Công tác lập kế hoạch, dự toán tài chính của Trường

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - Vinacomin (Trang 54 - 57)

Công tác lập kế hoạch, dự toán tài chớnh được nhà trường lập thành hai loại dự toán đó là : dự toán tài sản và dự toán chủ đạo (hay) kế hoạch lợi nhuận và được lập từ cấp dưới lên.

(4) (5) (6)

(2) (3)

(1)

Hình 2.4 Sơ đồ quá trình lập dự toán tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - Vinacomin

Vào tháng 12 hàng năm căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch giảng dạy, tiến độ đào tạo, số lượng học sinh, sinh viên, chương trình đào tạo và nhu cầu sử dụng thiết bị, vật tư, nhiên liệu. Cỏc phũng ban, phân xưởng lập kế hoạch chi tiết theo từng lĩnh vực của mình gửi về phòng Kế toán tài chính.

Phòng Kế toán tài chính căn cứ vào kế hoạch chi tiết của các đơn vị và kế hoạch phối hợp kinh doanh của Tập đoàn Công nghiệp than khoáng sản Việt Nam giao cho trường điều chỉnh kế hoạch cho toàn trường và trình Hiệu trưởng ký duyệt sau đó ban hành gửi các đơn vị làm cơ sở để thực hiện.

Cơ sở để lập kế hoạch căn cứ vào kết quả hoạt động của kỳ liền trước, tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ lạm phát dự kiến, nhiệm vụ phát triển của nhà trường và khả năng, nhu cầu các nguồn tài chính để xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch hàng năm , hàng quý, hàng tháng và được xây dựng theo từng lĩnh vực hoạt động. Cụ thể là :

* Chỉ tiêu kế hoạch về đào tạo : Căn cứ vào nhu cầu nguồn nhân lực cho ngành than hàng năm cũng như nhu cầu phát triển một số ngành nghề trong

Quá trình lập dự toán Chỉ định giám đốc dự toán Thành lập hội đồng dự toán Xây dựng chiến lược dự toán Dự toán trong từng bộ phận của tổ chức Phản hồi thông tin và kiểm soát dự toán Hoạt động hiệu chỉnh

xã hội để xây dựng kế hoạch về số lượng học sinh sẽ tuyển được và kinh phí đào tạo cho số học sinh đó.

* Chỉ tiêu về kế hoạch sản xuất : Hàng năm các chỉ tiêu kế hoạch được lập về năng suất lao động, năng suất thiết bị năm sau cao hơn năm trước từ 3- 10% và tỷ lệ lao động khu vực phục vụ phụ trợ và gián tiếp giảm so với năm trước bằng các biện pháp đẩy nhanh quá trình đổi mới công nghệ và hoàn thiện tổ chức hoạt động sản xuất kết hợp với đào tạo.

* Tiền lương : Hàng năm nhà trường thực hiện tốt công tác bố trí, sắp xếp lại tổ chức lao động tại các bộ phận, phòng ban, khoa nghề. Căn cứ vào khối lượng công việc, chất lượng, yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, định mức lao động và tình hình sử dụng lao động của năm trước liền kề, để lập kế hoạch sử dụng lao động, trong đó xác định tổng số lao động cần thiết của năm kế hoạch, số lượng lao động cần tuyển dụng mới và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ thuật của từng loại lao động, đảm bảo tốc độ tăng tiền lương thấp hơn tốc độ tăng năng suất lao động

Phương pháp xác định tốc độ tăng năng suất lao động của trường được xác định như sau :

- Năng suất lao động bình quân tính theo sản phẩm :

+ Năng suất lao động thực hiện bình quân của năm trước liền kề, được tính theo công thức :

Wthnt QthntLttnt Trong đó :

+ Wthnt : Năng suất lao động thực hiện bình quân tính theo sản phẩm của năm trước liền kề;

+ Qthnt : Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) thực tế thực hiện của năm trước liền kề;

+ Năng suất lao động kế hoạch bình quân của năm kế hoạch, được tính theo công thức :

Qkh Lkh

+ Wkh : Năng suất lao động kế hoạch bình quân tính theo sản phẩm của năm kế hoạch;

+ Qkh : Tổng sản phẩm (kể cả sản phẩm quy đổi) năm kế hoạch + Lkh : Số lao động kế hoạch

- Mức tăng năng suất lao động kế hoạch bình quân của năm kế hoạch so với thực hiện của năm trước liên kề theo công thức :

Wkh Wthnt

+ IW : Mức tăng năng suất lao động bình quân (%)

+ Wkh : Năng suất lao động kế hoạch bình quân của năm kế hoạch. + Wthnt: Năng suất lao động thực hiện bình quân của năm trước liền kề. * Đầu tư, đổi mới thiết bị : Được lập theo nguyên tắc thiết kiệm và có hiệu quả, ưu tiền đầu tư phát triển các ngành nghề mũi nhọn như nghề : Khai thác mỏ hầm lò, cơ điện mỏ hầm lò, xây dựng mỏ vv.. ưu tiên phục vụ học tập, đời sống văn hoá tinh thần cho học sinh, sinh viên như : nhà xưởng thực hành, nhà ở ký túc xá, nhà ăn học sinh, khu rèn luyện thể chất, thư viện vv… Thực hiện tiết kiệm các chi phí trong quá trình quản lý dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - Vinacomin (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(108 trang)
w