Nhóm giải pháp về chính sách của Chính phủ

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG VI MÔ TẠI QUỸ TÌNH THƯƠNG TYM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP (Trang 69 - 87)

Khung pháp lý cho TCVM tại Việt Nam đang dần mở ra nhiều cơ hội phát triển cho các tổ chức TCVM, đặc biệt là khả năng cung cấp dịch vụ tiền gửi và tín dụng tới khách hàng qua đó giảm sự lệ thuộc vào các tổ chức quần chúng và các tổ chức tín dụng khác. Luật Các tổ chức tín dụng vì vậy được Quốc hội sửa đổi, bổ sung (16/06/2010) nhằm quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt và giải thể tổ chức tín dụng, bao gồm các tổ chức TCVM nhưng đến nay vẫn chưa ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể. Ngân hàng Nhà nước - với vai trò tham mưu cho Chính phủ về giải pháp quản lý hoạt động TCVM – cần nhanh chóng hoàn thiện, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn thi hành Luật Các tổ chức tín dụng sửa đổi.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần đề ra chính sách hỗ trợ các tổ chức TCVM trong việc đào tạo đội ngũ cán bộ, chuyên gia; trong đó hình thành cơ sở đào tạo về TCVM là việc làm cần thiết.

Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cần lập kế hoạch hình thành một cơ sở dữ liệu chung về TCVM nhằm phục vụ cho công tác quản lý, điều tiết và xây dựng chính sách.

Như đã đề cập trong phần này, các tổ chức TCVM, bao gồm TYM khi chuyển đổi sang tư cách pháp nhân là doanh nghiệp TNHH sẽ chịu mức thuế 25%, làm giảm nguồn vốn bổ sung và khả năng mở rộng mạng lưới hoạt động. Bộ tài chính vì vậy cần nghiên cứu, đề xuất ban hành chính sách thuế, phí phù hợp nhằm hỗ trợ phát triển hoạt động TCVM.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu này đã phân tích tính hiệu quả của mô hình TDVM của tổ chức TYM qua việc sử dụng các chỉ số và câu hỏi khảo sát. Nghiên cứu dựa theo sự tiếp cận dịch vụ để đánh giá tính hiệu quả của các chương trình tài chính vi mô. Tuy nhiên, về phía thực tế được phản ánh qua kết quả của cuộc khảo sát được tiến hành để thăm dò ý kiến khách hàng thì mức độ hiệu quả xét về chất lượng dịch vụ vẫn chưa đạt được những tiêu chuẩn nhất định, mặc dù đã áp dụng mô hình ASA với mục tiêu giảm thiểu chi phí – tăng hiệu quả hoạt động. Với những tính chất cơ bản của các thủ tục, hồ sơ và các bản mẫu đã được đơn giản hóa, mô hình này còn có khả năng thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng hơn, những nhóm khách hàng có nhu cầu được sử dụng dịch vụ một cách đơn giản nhất có thể bởi hạn chế về mặt kiến thức và kinh nghiệm để sử dụng những dịch vụ tài chính trước đây.

Bản báo cáo cũng đã chỉ rõ những vấn đề liên quan đến tín dụng vi mô khi xét về hiệu quả hoạt động của TYM. Tuy nhiên, những khó khăn này không phải là cái nhìn bao trùm bức tranh tổng quan của bước tiến quan trọng trong thập kỉ qua bởi việc chuyển đổi sang hình thức cho vay mới của TYM mới chỉ đang ở giai đoạn khởi đầu. Thay vào đó, cần nhấn mạnh nhận thức của cổ đông về vai trò của tín dụng vi mô trong lĩnh vực giảm nghèo. Có thể có nhiều đề xuất cho vấn đề này trên nhiều khía cạnh, ví dụ như định hướng tập trung vào nhà cung cấp dịch vụ, định hướng tập trung vào lợi ích của khách hàng hay thậm chí là chiến lược phát triển.

