Lịch sử hình thành và phát triển Quỹ tình thương TYM

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG VI MÔ TẠI QUỸ TÌNH THƯƠNG TYM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP (Trang 33 - 35)

Quỹ Tình Thương, hay còn gọi là TYM (viết tắt của “Tao Yêu Mày”), là tổ chức tín dụng đầu tiên triển khai mô hình tín dụng vi mô trong công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam. Được thành lập từ năm 1991, TYM đã triển khai dự án tín dụng đầu tiên, dựa trên mô hình tín dụng của Ngân hàng Grameen ở Băng-la-đét được bảo hộ bởi Hiệp hội Phụ nữ Việt Nam. Sau đó, mô hình này được cho phép áp dụng thử nghiệm trong huyện Sóc Sơn vào tháng 1 năm 1992 và sau một tháng thì được chính thức cấp phép hoạt động tại các vùng đói nghèo.

Ba giai đoạn hoạt động chính của TYM:

Từ 1992 đến 1997: Dự án ra đời dưới sự chỉ đạo của Phòng Vấn đề Gia đình và Xã hội.

Từ 1998 đến 2005: TYM tách ra và tham gia vào “Liên đoàn Phụ nữ Trung ương Việt Nam”.

Từ năm 2006 đến nay: Sự tách ra này giúp TYM trở nên độc lập trong các quyết định về tài chính và nhân lực, tăng thêm chuyên môn và tự quản lý hoạt động. TYM trở thành tổ chức phi lợi nhuận với cơ hội mở rộng hoạt động nhờ sự hỗ trợ của Hiệp hội Phụ nữ Việt Nam.

TYM đã đạt được nhiều thành tựu như Huân chương Lao động, bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, giải thưởng Phụ nữ Việt Nam tiêu biểu và cờ thi đua. Ngoài ra, TYM còn được trao giải thưởng “Tổ chức TCVM của năm” trong ba năm liên tiếp từ 2007 đến 2009.

Nhờ sự hỗ trợ mạnh mẽ về tài chính và chuyên môn từ chính quyền địa phương và nhiều tổ chức quốc tế như OXFAM của Mỹ, CARD của Phi-líp-

pin, ngân hàng Grameen, Quỹ ủy thác Grameen, v.v. mà quỹ TYM đã có được sự phát triển cả về số lượng và chất lượng.

Đối tượng hướng tới của chương trình này là những phụ nữ trong độ tuổi lao động, có sức khỏe tốt và có mức thu nhập thấp. Quỹ tình thương định hướng trở thành “mô hình của một tổ chức đi đầu trong lĩnh vực TCVM bắt nguồn từ Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, mang lại cho những sự giúp đỡ về tài chính tốt nhất cho những gia đình nghèo và có thu nhập thấp”. Từ đó, TYM đặt ra cho mình sứ mệnh “cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao địa vị xã hội của những người phụ nữ nghèo thông qua hỗ trợ tín dụng và tiết kiệm, tạo điều kiện thuận lợi cho họ có thể tham gia vào những hoạt động kinh tế xã hội (trao đổi thông tin tài chính vi mô)”.

Từ năm 2010, TYM thay đổi phương thức từ cho vay theo nhóm sang cho vay cá nhân, theo mô hình ASA của Nhật Bản. Lý do của việc thay đổi liên quan đến việc cả thiện chi phí và nâng cao hiệu quả của chương trình sẽ được giải thích trong báo cáo này.

3.1.2. Sản phẩm và dịch vụ của Quỹ tình thương TYM

Sản phẩm mà TYM muốn mang đến cho khách hàng của họ là những khoản vay từ 1 triệu đồng đến 25 triệu đồng với mức lãi suất 1% mỗi tháng giữ nguyên trong vòng 30 tuần cho những khoản vay khẩn cấp, năm mươi tuần cho những khoản vay bình thường và một trăm tuần với những khoản vay tầm trung; gửi tiết kiệm bắt buộc là 10.000 đồng mỗi tuần với mức lãi suất 0,3% mỗi tháng và có thể thu hồi khi số tiền đạt mức 1,5 triệu đồng; gửi tiết kiệm tự nguyện từ 1.000 đồng với lãi suất hàng tháng là 0,3%; bảo hiểm sinh mạng, bảo hiểm bồi thường các khoản vay và hỗ trợ chi phí cho các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của khách hàng và người thân với phí bảo hiểm 2.000 đồng/ tuần. Bên cạnh đó, TYM cung cấp những dịch vụ kèm theo (Credit - plus services) để hỗ trợ kinh doanh hộ gia đình như nâng cao kỹ năng tổ chức kinh doanh, phổ cập giáo dục kỹ năng tài chính cũng như những kiến thức cơ

bản về sức khỏe và dinh dưỡng. Đặc biệt, TYM đẩy mạnh đào tạo kỹ năng quản lý, giáo dục về quyền của phụ nữ và các vấn đề bình đẳng giới. Ngoài ra, TYM đã có nhiều chương trình đào tạo được tổ chức để cung cấp thông tin về các công tác khuyến nông, nhận thức về giới tính, chăm sóc sức khỏe, vệ sinh môi trường và dinh dưỡng. Tất cả đóng góp vào việc nâng cao nhận thức của các thành viên TYM cũng như sự phát triển của địa phương.

3.1.3. Tư cách pháp nhân mới – những cơ hội và thách thức

Vào tháng 8 năm 2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cấp giấy phép để TYM chính thức trở thành tổ chức TCVM đầu tiên tại Việt Nam theo Nghị định 28/165 từ đó tạo ra cơ hội và cả thách thức cho TYM. Hiện tại, tổ chức đã được cấp phép huy động tiết kiệm từ các thành viên và cộng đồng và vay vốn từ các ngân hàng và nhà đầu tư để có cơ hội nâng cao vốn cho các dự án đồng thời tránh sự phụ thuộc vào những nhà tài trợ.

Tuy nhiên, mặt trái của việc cấp phép là rất nhiều thủ tục liên quan và đồng thời TYM phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp 25%. Hơn nữa, về phía khách hàng, nhu cầu của các khách hàng ngày càng hoàn thiện bắt buộc TYM phải tập trung vào xây dựng và đào tạo năng lực cán bộ, nhân viên, phát triển sản phẩm, cải tiến phương thức quản lý, tổ chức, đa dạng hóa các nguồn cung cấp để đạt mục tiêu phục vụ 185.000 khách hàng trong năm 2016. Do đó, TYM cần phải duy trì cam kết với xã hội và định hướng khách hàng để giúp đỡ những phụ nữ thu nhập thấp, hợp tác với Hội Liên hiệp Phụ Nữ trong khi thể hiện chính mình là một tổ chức tài chính chuyên nghiệp.

Một phần của tài liệu TÍN DỤNG VI MÔ TẠI QUỸ TÌNH THƯƠNG TYM TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI ĐÁNH GIÁ TÍNH HIỆU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w