Tổng quan thực tiễn về quản lý tài chính trong đơn vị sự nghiệp có

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - Vinacomin (Trang 38 - 41)

thu

Thực tiễn cho thấy, trước khi chưa có Nghị định 10/2002/NĐ-CP, các đơn vị sự nghiệp hoạt động quản lý tài chính hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn kinh phí ngân sách nhà nước cấp, dựa trên dự toán chi ngân sách được cấp trên cấp về cho các đơn vị, các nguồn thu ngoài ngân sách đều phải nộp vào Kho bạc và thực hiện chế độ chi như chi Ngân sách nhà nước.

Nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm các đơn vị sự nghiệp lập dự toán thu – chi ngân sách theo chỉ tiêu kế hoạch và biên chế quỹ lương được duyệt, trình đơn vị chủ quản phê duyệt và cấp kinh phí theo các khoản mục chi phí, chuyển cho cơ quan tài chính, kho bạc nhà nước làm cơ sở cấp phát và theo dõi quản lý các đơn vị thực hiện chi theo đúng chế độ định mức nhà nước quy định. Nếu cuối năm chi không hết phải nộp lại ngân sách nhà nước.

Các nguồn thu phí, lệ phí của các đơn vị sự nghiệp thực hiện theo pháp lệnh phí và lệ phí. Các tổ chức và cá nhân thu phí, lệ phí có trách nhiệm :

- Đăng ký, kê khai việc thu phí, lệ phí. Mở sổ sách kế toán theo dõi, phản ảnh việc thu, nộp và quản lý sử dụng số tiền phí, lệ phí thu được.

- Định kỳ phải báo cáo quyết toán việc thu, nộp sử dụng số tiền phí, lệ phí thu được theo quy định của nhà nước.

Một số nguồn thu được để lại tại đơn vị thu để chi cho công tác thu phí, lệ phí và bổ sung chi thường xuyên mức để lại tuỳ theo từng loại hình hoạt động (Học phí để lại 100%, viện phí được để lại 35%). Số tiền phí, lệ phí để lại cho tổ chức thu được quản lý, sử dụng cho các nội dung sau đây :

+ Chi cho lao động trực tiếp thu phí, lệ phí : Các khoản tiền lương (hoặc) tiền công , các khoản phụ cấp, các khoản đóng góp theo tiền lương, tiền công theo chế độ hiện hành.

+ Chi phí phục vụ trực tiếp cho việc thu phí, lệ phí như văn phòng phẩm; vật tư văn phòng, điện thoại, điện nước, công tác phí, công vụ phí theo tiêu chuẩn, định mức nhà nước ban hành.

+ Chi sửa chữa thường xuyên, sửa chữa lớn tài sản, máy móc, thiết bị phục vụ trực tiếp cho công tác thu phí, lệ phí.

+ Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi cho cán bộ, công nhân viên trực tiếp thu phí, lệ phí trong đơn vị. Mức trích lập bình quân một năm không quá 3 tháng lương thực hiện của một người nếu số thu năm nay cao hơn năm trước bằng 2 tháng lương nếu số thu thấp hơn năm trước.

Như vậy cơ chế này đó bú hẹp hoạt động tài chính của các đơn vị sự nghiệp, không khuyến khích các đơn vị mở rộng phạm vị hoạt động để tăng thu, tăng nguồn vốn để đầu tư mở rộng quy mô, phát triển sự nghiệp, đồng thời tạo nên tính dựa dẫm, ỷ nại, lãng phí nguồn ngân sách, kìm hãm hiệu quả công tác và sự phát triển của các đơn vị sự nghiệp công lập.