Khi đi sâu vào nghiên cứu này, người đọc cần có một vài chú ý, đó có thể coi là một vài hạn chế của nghiên cứu, hay nói cách khác, cũng có thể là tiền đề cho những nghiên cứu sau này. Đầu tiên, do sự hạn về mặt thời gian và khả năng đi xa, nhóm nghiên cứu chỉ tập trung đánh giá mức độ hiểu quả hoạt động của TYM trên địa bàn Hà nội mở rộng, trong khi đó, thực tế là

TYM Hà Nội mới chỉ được triển khai tại huyện Sóc Sơn chứ không phải ở các khu vực có tỉ lệ đói nghèo cao hơn. Vì thế, nghiên cứu này không đánh giá chính xác hiệu quả của TYM về phương diện đã đi tới được những đối tượng dưới chuẩn nghèo hay chưa. Hơn nữa, các chỉ số được tính toán chỉ được khoanh vùng trong giai đoạn từ 2006 đến 2011, khi mô hình cho vay cá nhân mới được ứng dụng chứ chưa đạt đến thời kỳ phát triển mạnh. Điều này có thể mở ra hướng đi mới cho những đề tài sau có thể mở rộng phạm vi phân tích rộng và sâu hơn, chẳng hạn như nghiên cứu về hiệu quả của những nhà cung cấp TDVM khác ở Hà Nội như M7, VBSP hoặc Agribank trong trong phạm vi thời gian dài hơn.

Ngoài ra, phương pháp phân tích của nghiên cứu này cũng có một số hạn chế nhất định. Cụ thể, đường biểu thị hướng đi và những phân tích hồi quy được sử dụng trong nghiên cứu với mục đích thể hiện mối tương quan giữa chỉ số đo lường hiệu quả và các yếu tố phát sinh chi phí. Tuy nhiên, một số mối tương quan không hẳn được thể hiện rõ ràng và không có quan hệ nhất quán do sự hạn chế về kích thước mẫu và số liệu về hoạt động của tổ chức như đã đề cập ở trên. Vì thế, những nghiên cứu sau này nên áp dụng thêm những phương pháp khác ngoài đường biểu diễn hướng đi để phân tích sự tương quan giữa các tiêu chí.

Tín dụng vi mô vẫn là mô hình chưa hoàn thiện trong lĩnh vực tài chính ở Việt Nam. Để quan tâm đến lĩnh vực này trên từng bước phát triển của TCVM nói chung và TYM nói riêng, không chỉ phương diện hiệu quả hoạt động mới cần được thẩm định. Nói cách khác, triển vọng lâu dài của tính hiệu quả trong hoạt động của TYM sẽ có phần phụ thuộc khá lớn vào nhận thức và sự hiểu biết về các thủ tục, chính sách và điều lệ của nhà cung cấp dịch vụ, kèm theo đó, sự phát triển xa hơn của các phương pháp cho vay vốn có thể được nâng cao nhờ những chính sách ưu tiên phù hợp từ phía pháp luật và Nhà nước trong lĩnh vực tài chính của Việt Nam trong những năm sắp tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ADB (2011) Rural and microfinance in the lower Mekong region:

Policies, institutions, and market outcomes. Philippines: ISBN. pp.76

2. Annim, S. (2010) Microfinance efficiency trade-offs and

complementarities. The University of Manchester: Brooks World Poverty

Institute

3. APEC USA (2011) Promoting sustainable, market-based microfinance:

Vietnam case study and lessons learned for APEC economies. pp. 5-6

4. Armendáriz, B. (1999a) On the design of a credit associations. Journal of

the royal anthropological institute 94(2). pp. 201-229

5. Armendáriz, B. and Morduch, J. (2005) The economics of microfinance. London: The MIT Press. pp. 13-14

6. Banerjee, A., Duflo, Er. Glennerster, R. &Kinnan, C. (2009) The miracle

of microfinance? Evidence from a randomized evaluation (Working

paper).Massachusettes Institute of Technology.

7. Banking WithThe Poor(2005)Vietnam Country Profile.

8. Besley, Timothy, and Coate, S. (1995) Group lending, repayment

incentives, and social collateral. Journal of development economics 46

(1): pp. 1-18.

