Kết luận về chất lượng dịch vụ và đánh giá nguyên nhâncủa mức độ

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG VI MÔ TẠI QUỸ TÌNH THƯƠNG TYM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP (Trang 57 - 59)

độ hiệu quả hoạt động TDVM tại Quỹ tình thương TYM Hà Nội

Qua kết quả phỏng vấn cán bộ tín dụng và khách hàng, nhóm nghiên cứu xin đưa kết luận rằng về tổng quan, khách hàng hài lòng với dịch vụ TDVM của TYM Hà Nội. Tuy nhiên, chất lượng dịch vụ của hoạt động này vẫn còn tồn tại khá nhiều những mặt hạn chế về cơ chế quản lý hoạt động, chính sách và sự tương tác giữa khách hàng và nhà cung cấp. Theo phân tích và đánh giá của nhóm nghiên cứu, nguyên nhân giải thích cho sự gia tăng chi phí hoạt động của tổ chức nằm ở những mặt hạn chế về chất lượng dịch vụ như trên.

Cụ thể, sự thiếu hiệu quả có thể bắt nguồn từ hoạt động triển khai và quản lý khi chuyển đổi sang mô hình ASA. Kể từ khi mô hình này được áp dụng qua sự học hỏi kinh nghiệm của các nước đi trước trong lĩnh vực TCVM, quá trình chuyển giao phương pháp, mô hình (từ công ty mẹ đến các chi nhánh) chưa thật sự hiệu quả. Các cấp quản lý hiện thờicủa TYM đều mới tiếp cận khái niệm này, do đó việc chưa quản lý các hoạt động một cách đồng bộ với những yêu cầu của mô hình ASA là điều dễ hiểu. Hạn chế này được chứng minh bằng sự không nhất quán giữa câu trả lời của cán bộ tín dụng và trưởng chi nhánh liên quan đến quy trình thẩm duyệt vốn vay ở TYM Hà Nội.

Mỗi cán bộ thể hiện một cái nhìn và sự hiểu biết khác nhau. Từ đó, nhóm nghiên cứu nhận định rằng họ có thể không hiểu rõ các chính sách của tổ chức, hay nói cách khác, họ không có kiến thức đầy đủ về công việc của họ. Nguyên nhân có thể do chính bản thân TYM chưa tổ chức ra các buổi tập huấn cán bộ một cách chính thức và bài bản.

Quá trình thực hiện cần được thẩm định và sửa đổi sau một khoảng thời gian thích hợp để rút kinh nghiệm trong hoạt động triển khai và quản lý. Vì vậy, có thể kết luận rằng việc áp dụng mô hình ASA của TYM Hà Nội tại thời điểm được xem xét trong báo cáo này là chưa hiệu quả. Do đó, việc đánh giá hiệu quả của mô hình ASA cần được tiến hành với việc lựa chọn dữ liệu và thông tin trong những năm tiếp theo trong tương lai. Vào thời điểm đó, mức độ hiệu quả có thể được cải thiện nhờ vào kinh nghiệm từng trải hơn của các cán bộ nói riêng và TYM nói chung.

Tóm lại, kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng TYM chưa đạt được mục tiêu chi phí hiệu quả của mô hình ASA dưới hình thức cho vay cá nhân.Điều này trái ngược với kết luận của Hudon và Balkenhol (2011) khi cho rằng các tổ chức TCVM cho vay cá nhân hoạt động tốt hơn so với các tổ chức cho vay theo nhóm về hiệu quả quản lý chi phí(chỉ số OER tương ứng là 15,4% và 34,4%).

Ngoài ra, sự gia tăng đáng kể trong chi phí hoạt động vào năm 2011 là do TYM Hà Nội phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp 25% kể từ khi trở thành tổ chức đầu tiên được cấp giấy phép hoạt động với tư cách pháp nhâncủa một công ty TNHH một thành viên trong năm 2010.

Với thực trạng trên, chương tiếp theo của nghiên cứu sẽ là những đề xuất nhằm nâng cao mức độ hiệu quả trong hoạt động TDVM tại tổ chức TYM Hà Nội thông qua các nhóm giải pháp nhằm cải thiện chất lượng dịch vụ, giảm thiểu chi phí, tăng độ tiếp cận dịch vụ và khả năng huy động vốn. Bên cạnh đó, những đề xuất cho Chính phủ nhằm tạo ra môi trường hoạt động tốt hơn cho TYM nói riêng và các tổ chức TCVM nói chung cũng được nêu lên.

CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ CỦA DỊCH VỤ TÍN DỤNG VI MÔ TẠI QUỸ TÌNH THƯƠNG TYM

TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG VI MÔ TẠI QUỸ TÌNH THƯƠNG TYM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP (Trang 57 - 59)