phân phối quỹ tiền lương cho cán bộ, giáo viên, công nhân viên trên cơ sở năng suất, chất lượng sản phẩm, hiệu quả công tác của người lao động và đảm bảo bình đẳng, hợp lý và hiệu quả.
Công tác tiền lương được thực hiện theo quy chế trả lương của Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam; quyết định số 1933/QĐ- Vinacomin ngày 31/8/2011 Về việc ban hành mức tiền lương, hệ số dón cỏch giao khoán cho một số chức danh, ngành nghề và quy chế trả lương của trường.
Hệ số cấp bậc dón cỏch nhà trường thực hiện như sau : Hệ số cấp bậc của Hiệu trưởng gấp 6,5 lần so với hệ số cấp bậc của công nhân viên thấp nhất và được trả lương theo các hình thức sau :
- Tiền lương thời gian : Được trả đối với lãnh đạo nhà trường và cỏc phũng ban nghiệp vụ ; Tiền lương được = Hệ số cấp bậc công x Số ngày công đi : Số ngày công x Mặt bằng chung của nhà x Mức hoàn thành
hưởng việc từng CB CNV làm thực tế chế độ trường tại thời điểm công việc
- Tiền lương sản phẩm : Được thanh toán cho các đơn vị là các khoa nghề và các bộ phận sản xuất than, bộ phận gia công và cấp dưỡng.
Đối với các khoa nghề : Tiền lương được thanh toán theo đơn giá giao khoán bình quân chung và định mức tiêu chuẩn giờ giảng theo qui định của trường trên cơ sở qui định của nhà nước (vận dụng thông tư 09/2008/TT- BLĐ-TBXH ngày 27/8/2008). Giáo viên thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được nghiệm thu qui đổi về giờ tiêu chuẩn hàng tháng để thanh toán. Các nhiệm vụ kèm theo công tác giảng dạy theo qui định, ngoài giờ lên lớp, trong giờ hành chính giáo viên làm công tác chuẩn bị tại khoa.
Tiền lương tháng = Số tiết giảng TH trong định mức x Đơn giá tiền lương giao khoán x Hệ số điều chỉnh lương cá nhân theo qui chế + Số tiết giảng vượt định mức x Đơn giá tiền lương bình quân + Phụ cấp lương + Tiền lương chất lượng theo mức độ hoàn thành.
Đối bộ phận sản xuất than, bộ phận gia công và cấp dưỡng : Được thanh toán căn cứ vào chế độ nhà nước quy định và đơn giá tổng hợp các công đoạn sản xuất than của Tập đoàn công nghiệp than – khoáng sản Việt Nam để xây dựng định mức và thanh toán tiền lương theo đơn giá sản phẩm trên cơ sở thực tế của trường.
Cơ sở căn cứ để thanh toán tiền lương cho cán bộ, công nhân viên bộ phận sản xuất, phục vụ như sau :
o Biên bản nghiệm thu hàng tháng
o Bảng tính lương tổng hợp hàng tháng
o Bảng chấm công
o Báo cáo sau ca
o Bảng thanh toán lương.
* Các khoản trích nộp theo qui định như : Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,
kinh phí công đoàn và bảo hiểm thất nghiệp, được nhà trường tính và trích theo quy định hiện hành của nhà nước và được xác định phân bổ phản ánh và hạch toán vào sổ sách kế toán theo từng lĩnh vực hoạt động : Đào tạo (hoặc) sản xuất. Tỷ lệ trích nộp hiện hành năm 2011 là :
Bảng 2.5 Diễn giải Tổng tỷ lệ trích nộp (%) Trích vào giá thành đào tạo, sản xuất (%) Thu của người lao động (%)
- Bảo hiểm xã hội 22 16 6
- Bảo hiểm y tế 4,5 03 1,5
- Bảo hiểm thất nghiệp 02 01 01
- Kinh phí và đoàn phí công đoàn 03 02 01
* Khấu hao TSCĐ
- Do đặc điểm hoạt động của nhà trường về hai lĩnh vực chính là hoạt động đào tạo và hoạt động sản xuất lên việc thực hiện quản lý và trích khấu hao TSCĐ cũng được phân theo đối tượng sử dụng và thực hiện theo 2 văn bản hiện hành về quản lý tài sản của Bộ Tài chính về tính hao mòn và trích khấu hao.
+ Quyết định số 32/2008/QĐ-BTC ngày 29/5/2008 Về việc ban hành chế độ quản lý, tính hao mòn TSCĐ trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và các tổ chức có sử dụng ngân sách nhà nước. + Thông tư số 203/2009/TT-BTC ngày 20/10/2009 Về việc hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và tính khấu hao TSCĐ.
- Phương phỏp tính khấu hao : Nhà trường áp dụng theo phương pháp khấu hao đường thẳng. Tỷ lệ trích khấu hao, hao mòn phù hợp với QĐ số 32/2008/QĐ-BTC và TT số 203/2009/TT-BTC
Mức trích khấu hao trung bình =
Nguyên giá của TSCĐ – Giá trị có thể thu hồi khi thanh lý
Thời gian sử dụng (năm)
Tính mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng mức trích khấu hao trung bình cả năm chia cho 12 tháng.
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ hữu hình được trình bày theo nguyên tắc nguyên giá và khấu hao luỹ kế.
- Nguyên giá TSCĐ tự làm hoặc mua sắm mới được xác định bằng giá mua (hoặc) giá trị công trình được quyết toán và các khoản thuế (không bao gồm thuế được hoàn lại) và các chi phí khỏc cú lien quan đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
- Đối với các TSCĐ đã hết khấu hao (đã thu hồi đủ vốn), nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt động sản xuất, kinh doanh thì nhà trường không tiếp tục trích khấu hao. Đối với TSCĐ chưa tính đủ khấu hao (chưa thu hồi đủ vốn) mà đã hư hỏng, cần thanh lý thì xác định nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xử lý và bồi thường về phần giá trị còn lại của TSCĐ chưa thu hồi.
* Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí bằng tiền khác, chi phí hoạt động khác vv…
Các khoản chi phí được thực hiện theo kế hoạch đã được lập hàng năm và được thanh toán chi trả khi có đầy đủ chứng từ hợp pháp, hợp lệ theo qui định của pháp luật. Các khoản chi sai, chi không đúng đối tượng hoặc không có chứng từ, chứng từ không hợp lệ thỡ khụng hạch toán vào chi phí.
b. Quản lý doanh thu
Nhà trường xác định và ghi nhận doanh thu tuõn thủ các quy định trong chuẩn mực kế toán số 14 “ Doanh thu và thu nhập khác” và các chuẩn mực kế toán khác có liên quan. Doanh thu là “tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động đào tạo, sản
xuất, kinh doanh thông thường của Nhà trường, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu”. Doanh thu bao gồm tổng giá trị của các lợi ích kinh tế nhà trường đã thu được hoặc sẽ thu được. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế, không làm tăng vốn chủ sỡ hữu của nhà trường sẽ không coi là doanh thu.
Công tác quản lý doanh thu được thực hiện theo hai lĩnh vực :
* Lĩnh vực đào tạo : Doanh thu được xác định theo kết quả của việc thu học phí và kinh phí đào tạo học sinh được xác định thoả mãn đồng thời 4 điều kiện sau :
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch vụ đào tạo; - Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng cõn đối kế toán;
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn thành giao dịch cung cấp dịch vụ đào tạo.
* Lĩnh vực sản xuất kinh doanh :
Công tác ghi nhận doanh thu và chi phí thực hiện theo nguyên tắc phù hợp. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì có ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
Nhà trường chỉ ghi nhận doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá khi thoả mãn đồng thời 5 điều kiện sau :
+ Nhà trường đã trao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu sản phẩm cho người mua;
+ Nhà trường không cũn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như người sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua;
+ Nhà trường đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng.
+ Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng. Hiện nay nhà trường gồm 4 loại doanh thu khác nhau :
- Doanh thu hoạt động đào tạo : Doanh thu phát sinh từ hoạt động đào tạo (là phần thu KPĐT được xác định bởi đơn giá đào tạo do Tập đoàn công nghiệp than khoáng sản Việt Nam phê duyệt đào tạo cho học sinh thuộc chỉ tiêu các đơn vị thuộc các đơn vị trong ngành than : Thu học phí của học sinh, sinh viên, thu từ các hợp đồng dịch vụ đào tạo, dạy nghề, nghiên cứu khoa học, xây dựng các chương trình, giáo trình, triển khai ứng dụng kỹ thuật vv…
- Doanh thu hoạt động bán hàng : Doanh thu phát sinh từ hoạt động bán hàng (Là hoạt động bán sản phẩm do nhà trường sản xuất ra và bán hàng hoá do doanh nghiệp mua vào) (là việc thực hiện công việc mà nhà trường đã thoả thuận với người mua theo hợp đồng trong một hoặc nhiều kỳ kế toán) Doanh thu này được xác định bằng giá trị hợp lý của các khoản thu được hoặc sẽ thu được.
- Doanh thu hoạt động tài chính : Là phần doanh thu phát sinh từ các giao dịch mà nhà trường tiến hành thuộc hoạt động tài chính như lãi tiền gửi tiền gủi không kỳ hạn và có kỳ hạn.
- Doanh thu khác : Là khoản thu góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu từ hoạt động ngoài các hoạt động tạo ra doanh thu và xảy ra không thường xuyên gồm : Thu về thanh lý TSCĐ, thu tiền phát khách hàng do vi phạm hợp đồng, thu tiền bảo hiểm được bồi thường, thu hồi nợ phải thu khú đũi đó xoỏ sổ từ các kỳ trước…
- Nhà trường xác định công tác quản lý chi phí, doanh thu và lợi nhuận có mối quan hệ chặt chẽ với nhau cho nên quản lý tốt chi phí và doanh thu góp phần quản lý tốt lợi nhuận.
- Nhà trường tuân thủ những quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp để xác định chính xác thu nhập chịu thuế và làm nghĩa vụ với Nhà nước.
- Lợi nhuận sau thuế nhà trường thực hiện theo NĐ43 của chính phủ về phân phối lợi nhuận :
+ Trích lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp : Để tái đầu tư phát triển nhằm mở rộng quy mô hoạt động hoặc đầu tư vào chiều sâu của đơn vị
+ Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi : Dùng để khen thưởng, động viên khuyến khích cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người lao động.
Kết quả công tác quản lý chi phí, doanh thu, lợi nhuận của trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - Vinacomin giai đoạn 2008 – 2011
Bảng 2.5 Bảng tổng hợp kết quả hoạt hoạt động sự nghiệp có thu của
trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - Vinacomin
Tốc độ tăng bình quõn (%) trong 4 năm từ 2008 – 2011 bằng bình quõn số học của tỷ lệ tăng tương đối trong 4 năm từ 2008 – 2011.
Qua bảng tổng hợp kết quả hoạt hoạt động sự nghiệp có thu của trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - vinacomin năm (từ 2008 – 2011) cho thấy :
+ Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp trong 4 năm không còn nữa. + Doanh thu của trường liên tục tăng, các chỉ tiêu chênh lệch thu lớn hơn chi, trích lập các quỹ và chỉ tiêu thu nhập bình quân của người lao động