9. Charnes, A., Cooper, W.W. and Rhodes, W.E. (1978) Measuring the efficiency of decision making units.European Journal of operational

research, vol.2, pp. 429-444.

10.Daley, S. and Sautet, F. (2005) Microfinance in action: The Philippine

experience.Mercatus Center, George Mason University. pp. 2-3

11.Daley-Harris, S. (2003)State of the Microcredit Summit Campaign Report

2003. Washington: Microcredit Summit. Nguồn: www.microcreditsummit.org/pubs/reports/socr/2003/socr03_en.pdf. [Cập nhật ngày 20 tháng 3 năm 2012]

12.Deheija, R., Montgomery, H. and Morduch, J. (2005). Do interest rates matter? Credit demand in the Dhaka slums. Nguồn:

http://www.earthinstitute.columbia.edu/cgsd/documents/morduch.pdf.[Cập nhật ngày 20 tháng 3 năm 2012]

13.Dupas, P., and Robinson, J. (2009) Savings constraints and

microenterprise development: Evidence from a field experiment in Kenya

(Working paper #14693). National Bureau of Economic Research.

14.Farrell, Michael J. (1957) Measurement of productive efficiency. Journal of royal statistical society, series A, general, 120 (3), pp. 253-82.

15.Fugelsang, Andreas, and Dale, Chandler.(1993)Participation as a Process

– What we can learn from Grameen Bank, Băng-la-đét, rev. ed. Dhaka:

Grameen Trust.

16.Gonzalez, A. (2007) Efficiency drivers of microfinance institutions – The case of operating costs. MicroBanking Bulletin

17.Greene, J. and Gangemi, J. (2006) Taking tiny loans to the next level, Business Week. New York. 27 November.

18.Hoàng Mạnh Hiền (2011)Kế hoạch Thực hiện Mục tiêu giảm nghèo Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2015. Hà Nội: Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội

19.Hossain, F. (2002) Small loans, big claims, foreign policy 12. pp. 79-82. 20.Hudon, M. and Bernd, B. (2011) The handbook of microfinance. London-

Singapore: World Scientific Publishing.

21.Inter-American Development Bank(2003) Performance Indicators for Microfinance Institutions. Washington D. C

22.Karlan, D., and Zinman, J. (2010b) Expanding microenterprise credit access: Using randomized supply decisions to estimate the impacts in Manila.

23.Khandker, R., BaquiKhalily, and Zahed Kahn. 1995. Grameen Bank:

Performance and sustainability. World Bank discussion paper 3-6,

Washington, DC.

24.Mallick, R. (2002) Implementing and evaluating microcredit in Băng-la- đét.Development in Practice 12. pp. 153-163

25.McCarty, A. (2001) Microfinance in Vietnam: A survey of schemes and

26.Moll, H.A.J (2005) Microfinance and rural development: A long-term perspective, journal of microfinance 7 (2). pp. 13-31

27.Nghiem, S., Coelli, T., and Rao, P. (2006) The efficiency of microfinance

in Vietnam: Evidence from NGO schemes in the north and the central regions. University of Queensland.

28.Odell, K. (2011) Measuring the impact of microfinance.Grameen Foundation Publication Series. pp. 4-6

29.Qayyum, A. and Ahmad, M. (no date) Efficiency and sustainability of

microfinance institutions in South Asia. Pakistan: Pakistan Institution of Development Economics.

30.Quỹ Tình Thương Hà Nội (2012) Báo cáo tài chính. Hà Nội: Quỹ Tình Thương.

31.Rahman, H. (2010) ASA annual report. Băng-la-đét: ASA.

32.Rosenberg, R. (2009) Measuring Results of Microfinance Institution - Minimum Indicators That Donor and Investors Should Track. CGAP

33.Yunus, M. (2001) Towards creating a poverty-free world in Hossain, F. and Rahman Z. Eds., Microfinance and poverty: Contemporary

perspectives. Tampere, Finland: Department of Administrative Sciences,

University of Tampere. 21 – 41.