Từ khi có Nghị định 10/2002/NĐ-CP (quy định về chế độ tài chính áp dụng cho đơn vị sự nghiệp có thu) các đơn vị sự nghiệp đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên đã dần từng bước tự chủ về tài chính đã chủ động sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước giao, tích cực khai thác nguồn thu sự nghiệp, huy động các nguồn lực tài chính để đáp ứng yêu cầu hoạt động và nhu cầu cung cấp dịch vụ cho xã hội; đảm bảo chi tiêu tiết kiệm, hiệu quả nguồn kinh phí; xóa bỏ tình trạng “ hành chính húa” hoạt động sự nghiệp. Tuy nhiên khi thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP ta thấy, chỉ những đơn vị có nguồn thu lớn mới mong muốn được tự chủ về tài chính, còn những đơn vị có nguồn thu nhỏ lại không muốn thực hiện Nghị định 10/2002/NĐ-CP do ngại số kinh phí mà ngân sách nhà nước đảm bảo hàng năm bị cắt giảm. Ngoài ra, hiện cả nước lúc đó có tới 80% đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu (vào khoảng 62.000 đơn vị), nhưng lại không thuộc diện điều chỉnh của

Nghị định 10/2002/NĐ-CP, lãnh đạo nhiều đơn vị sự nghiệp có thu tự chủ về tài chính, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng … đã bắt đầu lo ngại tình trạng “chảy máu chất xỏm” do Nghị định 10/2002/NĐ-CP chỉ cho phép đơn vị đảm bảo 100% chi phí căn cứ vào kết quả hoạt động tài chính trong năm xác định quỹ tiền lương, tiền công để điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu không quá 2,5 lần so với mức tiền lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định (đối với đơn vị đảm bảo một phần chi phí được tăng không quá 2 lần). Trong khi đó có đơn vị sự nghiệp có thu đã nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động cao gấp từ 2 đến 5 lần mức lương, cấp bậc, chức vụ bình quân do Nhà nước quy định, tiết kiệm chi phí từ 3-5%, thu nhập bình quân của người lao động tăng từ 10-15% (Nguồn : Bộ Tài chính năm 2006)

Từ thực tế đó năm 2006, Bộ Tài chính đã xây dựng một Nghị định thay thế Nghị định 10/2002/NĐ-CP để phù hợp với thực tế hơn. Đó là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Nghị định này đã giao quyền tự chủ , tự chịu trách nhiệm cho tất cả các đơn vị sự nghiệp trong phạm vi toàn quốc.

Trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - Vinacomin là một trong những đơn vị sự nghiệp có thu (đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên) thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.

Từ năm 2002 đến năm 2005 nhà nước đã cắt giảm mỗi năm 25% kinh phí chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp hàng năm và đến năm 2006 thì Trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - vinacomin đã hoàn toàn tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên. Mặc dù nhà trường là đơn vị sự

nghiệp có hoạt động hai lĩnh vực chớnh là đào tạo nghề và sản xuất than do đó nhà trường không những thực hiện theo Nghị định 43/2006/NĐ-CP, thực hiện quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm tài chính mà cũn hoạt động theo cơ chế quản lý doanh nghiệp, công tác quản lý tài chớnh thực hiện theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC và quyết định số 15/2006/QĐ-BTC.

Thực hiện Nghị định 43/2006 của Chớnh Phủ, nhà trường đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ để tăng cường công tác quản lý tài chính trong nội bộ, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, thúc đẩy phát triển hoạt động sự nghiệp, khai thác nguồn thu, tăng thu, tiết kiệm chi, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sự nghiệp. Đồng thời tự chủ trong việc trả lương cho người lao động trên nguyên tắc người nào có hiệu suất lao động cao được trả thu nhập cao hơn. Quỹ lương cũng được tăng lên gần 3 lần so với quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ do Nhà nước quy định.

Ngoài việc tự chủ trả lương cho người lao động nhà trường đã tự chủ về công tác tổ chức và bộ máy biên chế, liên kết hoạt động đào tạo, sản xuất sản phẩm, cử cán bộ, giáo viên đi học tập, công tác ở nước ngoài để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Công tác quản lý tài chính; nhà trường đã đổi mới phương thức hoạt động, tự quyết định các nguồn thu, chi cao (hoặc) thấp hơn mức thu, chi do Nhà nước quy định. Tăng cường khai thác nguồn thu, tiết kiệm chi góp phần bảo đảm bù đắp nhu cầu tiền lương tăng thêm cho cán bộ công nhân viên đồng thời tăng cường cơ sở vật chất, đổi mới trang thiết bị phục vụ tốt cho hoạt động giáo dục đào tạo nghề.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ quản trị tài chính Nghiên cứu hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng nghề mỏ Hữu Nghị - Vinacomin (Trang 38 - 41)