Tour du lịch vi mô – Hướng đi nhân văn trong huy động vốn

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG VI MÔ TẠI QUỸ TÌNH THƯƠNG TYM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP (Trang 67 - 69)

Như đã đề cập trong phần Mở đầu, TCVM hay tín dụng vi mô đang ngày càng nhận được sự quan tâm từ phía Chính phủ, thể hiện ở việc khung pháp lý cho các tổ chức TCVM đang được hoàn thiện nhằm tạo điều kiện hoạt động tốt nhất cho dịch vụ mang ý nghĩa phát triển kinh tế - xã hội này . TYM – tổ chức TCVM đầu tiên được cấp phép chắc hẳn sẽ là một đề tài thu hút các nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này.

Một tổ chức TCVM, bên cạnh mục tiêu xã hội là xóa đói giảm nghèo, cũng cần tự vững về tài chính nhằm giảm sự lệ thuộc vàocác nguồn vốn bên ngoài như vốn vay, tài trợ hay trợ cấp từ Chính phủ. Đối với TYM, vốn vay chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu nguồn vốn. Để đảm bảo tính thanh khoản, tạo điều kiện phát triển cho những dự án tương laicũng như giảm áp lực về lãi suất, TYM cần tìm ra một nguồn cung vốn mới, sử dụng song song cùng các nguồn hiện tại. Hoạt động du lịch vi mô (Micro-Tour) là một giải pháp sáng tạo và có tính ứng dụng cao trong bối cảnh hiện tại. Khi được thực hiện, ngoài việc tạo ra một nguồn cung vốn mới, hoạt động TCVM của Việt Nam sẽ được quảng bá rộng rãi, tạo điều kiện mở rộng mạng lưới đối tác trong ngành.

Hình 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của TYM

(Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả, 2012)

Chương trình sẽ bao gồm những tour du lịch trong ngày tới một vài địa điểm của huyện Sóc Sơn, nơi TYM hoạt động. Đối tượng của chương trình chủ yếu là các nghiên cứu sinh nước ngoài và trong nước, tuy nhiên mở rộng cho tất cả những ai quan tâm và muốn tăng hiểu biết về hoạt động TDVM. Tham gia chương trình, mọi người sẽ có cơ hội khám phá một góc nhỏ của đất nước và góp phần mang lại cơ hội cho những người dân nghèo nơi đây cải thiện cuộc sống, bởi lẽ phí tham dự chương trình sẽ được sử dụng làm vốn vay cho khách hàng vi mô. TYM cũng cần lựa chọn, đào tạo và phân bổ hướng dẫn viên du lịch kiêm phiên dịch viên để có thể giới thiệu cho khách du lịch về lịch sử, phong tục tập quán cũng như phiên dịch các câu trả lời của người dân trong khi tham gia phỏng vấn.

Tuy nhiên, TYM cũng cần lưu ý rằng mục tiêu xã hội của chương trình sẽ bị đặt dấu hỏi khi tổ chức tính phí dịch vụ. Khả năng này có thể được hạn chế nhờ vào việc thực hiện tốt công tác truyền thông, với trọng tâm là ý nghĩa nhân văn của chương trình khi toàn bộ số tiền người tham gia đóng góp sẽ được chuyển giao thành vốn vay cho người dân. Bên cạnh đó, TYM có thể thêm các giá trị khác mà khách du lịch sẽ nhận được khi tham gia chương trình. Cụ thể, ngoài những địa điểm bắt buộc như chi nhánh hoạt động, khu vực họp cụm và nơi sinh sống của khách hàng vi mô, TYM có thể tích hợp thêm các danh lam, thắng cảnh và địa điểm lịch sử nổi tiếng của Sóc Sơn như

khu di tích Sóc Sơn hay làng nghề tre trúc Thu Hồng. Khách du lịch có thể trải nghiệm cuộc sống của người nông dân bằng việc tham gia vào các hoạt động kinh doanh, sản xuất như trồng trọt, chăn nuôi. Nhờ vậy, khách hàng sẽ thấy rằng tour du lịch không chỉ gói gọn trong hoạt động khảo sát thực tế, mà hơn thế, họ được trải nghiệm, hòa mình vào cuộc sống của những người nông dân nghèo, qua đó hiểu hơn về văn hóa Việt Nam và những giá trị mà chương trình đem lại.

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG VI MÔ TẠI QUỸ TÌNH THƯƠNG TYM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP (Trang 67 - 69)