34.ADB (2010) ADB annual report 2010 [online] Nguồn:

http://www.scribd.com/doc/53311424/ADB-Annual-Report-2010- Financial-Report [Cập nhật ngày 07 tháng 3 năm 2012]

35.Duflos, E. (2011) Opportunities for a Big Leap for Financial Inclusion in Vietnam? [online]. CGAP. Nguồn:

http://microfinance.cgap.org/2011/05/11/opportunities-for-a-big-leap-for- financial-inclusion-in-vietnam/#more-2079 [Cập nhật ngày 24 tháng 3 năm 2012]

36.Management Study Guide (no date) Secondary data. [online] Nguồn: http://www.managementstudyguide.com/secondary_data.htm [Cập nhật ngày 12 tháng 3 năm 2012]

37.Mixmarket (2011) Cross-market analysis.[online] Nguồn:

http://www.mixmarket.org/profiles-reports/crossmarket-analysis-report [Cập nhật ngày 12 tháng 3 năm 2012]

38.Nhân Dân (2010) Hà Nội nỗ lực bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững. [online] Báo Mới. Nguồn: http://www.baomoi.com/Ha-Noi-no-luc- bao-dam-an-sinh-xa-hoi-giam-ngheo-ben-vung/47/5998234.epi [Cập nhật ngày 28 tháng 3 năm 2012]

39.Quỹ Tình Thương (2011) Báo cáo thường niên 2011. [online] Nguồn: http://tymfund.org.vn/Tailieu&action=viewNews&id=245 [Cập nhật ngày 14 tháng 3 năm 2012]

40.SBV (2010) Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. [online] Nguồn: http://www.sbv.gov.vn/wps/portal/vn [Cập nhật ngày 12 tháng 3 năm 2012]

41.Tuấn, N. (2009) Vì sao TCVM chưa phát triển ở Việt Nam?. [online] Nguồn: http://www.baomoi.com/Vi-sao-tai-chinh-vi-mo-chua-phat-trien- o-VN/126/2988573.epi [Cập nhật ngày 9 tháng 3 năm 2012]

Câu hỏi phỏng vấn cán bộ cung cấp dịch vụ

Là sinh viên năm thứ 3 tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, chúng tôi hiện đang nghiên cứu về tổ chức Quỹ Tình Thương tại Hà Nội. Phiếu hỏi này nhằm tìm hiểu quy trình cho vay của tổ chức và một số đặc điểm về công việc của cán bộ, từ đó tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ. Chúng tôi cam kết rằng tất cả các thông tin thu được chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu và được đảm bảo riêng tư.

1. Hình thức cho vay nào được sử dụng tại Quỹ Tình Thương? a. Cho vay theo nhóm

b. Cho vay cá nhân c. Kí gửi làng xã

d. Hình thức khác (ghi rõ): ….

……….

(Nếu chỉ một phương án được lựa chọn, xin bỏ qua câu 3 )

2. Anh chị hãy nêu ý kiến của mình bằng cách đánh dấu vào ô Có hoặc

Không

Có Không Ghi chú Ra mắt và đem dịch vụ đến với khách hàng

Đến thăm địa phương

Giải thích mục đích, chức năng và hình thức dịch vụ

Tổ chức và thực hiện cho vay theo nhóm hoặc cụm

- Tạo các nhóm 5 – 8 thành viên

- 2 thành viên được nhận khoản vay đầu tiên

- Theo dõi trong một tháng để đánh giá sự tuân thủ quy định của các thành viên

- 2 thành viên tiếp theo được nhận khoản vay nếu 2 thành viên trước hoàn thành trả đúng hạn

- Khoản vay lớn hơn sẽ được xem xét trong vòng vay vốn tiếp theo

- Khách hàng được xếp vào các nhóm an toàn và rủi ro

Theo sát kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng

- Tổ chức cho cán bộ và khach hàng gặp mặt hàng tuần - Ghi chép các khoản thu chi

- Cân đối quyết toán

- Cho lời khuyên để cải thiện kinh tế gia đình - Chuẩn bị cho những khoản vay tiếp theo

3. Theo anh/chị, tại sao nên áp dụng các hình thức thức vay khác nhau?

... ... 4. Có những khó khăn gì trong việc triển khai mô hình vay vốn mới?

... ... 5. Ngoài các bước đã nêu trên, anh/chị có thực hiện thêm bước nào trong quá

trình cho vay không? Vì sao (nếu có)?

... ... 6. Theo anh/chị thì các bước đó có nên được thêm vào trong thủ tục cho vay

không?

... ... 7. Anh/chị nghĩ sao về mức độ cần thiết của các bước không có trong thủ tục

cho vay của tổ chức?

... ... 8. Tổ chức phân loại khách hàng theo tiêu chí nào?

a. Vị trí địa lý

b. Điều kiện tài chính c. Mục đích sử dụng

... ... 10.Anh/chị làm gì để hạn chế những rủi ro sau:

• Nhóm/cụm nhất trí phản đối tổ chức bằng việc đồng loạt không trả khoản vốn đã vay?

... ...

• Thông tin trong địa phương yếu kém và cần nhiều chi phí để cải thiện?

... ... 11.Khách hàng có thể không có đủ thông tin về những người cùng trong một

nhóm/cụm, và cũng khó có thể quan sát đánh giá hay giúp đỡ lẫn nhau. Anh/chị sẽ làm gì để hỗ trợ họ?

...

Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của anh/ chị!

Phiếu hỏi cho khách hàng Tính hiệu quả của tín dụng vi mô

Chúng tôi là sinh viên năm thứ 3 tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân, hiện đang nghiên cứu về tổ chức tín dụng vi mô – Quỹ Tình Thương tại Hà Nội. Phiếu hỏi này nhằm đánh giá mức độ hiệu quả của dịch vụ đối với khách hàng, từ đó tìm ra giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ và đem đến lợi ích tốt nhất dành cho khách hàng. Chúng tôi cam kết rằng tất cả các thông tin được cung cấp trong phiếu hỏi chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu và được đảm bảo riêng tư.

o Dưới 200,000VND

o 200,000VND đến 500,000VND

o Trên 500,000VND đến 1,000,000VND o Trên 1,000,000VND đến 2,000,000VND o Hơn 2,000,000 VND

2. Chị/bác biết đến Quỹ Tình Thương qua đâu? o Đại diện Quỹ Tình Thương

o Họ hàng, bạn bè

o Phương tiện truyền thông (đài, báo) o Bằng cách khác (xin nêu rõ):

……… 3. Chị/bác sử dụng nguồn vốn vào mục đích gì?

o Kinh doanh gia đình

o Đầu tư cho chăn nuôi, trồng trọt o Trả nợ

o Mục đích khác (xin nêu rõ):

o 10,000,000 đến 20,000,000 VND o 20,000,000 đến 30,000,000 VND o Trên 30,000,000 VND

5. Lãi suất mà chị/bác phải trả cho mỗi khoản vay là bao nhiêu? (Xin nêu rõ là lãi suất theo tháng hay theo năm, tần suất trả lãi...)

……… ………

6. Mức lãi suất đó có hợp lý ko?Có/ Không

……… ………

7. Chị/bác có khó khăn gì để có thể tiếp cận dịch vụ này không?

……… ………

8. Chị/bác có khó khăn gì trong khi sử dụng số tiền vay được không?

……… ………

1 2 3 4 Ý kiến đánh giá

Sự hỗ trợ của tổ chức về mặt giải thích thông tin

Tư vấn của cán bộ về kế hoạch sử dụng vốn

Quá trình theo sát và giúp đỡ của cán bộ

Thái độ của cán bộ cho vay

Các chính sách và điều lệ của tổ chức

10.Chị/bác có hối tiếc vì đã sử dụng dịch vụ cho vay vốn của Quỹ Tình Thương không? Vì sao?

……… ………...

2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tỉ lệ chi phí điều hành 3% 2.9% 2.1% 2.6% 3.3% 5.1% Chi phí trên mối khách hàng 167.76 155.69 171.70 205.27 353.48 530.53 Năng suất cán bộ tín dụng 300 337 328 400 391 408

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG VI MÔ TẠI QUỸ TÌNH THƯƠNG TYM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP (Trang 69 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w